7. Bố cục luận văn
2.2.2. Giai đoạn 1985-1996
Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc bắt đầu mở rộng ra khu vực đô thị với trọng điểm là cải cách trong lĩnh vực công nghiệp; đồng thời xây dựng các đặc khu kinh tế, thực hiện mở cửa “3 vùng ven” (ven biển, ven sông, ven biên giới). Đối với khoa học kỹ thuật, giai đoạn này đánh dấu bằng sự tiến triển vƣợt bậc của cải cách thể chế khoa học giáo dục khi có đƣợc một sự định hƣớng rõ ràng. Tháng 3 năm 1985, Chính phủ Trung Quốc công bố bản “Quyết định về cải cách thể chế khoa học kỹ thuật”, đã chỉ rõ, bản thân hệ thống khoa học kỹ thuật trở thành đối tƣợng và trọng điểm của công cuộc cải cách. Trên cơ sở tổng kết các bài học kinh nghiệm, Trung Quốc đã ý thức rõ ràng hơn về sự nghiêm trọng của việc thiếu tính kết nối giữa sáng tạo kỹ thuật và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, việc chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật, thiếu hụt động lực
nghiên cứu. Đây chính là trở ngại lớn kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thể chế kế hoạch tập trung.
Quyết định này có ý nghĩa quan trọng bởi nó tạo nên một khuôn khổ cơ bản cho cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc nhiều năm về sau. Nó yêu cầu hoạt động giải ngân kinh phí cho khoa học kỹ thuật của cơ quan tài chính Trung ƣơng và địa phƣơng trong một giai đoạn nào đó về sau, nên thƣờng cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng thu nhập ngày một gia tăng. Nó cũng khuyến khích các bộ, ngành, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đầu tƣ vào khoa học kỹ thuật. Điều quan trọng nhất là bản Quyết định đặt ra yêu cầu cải cách đối với thể chế giải ngân kinh phí cho các tổ chức nghiên cứu theo hƣớng phải dựa vào đặc điểm, loại hình khác nhau của các hoạt động khoa học kỹ thuật; đồng thời thực hiện việc phân loại quản lý kinh phí.Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học mà hoạt động chủ yếu là phát triển công nghệ thì nhà nƣớc sẽ từng bƣớc tiến hành thực hiện chế độ hợp tác về công nghệ, cố gắng trong thời gian từ 3 đến 5 năm, giảm bớt thậm chí xóa bỏ việc sử dụng vốn từ ngân sách quốc gia.
Ngày 1 tháng 12 năm 1991, Hiệp hội khoa học kỹ thuật quốc gia đã công bố bản “Đề cƣơng quy hoạch 10 năm phát triển khoa học công nghệ nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (1991-2000)” và kế hoạch “5 năm lần thứ 8” (1991-1995)”; trong đó nêu rõ nền khoa học công nghệ những năm 1990 là cần “hƣớng trọng tâm vào xây dựng kinh tế”, kiên trì phƣơng châm chiến lƣợc “xây dựng kinh tế bắt buộc phải dựa vào khoa học công nghệ, hoạt động khoa học công nghệ phải hƣớng tới xây dựng kinh tế”9, kiên
định coi “khoa học kỹ thuật là lực lƣợng sản xuất hàng đầu”,10
thúc đẩy khoa học kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với kinh tế, phát huy tối đa vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Năm 1992, trong phát biểu tại chuyến tuần du phƣơng Nam Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu: “Ở góc độ vĩ mô, nền kinh tế Trung Quốc bƣớc vào giai đoạn mới của kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa. Song song với nó, nhiệm vụ mà thể chế khoa học kỹ thuật phải đối mặt là thông qua các phƣơng thức khác nhau để tiến hành cải cách”.
Năm 1995, Trung ƣơng Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Quyết định về việc đẩy nhanh tiến bộ của khoa học công nghệ”, nêu lên chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc” (nghĩa là khoa học và giáo dục chấn hƣng đất nƣớc); đồng thời khẳng định “trọng điểm của đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật sau này là điều chỉnh cơ cấu khoa học kỹ thuật và phân bổ nhân lực”.
Ngoài ra, xét về mặt thể chế đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn cần phải giải quyết tình trạng các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật chồng chéo lẫn nhau; nguồn lực phân tán, thiếu sự kết nối giữa khoa học và kinh tế; năng lực nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp cần đƣợc tăng cƣờng; từ đó thúc đẩy sự kết hợp hữu cơ giữa nền kinh tế và khoa học công nghệ. Nhƣng xét về phƣơng diện lựa chọn các biện pháp cụ thể, bản Quyết định nêu trên đặt vấn đề phải tuân thủ phƣơng châm “Nắm chắc một
10
1978年3月18日,在全国科学大会上,邓小平所做的开幕词指出,四个现代化的关键是科学 技术现代化,要大力发展我国的科技教育事业。他着重阐述了科学 技术是生产力这一马克思主
đầu, nới rộng một loạt” (nghĩa là nhà nƣớc luôn ủng hộ các nghiên cứu cơ bản, triển khai nghiên cứu có hàm lƣợng khoa học cao và triển khai các nghiên cứu quan trọng, định vị việc phân loại các cơ quan nghiên cứu, ƣu hóa kết cấu và bố cục của cơ quan nghiên cứu khoa học cơ sở và mở rộng các cơ quan phát triển nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho xây dựng kinh tế và phát triển xã hội, triển khai việc thƣơng mại hóa các thành quả nghiên cứu khoa học, các hoạt động công nghiệp hóa, khiến chúng vận hành theo định hƣớng của thị trƣờng),11 nhằm tối ƣu hóa cơ cấu của hệ thống khoa học công nghệ và phân bổ nguồn nhân lực. Khi đó, Chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh bắt buộc phải tăng cƣờng đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp từng bƣớc trở thành chủ thể của sự phát triển công nghệ. Đồng thời phải tiếp tục thúc đẩy kết hợp giữa nhà sản xuất, trƣờng học và cơ quan nghiên cứu; khuyến khích lực lƣợng nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Viện nghiên cứu, các trƣờng cao đẳng thông qua các hình thức khác tham gia vào các doanh nghiệp hoặc tập đoàn, tham gia vào quá trình cải tiến và nghiên cứu phát triển công nghệ của doanh nghiệp thậm chí có thể hợp tác để thiết lập các cơ sở thí nghiệm, các công trình phát triển công nghệ v.v… đẩy nhanh chuyển giao thành quả khoa học công nghệ tiên tiến trong doanh nghiệp. Giai đoạn này Trung Quốc đã tiến bộ hơn và xây dựng thể chế khoa học kỹ thuật trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện cải cách chế độ bao cấp.
11 “稳住一头,开放一片”: “国家科委、国家体改委关于发布《适应社会主义市场经济发展,深化 科 技 体 制 改 革 实 施 要 点 》 的 通 知 ”, tại trang mạng;