Thực trạng cơ chế chính sách quản lý, phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 66 - 68)

7. Bố cục luận văn

3.1.Thực trạng cơ chế chính sách quản lý, phát triển khoa học công nghệ

công nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây

Sự tụt hậu về khoa học và công nghệ cùng với xu thế phát triển tất yếu của thế giới buộc khoa học và công nghệ của nƣớc ta phải thay đổi để theo kịp xu hƣớng. Chính vì vậy vấn đề đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ đƣợc đặt ra và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Đổi mới về cơ chế quản lý khoa học đƣợc nêu lên từ khi Luật khoa học công nghệ ban hành (năm 2000), sau đó đƣợc Bộ khoa học và công nghệ xây dựng thành đề án đổi mới quản lý khoa học công nghệ (phê duyệt năm 2004). Sau hơn 10 năm thực hiện, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ của nƣớc ta từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, đổi mới và đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoa học công nghệ cơ bản đã đƣợc hình thành và liên tục phát triển, hoàn thiện đáng kể. Từ năm 2000 đến nay, với 8 đạo luật chuyên ngành cùng với chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ và gần 300 văn bản dƣới luật đã góp phần hình thành nên hệ thống hành lang pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh, toàn diện trên các lĩnh vực khác nhau của hoạt động khoa học công nghệ. Đặc biệt, năm 2013, kỳ họp thứ 5 Quốc

hội khóa XIII đã thông qua và ban hành Luật khoa học công nghệ thay thế Luật khoa học công nghệ năm 2000. Đây đƣợc coi là mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về khoa học công nghệ. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học công nghệ đã đƣợc kiện toàn cơ bản và theo hƣớng ngày càng hoàn thiện, tách biệt chức năng quản lý nhà nƣớc với hoạt động sự nghiệp, phân định rõ nhiệm vụ của các đơn vị quản lý nhà nƣớc với các tổ chức sự nghiệp.

Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức khoa học công nghệ công lập đã dần có hiệu quả; bƣớc đầu hình thành lực lƣợng doanh nghiệp khoa học công nghệ đi tiên phong trong một số lĩnh vực, tạo nền tảng phát triển thị trƣờng công nghệ. Ngoài các tổ chức khoa học công nghệ công lập, các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ đã ra đời. Theo thống kê của Bộ khoa học và công nghệ, đến tháng 12/2012, cả nƣớc có trên 2.200 tổ chức khoa học công nghệ, trong đó có 1.074 tổ chức công lập và 1.154 tổ chức ngoài công lập.

Hoạt động của thị trƣờng công nghệ có nhiều khởi sắc và hứa hẹn tiềm năng to lớn. Sự ra đời của Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) đã tạo môi trƣờng gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà sản xuất, kinh doanh. Số lƣợng giao dịch mua bán công nghệ giai đoạn 2009-2012 đã tăng hơn 3 lần, tổng giá trị giao dịch thông qua các hợp đồng đƣợc ký kết tăng gần 2,5 lần so với giai đoạn 2005-2008 và đạt gần 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các Techmart ảo, Techmart vùng đã đƣợc triển khai ở nhiều địa phƣơng và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động hậu Techmart nhƣ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

ra đời của một mô hình mới trong quản lý tài chính khoa học công nghệ, góp phần đa dạng hóa các kênh đầu tƣ, tạo cơ hội rộng mở cho mọi thành phần trong xã hội đƣợc tiếp cận với các nguồn tài chính của chính phủ khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đặc biệt, việc triển khai các chƣơng trình tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia theo cơ chế mới nhƣ tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đã đƣợc cộng đồng khoa học đánh giá nhƣ một “bƣớc tiến thành công có tính cách mạng” trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Trong thời gian qua, những cơ chế, chính sách bƣớc đầu nêu trên đã có tác động tích cực và hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ phát triển, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực thì cơ chế quản lý khoa học công nghệ của nƣớc ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc và hạn chế cần tiếp tục đổi mới nhƣ: Cơ chế tài chính, cơ chế quản lý khoa học công nghệ …

Một phần của tài liệu Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở trung quốc và gợi mở cho việt nam luận văn ths (Trang 66 - 68)