dục người được giáo dục
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người được giáo dục; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình tham gia giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục; tiếp nhận hồ sơ và chỉ đạo về tổ chức giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục; Ủy ban nhân dân cấp xã phải phối hợp cùng với cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường, cá nhân và gia đình trong giám sát, giáo dục người được giáo dục.
Chỉ định cá nhân có điều kiện, khả năng trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục. Điều kiện để Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn người tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục là người trực tiếp giám sát, giáo dục giúp đỡ người được giáo dục phải là người có tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, sư phạm hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của người chưa thành niên.
Yêu cầu người được giáo dục thực hiện đầy đủ các cam kết, nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, phòng ngừa và ngăn chặn khi người được giáo dục có dấu hiệu vi phạm pháp luật; biểu dương hoặc lập hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng đối với người được giáo dục có nhiều tiến bộ hoặc lập công. Đề nghị chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với người được giáo dục có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về tình hình, kết quả công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội khi có yêu cầu; bố trí ngân sách cấp xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, nhà trường được giao giám sát, giáo dục người được giáo dục: Cơ quan, tổ chức, nhà trường được giao giám sát, giáo dục người được giáo dục có trách nhiệm phân công người thuộc cơ quan, tổ chức mình hoặc người có
điều kiện, khả năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục. Tiêu chuẩn để cơ quan, tổ chức, nhà trường được giao giám sát, giáo dục người được giáo dục phân công người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục được quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, đó là: “Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được giao giám sát, giáo dục quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục. Người trực tiếp giám sát, giáo dục giúp đỡ người được giáo dục phải là người có tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, sư phạm hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của người chưa thành niên”. Theo quy định này thì tiêu chuẩn để cơ quan, tổ chức, nhà trường được giao giám sát, giáo dục người được giáo dục phân công người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục là: là người có tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, sư phạm hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lí của người chưa thành niên.
Chủ trì thực hiện hoặc kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức về hình thức hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp đối với người được giáo dục học tập, tìm kiếm việc làm, cho vay vốn sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống; thường xuyên kiểm tra, theo dõi và trao đổi, bàn bạc với người được phân công giám sát, giáo dục và gia đình người được giáo dục để nắm tình hình, sự tiến bộ của người được giáo dục. Bên cạnh đó còn phải kịp thời giúp đỡ, động viên người được giáo dục giải quyết khó khăn, vướng mắc trong chấp hành biện pháp giáo dục và trong cuộc sống, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, nhà trường và các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, đơn vị dân cư cơ sở và gia đình để tổ chức các hoạt động văn thể, các phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh khác, giúp đỡ người được giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Báo cáo, đề xuất cho người được giáo dục được chuyển nơi cư trú. Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ và pháp luật về cư trú thì người được giáo dục có thể thay đổi nơi đăng kí thường trú hoặc có lí do chính đáng như đi học tập, có việc làm ổn định mà phải tạm trú ở địa phương khác. Trong trường hợp này người được giáo dục phải làm đơn đề nghị, ghi rõ lí do, nơi đến thường trú hoặc tạm trú để xin ý kiến của cơ quan, tổ chức, nhà trường được giao giám sát, giáo dục người được giáo dục. Cơ quan, tổ chức, nhà trường được giao giám sát, giáo dục người được giáo dục sẽ phải báo cáo và đề xuất cho người được giáo dục chuyển nơi cư trú với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trách nhiệm của người trực tiếp giám sát, giáo dục: người trực tiếp giám sát giáo
dục là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công. Thực tiễn áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn cho thấy, người trực tiếp giáo dục có vai trò rất
quan trọng trong quá trình cải tạo, học tập của người chưa thành niên phạm tội. Theo đó,
Điều 122 của Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định trách nhiệm của người trực tiếp giám sát, giáo dục như sau:
“Chủ động gặp gỡ người chưa thành niên để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng và hướng dẫn người đó chấp hành tốt cam kết, các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này”. Khi được phân công, người trực tiếp giám sát, giáo dục phải thường xuyên chủ động gặp gỡ người được giáo dục và gia đình của người được giáo dục để tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nguyên nhân, hoàn cảnh, động cơ dẫn đến vi phạm pháp luật của người được giáo dục song song đó hướng dẫn cho người được giáo dục chấp hành pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục (quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục đã được phân tích ở mục 2.1.3 và 2.1.4), hướng dẫn người được giáo dục làm các báo cáo, bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm của người được giáo dục.
“Phối hợp với gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức có liên quan nơi người chưa thành niên cư trú, học tập trong việc giám sát, giáo dục”. Người trực tiếp giám sát, giáo dục người được giáo dục phải phối hợp cùng với gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức có liên quan, phối hợp với Công an cấp xã, dân quân tự vệ, tổ dân phố, thôn, làng, ấp, buôn, bản nơi người được giáo dục cư trú, học tập để quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục sửa chữa sai lầm, gúp người được giáo dục để người được giáo dục tiến bộ trong quá trình chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của mình.
“Hàng tháng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường đã phân công nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành của người chưa thành niên; kịp thời đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý khi người đó vi phạm pháp luật”. Người trực tiếp giám sát, giáo dục người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường đã phân công nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành của người chưa thành niên. Bên cạnh đó còn phải kịp thời phát hiện, thông báo cho Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã hoặc tổ chức xã hội, nhà trường về những biểu hiện, thái độ, hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục để có biện pháp ngăn ngừa, quản lý, giáo dục phù hợp và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh những trách nhiệm đã nêu trên, trách nhiệm người trực tiếp giám sát, giáo dục người được giáo dục còn được quy định tại Điều 21 Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ. Theo đó, trách nhiệm của người trực trực tiếp giám sát, giáo dục được quy định cụ thể như sau:
Người trực tiếp giám sát, giáo dục người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường, cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp cụ thể quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục học tập, tìm kiếm việc làm, sản xuất, kinh doanh, đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Giấy chứng minh nhân dân, cấp phiếu lý lịch tư pháp, tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể tại nơi cư trú, giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống; phối hợp cùng với Công an cấp xã, dân quân tự vệ, tổ dân phố, thôn, làng, ấp, buôn, bản nơi người được giáo dục cư trú và gia đình người được giáo dục để quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục;
Người trực tiếp giám sát, giáo dục người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn xem xét, giải quyết cho người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú, báo cáo, đề nghị chuyển nơi cư trú cho người được giáo dục; bên cạnh đó nếu xét thấy người được giáo dục có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người trực tiếp giám sát, giáo dục phải báo cáo, đề nghị xem xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục;
Trách nhiệm của gia đình người được giáo dục: tại Điều 22 Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội có quy định trách nhiệm của gia đình người được giáo dục. Cụ thể như sau:
“Gia đình người được giáo dục có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, nhà trường, người được phân công giám sát, giáo dục để động viên, giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người được giáo dục học tập, tìm kiếm việc làm, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục”. Gia đình của người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, nhà trường, người được phân công giám sát, giáo dục để động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người được giáo dục được học tập, được tìm kiếm việc làm và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời phải có mặt tại buổi thông báo về việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được giáo dục và tại cuộc họp kiểm điểm người được giáo dục theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và cá nhân
được giao giám sát, giáo dục và phải báo cáo kết quả chấp hành của người được giáo dục với Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu; kịp thời phát hiện, thông báo chính quyền, cơ quan chức năng địa phương những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.