Giai đoạn trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 25 - 26)

Trước những năm đầu thế kỷ XX thì vấn đề về xử lí người chưa thành niên phạm tội bằng các biện pháp giáo dục, phòng ngừa chỉ xuất hiện một cách mờ nhạt chưa được quy định trong một văn bản cụ thể nào.

Đến năm 1912, các biện pháp giáo dục, phòng ngừa (trong giai đoạn này còn được gọi là biện pháp giáo hóa) đã được quy định trong Bộ Hình luật canh cải ra đời áp dụng

23

Trịnh Tiến Việt, Hoàn thiện các quy định của phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu đổi mới đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.304.

cho Nam phần Việt Nam. Theo Bộ luật này muốn quy định trách nhiệm của thiếu nhi từ đủ 13 tuổi đến 18 tuổi, Tòa án thụ lí trước hết phải đặt câu hỏi lương tri để biết bị can đã hành động có tri thức hay thiếu tri thức. Tất cả phụ thuộc vào câu hỏi này nếu Tòa án đã xác nhận bị can đã hành động vô lương tri Tòa án sẽ miễn nghị và chỉ áp dụng biện pháp giáo hóa như: giao trả cha mẹ hay giao cho một trại giáo hóa không vượt qua tuổi thành niên dân sự của bị can (Điều 60).

Đến năm 1958 thì vấn đề về các biện pháp giáo hóa được cũng được đề cập tới. Đạo luật ngày 3/7/1958 lập ra các Tòa án thiếu nhi đã quy định một thủ tục xét xử có nhiều đặc điểm khác thủ tục thường, nhằm mục đích bảo vệ bị can thiếu nhi. Giai đoạn này, nếu người dưới 13 tuổi phạm tội trong tất cả trường hợp, dù họ phạm trọng tội Tòa án cũng chỉ áp dụng các biện pháp giáo hóa mà không thể phạt tù. Theo luật ngày 3/7/1958 Điều

3 quy định “Những người dưới 13 tuổi được coi là vô trách nhiệm hoàn toàn về phương

diện hình sự”. Đối với người từ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu họ phạm tội thì có thể bị áp

dụng biện pháp giáo hóa, Điều 15 luật 1958 có nêu: “Nếu xét thiếu nhi có tội, Tòa án sẽ

phán quyết có viện dẫn lí do áp dụng một trong những biện pháp sau đây: giao cho cha mẹ hay người giám hộ, giao cho một hội phước thiện, giao cho cơ quan giáo hóa hay đưa vào một trại hướng nghiệp”.

Vấn đề về các biện pháp giáo dục phòng ngừa cũng đã được quy định trong hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao số 329-HS2 ngày 11 tháng 2 năm 1967, hình phạt áp

dụng đối với người chưa thành niên ở thời kỳ này "chỉ vào khoảng một phần hai mức án

đối với người lớn". Đối với trẻ em từ 9 đến 17 tuổi, đi lang thang, trộm cắp nhiều lần, có lối sống sa đọa, trụy lạc đã được gia đình, đoàn thể, nhà trường và chính quyền tận tình giúp đỡ nhiều lần, nhưng không chịu sửa chữa sẽ bị đưa vào trường phổ thông công nông

nghiệp trong thời gian 02 năm. Đây là những trường giáo dục thiếu niên hư.24

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)