Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đất, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường đóng tại địa phương mình trong quá trình hoạt động; hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức quản lý, tạo điều kiện cho học sinh đã ra trường tiếp tục học tập hoặc tìm việc làm, giúp
đỡ họ hoà nhập cộng đồng.46
44
Điều 27, 28, 29, Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
45 Khoản 1, Điều 30, Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
46
Điều 31, Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Như vậy, qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về hai biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam giúp ta hiểu rõ hơn về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Ngoài ra còn giúp ta có thể phân biệt được các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội khác với hình phạt như thế nào, khác với các biện pháp trong Luật xử lí vi phạm hành chính ra sao. Người viết sẽ lần lược so sánh các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam với hình phạt và so sánh với hai biện pháp (biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng) trong Luật xử lí vi phạm hành chính.
Giữa các biện pháp tư pháp tại Điều 70 Bộ luật hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội và hình phạt có những điểm khác nhau cơ bản :
- Về mức độ nghiêm khắc trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế về hình sự: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà Nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội”.47 Do đó, các loại chế tài khác đều có mức độ ít nghiêm khắc hơn hình phạt, trong đó có biện pháp tư pháp;
- Về điều kiện áp dụng: Theo tinh thần của khoản 4 Điều 69 của BLHS hiện hành thì: “Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng”. Từ đó ta có thể thấy rõ ranh giới giữa việc áp dụng hình phạt và áp dụng biện pháp tư pháp là khác nhau. Cụ thể, để xác định trường hợp nào là cần thiết phải áp dụng hình phạt hay chỉ cần áp dụng các biện pháp tư pháp là đủ tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa, ta phải căn cứ vào loại tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó, hậu quả của tội phạm, có nhiều tình tiết giảm nhẹ cùng những yếu tố khác như nhân thân, sự ăn năn hối cải…Nếu thấy “không cần thiết” áp dụng phải áp dụng hình phạt thì Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
- Về hậu quả pháp lý của việc áp dụng: Người phạm tội khi bị áp dụng hình phạt thì chắc chắn sẽ chịu án tích. Nhưng nếu áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự thì người phạm tội không phải chịu án tích ( khoản 2, Điều 77 Bộ luật hình sự).
Giữa biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự hiện hành với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong Luật xử lí vi phạm hành chính hiện hành có sự khác nhau nhất định.
Là hai loại biện pháp hoàn toàn khác nhau không chỉ về tính chất cưỡng chế mà cả về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cũng như phạm vi áp dụng. Người viết sẽ phân tích một số điểm khác cơ bản sau:
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Tiêu chí so sánh Với tƣ cách biện pháp tƣ pháp hình sự Với tƣ cách biện pháp xử lí hành chính Hệ thống pháp luật điều chỉnh Do Bộ luật hình sự điều chỉnh và các văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự điều chỉnh.
Do Luật xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh.
Mục đích áp dụng Thay thế cho hình phạt (thậm chí có trường hợp vì mục đích nhân đạo), giáo dục giúp đỡ cho người chưa thành niên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Giáo dục giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm pháp luật sửa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tính chất, bản chất pháp lí Là biện pháp cưỡng chế về hình sự. Là biện pháp xử lí vi phạm hành chính . Đối tượng bị áp dụng và loại tội phạm người chưa thành niên đã thực hiện
Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. - Người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thẩm quyền áp dụng
Tòa án nhân dân quyết định. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn quyết định.
Thủ tục áp dụng Theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và các văn bản khác hướng dẫn thi hành (nếu có).
Theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
Thời gian chấp hành
Từ 1 năm đến 2 năm. Từ 3 tháng đến 6 tháng.
Trình tự thi hành Theo Nghị định số
10/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã,
Theo Nghi định số
111/2013/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử
phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.
lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Mức độ cưỡng chế Cưỡng chế hình sự. Cưỡng chế hành chính.
Hậu quả pháp lí Không bị coi là có án tích. Không bị coi là có tiền
sự.
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
Tiêu chí so sánh Với tƣ cách biện pháp tƣ pháp hình sự Với tƣ cách biện pháp xử lí hành chính Hệ thống pháp luật điều chỉnh Do Bộ luật hình sự điều chỉnh và các văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự điều chỉnh. Do Luật xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh.
Mục đích áp dụng Thay thế cho hình phạt( thậm
chí có trường hợp vì mục đích nhân đạo), giáo dục giúp đỡ cho người chưa thành niên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Giáo dục giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm pháp luật sửa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tính chất, bản chất pháp lí Là biện pháp cưỡng chế về hình sự, là một dạng trách nhiệm hình sự. Là biện pháp xử lí vi phạm hành chính . Đối tượng bị áp dụng và loại tội
Người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết áp dụng hình phạt đối với họ nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa họ vào một tổ chức giáo dục
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
có kĩ luật chặt chẽ. rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thẩm quyền áp dụng
Tòa án nhân dân quyết định. Tòa án nhân dân cấp
huyện.
Thủ tục áp dụng Theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và các văn bản khác hướng dẫn thi hành (nếu có).
Theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
Thời gian chấp hành
Từ 1 năm đến 2 năm. Từ 6 tháng đến 2 năm.
Trình tự thi hành Nghị định 52/2001/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2001 của
Nghị định số
Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đã được sửa đổi bổ
sung theo nghị định số
81/2011/NĐ-CP.
độ áp dụng thi hành biện pháp xử lí hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
Mức độ cưỡng chế Cưỡng chế hình sự. Cưỡng chế hành chính.
Hậu quả pháp lí Không bị coi là có án tích. Không bị coi là có tiền
sự.
Từ bảng so sánh trên có thể thấy rõ các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành (Giáo dục tại xã, phường thị trấn, Đưa vào trường giáo dưỡng) khác rất nhiều so với biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong Luật xử lí vi phạm hành chính hiện hành.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam giúp ta hiểu rõ hơn về điều kiện áp dụng, thủ tục thi hành, cũng như quyền và nghĩa vụ của người được áp dụng các biện pháp tư pháp. Ngoài ra còn giúp ta có thể phân biệt được các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội khác với hình phạt và khác với các biện pháp trong Luật xử lí vi phạm hành chính như thế nào, góp phần cho cơ quan tư pháp có thể áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội tại Điều 70 Bộ luật hình sự một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn trong thực tiễn.
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI, MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN
Các nhà làm luật đưa ra những quy định của pháp luật với mục đích là vì trên thực tế đang có những vấn đề nào đó cần một quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh. Một khi đã được quy định thì sẽ được áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên cũng như
lời của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc đã nói: “pháp luật dù có hoàn thiện đến
mấy cũng không thể phản ánh và quy định được hết tất cả những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống…”.48 Vì vậy ngoài việc nghi nhận và hiểu được nội dung các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội thì việc tìm hiểu những hạn chế, những thiếu sót trong quy định của pháp luật về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng. Từ đó, tạo cơ hội giúp đỡ cho việc đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện các hạn chế, vướng mắc này.
3.1. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƢ PHÁP TẠI ĐIỀU 70 ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Trong những năm qua, hoạt động tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành niên đang có xu hướng gia tăng với tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Như vậy, trong 6 năm qua, bình quân mỗi năm có trên 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội. Bình quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần 40 đối tượng. Con số này cũng tương đương với số vụ tai nạn giao thông và số người chết vì tai
nạn giao thông hàng năm và hàng ngày.49
Cùng với sự gia tăng về số lượng thì mức độ nguy hiểm của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện cũng có xu hướng nguy hiểm, liều lĩnh hơn. Tội phạm có tính chất băng nhóm, dùng hung khí đã xuất hiện. Theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2013, trên địa bàn cả nước phát hiện 7.208 vụ việc,
48 Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
49 Việt Báo.vn, Tội phạm vị thành niên những con số đáng lo ngại, Báo điện tử Việt báo.vn, http://vietbao.vn/An- ninh-Phap-luat/Toi-pham-vi-thanh-nien-nhung-con-so-dang-lo-ngai/2131793150/218/, 2014, [ ngày truy cập 3-9- 2014].
10.603 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, trong đó có 10.211 đối tượng nam (chiếm 96,3%), 392 đối tượng nữ (chiếm 3,7%). Tội phạm do người chưa thành niên (NCTN) từ đủ 16 - 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 71,8%; từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 22,5% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 5,7% trong tổng số các vụ phạm tội do NCTN và trẻ em thực hiện. Thống kê cũng chỉ ra, hành vi vi phạm pháp luật hình sự của NCTN tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm và danh dự con người, một số tội phạm an toàn trật tự công cộng. Trong năm 2013, toàn quốc xử lý hình sự 3.318 vụ (chiếm 46%), bắt giữ, xử lý 4.513 (chiếm 42,6%) đối tượng vị thành niên phạm tội. Qua phân tích số liệu nhiều năm cho thấy NCTN gây ra hầu hết các loại tội mà tội phạm hình sự lớn tuổi gây ra, trừ tội phạm an ninh quốc gia. Số người phạm tội hàng năm có xu hướng gia tăng