Các biện pháp tƣ pháp theo Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 28 - 29)

Sau 14 năm thi hành Bộ luật Hình sự 1985, do tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, Bộ luật Hình sự 1985 đã bộc lộ những bất cập và hạn chế, đến năm 1999, Bộ luật Hình sự mới được ban hành. Theo đó, các quy định về biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên cũng được sửa đổi, bổ sung. Theo quy định Bộ luật Hình sự 1999, biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 2. Đưa vào trường giáo dưỡng.

Như vậy, biện pháp buộc phải chịu thử thách quy định tại Bộ luật Hình sự 1985 đã bị bãi bỏ, thay thế bởi biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 lại là sự kế thừa của biện pháp tư pháp buộc phải chịu thử thách quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1985. Về bản chất, hai biện pháp này không khác nhau nhưng về điều kiện áp dụng lại có điểm khác nhau. Điều 61 Bộ luật Hình sự

1985 quy định biện pháp tư pháp buộc phải chịu thử thách trong trường hợp sau: "Đối với

người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, tòa án có thể quyết định buộc phải chịu thử thách từ một năm đến hai năm". Như vậy, theo quy định của thì biện pháp buộc phải chịu thử thách chỉ áp dụng trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm

trọng. Và căn cứ vào Điều 8 Bộ luật Hình sự 1985 quy định "tội phạm nghiêm trọng là

tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng", thì biện pháp buộc phải chịu thử thách cũng chỉ áp dụng đối với những hành vi gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất có thể là 5 năm. Xét về đối tượng bị áp dụng thì biện pháp buộc phải chịu thử thách cũng chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Như vậy, nếu căn cứ theo loại tội phạm thì điều kiện áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được mở rộng hơn, biện pháp này được áp dụng khi người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng. Và theo

quy định phân loại của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì biện pháp này được áp dụng đối với tội phạm có mức khung hình phạt cao nhất là bảy năm tù. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo đối tượng bị áp dụng thì phạm vi đối tượng là không đổi, cả hai biện pháp này cũng chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Như vậy, việc mở rộng phạm vi này góp phần nâng cao hiệu quả và hạn chế áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đúng với chính sách hình sự của Nhà nước trong việc xử lí đối tượng này.

Cho đến nay (qua lần sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định của pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tôi với ý nghĩa thay thế hình phạt không có thay đổi, vẫn giữ nguyên giá trị quy định cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)