BIỆN PHÁP ĐƢA VÀO TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 47 - 48)

Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội (sau đây gọi tắt là biện pháp giáo dưỡng) được quy định trong Bộ luật hình sự, là biện pháp do Tòa án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng”.34 Đây là biện pháp tư pháp thay thế hình phạt, có tính chất nghiêm khắc hơn so với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Biện pháp này hạn chế phần tự do và cách li người chưa thành niên phạm tội ra khỏi môi trường sống bình thường của họ, đưa họ vào một tổ chức giáo dục riêng, phải sống và rèn luyện trong một môi trường có kỉ luật chặt chẽ, học tập, rèn luyện dưới sự giám sát chặt chẽ của tổ chức chuyên trách – Trường giáo dưỡng trong một thời gian nhất định. Biện pháp này có thể áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi phạm tội. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhằm giúp các em phạm tội có môi trường tốt hơn để khắc phục những sai lầm của mình, tách họ khỏi những điều kiện xấu tác động đến việc phạm tội của họ.

Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tuy nhiên, về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này vẫn chưa được quy định đầy đủ, chủ yếu được quy định ở các văn bản dưới luật do Chính phủ và các Bộ ban hành.

2.2.1. Điều kiện áp dụng

Khiáp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Tòa án cần cân nhắc tới

những điều kiện nhất định, nếu thấy việc áp dụng hình phạt và biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vẫn không đủ hiệu lực để giáo dục, cải tạo và có hiệu quả thì Tòa án mới áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Tại khoản 3 Điều 70 Bộ luật hình sự hiện

hành có quy định: “Tòa án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một

đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống cuả người đó mà cần đưa người đó

34

Khoản 1, Điều 1 Nghị định 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

vào một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chẽ”. Theo quy định này thì để đưa người chưa thành niên phạm tội vào trường giáo dưỡng, Tòa án cần căn cứ vào ba điều kiện:

- Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Bộ luật hình sự không quy định họ phạm vào loại tội gì. Cho nên, để đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, Tòa án phải chú ý xem xét và thận trọng nhiều yếu tố như: quan hệ xã hội bị xâm phạm (khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ), hình thức lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm, đặc biệt là khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người đó;

- Căn cứ vào nhân thân người chưa thành niên phạm tội. Nhân thân người chưa thành niên phạm tội phản ánh các đặc điểm, đặc tính xã hội của chính người đó, phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục họ trong môi trường sống mà khi kết hợp với các điều kiện, yếu tố bên ngoài khác sẽ tác động đến hành vi chống đối xã hội của người chưa thành

niên.35 Do đó, khi xem xét đến nhân thân của người chưa thành niên phạm tội, Tòa án cần

xem xét tổng thể các yếu tố thuộc về nhân thân như: hoàn cảnh gia đình, lí lịch bản thân, độ tuổi, giới tính, tiền án, tiền sự,…;

- Căn cứ vào môi trường sống của người chưa thành niên phạm tội. Môi trường sống của người chưa thành niên phạm tội là nơi người đó sinh sống, học tập, lao động. Môi trường tốt thì phát triển lành mạnh, có ích, còn nếu ở trong môi trường xấu sẽ bị ảnh hưởng xấu đến ý thức, dễ bị rơi vào các tệ nạn xã hội, bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu, bị lôi kéo, rủ rê… như vậy thì môi trường sống đó không đủ điều kiện để giáo dục, nên cần phải cách li họ khỏi môi trường đó trong một thời gian nhất định. Từ gốc độ xét xử thực tiễn có tác giả chỉ ra rằng “chỉ đưa vào trường giáo dưỡng những trường hợp hành vi phạm tội có tính chất nghiêm trọng, nhân thân xấu, không có nơi cư trú nhất định (sống

lang thang, bụi đời)”36, bên cạnh đó, Tòa án có thể quyết định thời gian trong thời hạn từ

một năm đến hai năm để áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 47 - 48)