Quyền của ngƣời đƣợc đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 50 - 54)

Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, cải tạo đối với người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, căn cứ vào lứa tuổi, sức khỏe, tâm lí của họ. Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề; sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí của học sinh. Cụ thể như sau:

- Vềchế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề

Theo quy định tại điều 129 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì học sinh tại trường giáo dưỡng sẽ được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề. Cụ thể:

Học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hoá là bắt buộc và được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp. Mọi chi phí trong việc học tập sẽ được ngân sách nhà nước cấp

- Về chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí

Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí được quy định cụ thể tại Điều

131 Luật thi hành án hình sự năn 2010 với nội dung như sau “Ngoài giờ học văn hóa, học

nghề lao động, học sinh còn được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức”.37 Theo quy định này thì người được đưa vào trường giáo dưỡng sẽ được tham gia

các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách, xem báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức. Các hoạt động vui chơi giải trí như giao lưu văn hóa, văn nghệ... Bên cạnh đó còn được nhận quà, nhận học bổng.

Một ví dụ thực tế như: Chiều 3-9- 2014, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ

tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tới thăm và trồng cây lưu niệm tại Trường Giáo dưỡng số 2 thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an); trao học bổng “Cùng em đến trường” cho các học sinh của tỉnh Ninh Bình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vượt khó, học giỏi.

- Về chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng

Để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất của học sinh trường giáo dưỡng, các Điều 132, 133, 134 Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định về chế độ ăn, mặc, ở đồ dùng sinh hoạt và chăm sóc y tế đối với họ theo hướng cao hơn so với tiêu chuẩn của phạm nhân là người đã thành niên. Qua đó, chế độ ăn, mặc của sinh viên trường giáo dưỡng được quy định:

Học sinh được bảo đảm tiêu chuẩn về ăn, mặc. Hàng năm, học sinh được cấp quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng sinh hoạt khác; học sinh nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân.

Điều 3 Nghị định 81/2011/NĐ-CP đã dẫn chiếu việc thực hiện chế độ ăn của học sinh trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 66/2009/NĐ-CP ngày 01-8-2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24-11-2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lí hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Nhưng hiện nay Nghị định số 66/2009/NĐ-CP ngày 01-8-2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24-11-2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lí hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đã bị thay thế bởi Nghị định số 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng thi hành biện pháp xử lí hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Theo đó, tại Điều 15 Nghị định 02/2014/NĐ-CP đã quy định đảm bảo chế độ ăn cho học sinh trường giáo dưỡng với tiêu chuẩn như sau:

Tiêu chuẩn về thực phẩm, chất đốt, nguồn nước sử dụng được quy định theo chỉ định của ngành Y tế, đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Vào các ngày lễ, Tết dương lịch thì học sinh được ăn thêm không quá 3 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán học sinh được ăn thêm không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để đảm bảo học sinh ăn hết tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn ăn được tính theo giá thị

trường của từng địa phương. Chế độ ăn uống đối với học sinh ốm đau do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế.

- Về chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học sinh

Về chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học trường giáo dưỡng, Điều 133 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định:

Căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất, mức độ phạm tội của học sinh, trường sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Buồng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5 mét vuông (m2). Học sinh được bố trí giường nằm có chiếu trải và được phép sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mình, trừ những đồ vật bị cấm sử dụng trong trường giáo dưỡng. Đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của học sinh được trường cho mượn hoặc cấp.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng thi

hành biện pháp xử lí hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Theo đó, đồ dùng sinh hoạt của học sinh trường giáo dưỡng được Nhà nước đảm bảo giúp học sinh phát triển lành mạnh và tiến bộ trong khi đang học tập tại trường giáo dưỡng.

- Về chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng

Về chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng đã được Điều 134 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định. Theo đó, học sinh sẽ được khám sức khỏe định kỳ; trường hợp học sinh bị ốm đau, bệnh tật, thương tích được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng; trường hợp ốm đau, bệnh tật, thương tích nặng vượt quá khả năng điều trị của trường thì Hiệu trưởng quyết định đưa họ đến điều trị tại cơ sở chữa bệnh của Nhà nước. Kinh phí khám và chữa bệnh do trường chi trả. Tiền khám, chữa bệnh được Nhà nước bảo đảm.

Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng cũng được quy định tại

Điều 22 Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng thi hành biện pháp xử lí

hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Theo đó, Nhà nước đã đảm bảo chế độ chăm sóc y tế cho học sinh trường giáo dưỡng với các tiêu chuẩn như: trường giáo dưỡng phải định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho tất cả học sinh sáu tháng một lần và thường xuyên có biện pháp đề phòng dịch bệnh, kinh phí khám chữa bệnh được nhà nước đảm bảo, học sinh bị ốm được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng…

- Về chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhân tiền, đồ vật, tài sản của học sinh trường giáo dưỡng

Theo quy định tại Điều 136 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì học sinh trường giáo dưỡng được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường giáo dưỡng và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp.

Học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi học sinh gửi hoặc nhận. Học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá thì phải gửi trường giáo dưỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trường.

Bện cạnh Điều 136 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhân tiền, đồ vật, tài sản của học sinh trường giáo dưỡng cũng được quy định tại Điều 21 Nghị định 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ. Cụ thể, học sinh được gặp thân nhân tại nơi tiếp đón của trường và phải chấp hành đúng những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy định về thăm gặp, được gửi và nhận thư, nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất

kích thích khác, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm).

- Người được đưa vào trường giáo dưỡng có thể hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì “ Người

chưa thành niên có thể được hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ sở chữa bệnh hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận;

b) Có lý do chính đáng khác được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấphuyện xác nhận.”

Theo quy định trên thì người được đưa vào trường giáo dưỡng có thể được hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng khi người được đưa vào trường giáo dưỡng đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác mà không thể đi lại được và được cơ sở chữa bệnh hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận; có lí do chính đáng khác được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận.

- Về chế độ khen thưởng

Về chế độ khen thưởng thì theo Điều 138 Luật thi hành án hình sự quy định “ Học

sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng quyết định khen thưởng

bằng các hình thức sau: a) Biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà; b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.” Theo quy định này thì nếu học sinh trường giáo dưỡng chấp nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng quyết định khen thưởng bằng các hình thức như: biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà; cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức. Đồng thời quy định này cũng được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ. Cụ thể: học sinh có tiến bộ rõ rệt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường hoặc lập công, thì được Hiệu trưởng xem xét, quyết định khen thưởng bằng các hình thức sau: biểu dương; cho đi tham quan do trường tổ chức; thưởng tiền hoặc hiện vật; đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng.

Một phần của tài liệu các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại điều 70 bộ luật hình sự (Trang 50 - 54)