Chấm dứt Hợp đồnglao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng giao kết, thực hiện hợp đồng lao động trong doanh nghiệp Thịnh Kiệm (Trang 29 - 31)

Chấm dứt Hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý rất quan trọng với hậu quả pháp lý là sự kết thúc quan hệ lao động. “Chấm dứt Hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý mà một hoặc cả hai bên không tiếp tục thực hiện Hợp đồng lao động”.

Theo quy định hiện hành, có các trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động như sau:

* Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt.

Điều 36 Bộ luật lao động quy định các trường hợp đương nhiên chấm dứt Hợp đồng lao động gồm: hết hạn hợp đồng; đã hoàn thành công việc theo hợp đồng (chấm dứt do các bên thỏa thuận trước); hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng (thỏa thuận chấm dứt khi Hợp đồng lao động đang được thực hiện); người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ; người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Tòa án. Đây là những trường hợp Hợp đồng lao động chấm dứt hợp pháp và thường không gây hậu quả phức tạp về mặt pháp lý, ít khi có tranh chấp.

* Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.

Điều 37 Bộ luật lao động quy định: với Hợp đồng lao động xác định thời hạn, người lao động muốn đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động phải viện dẫn một trong các lý do quy định tại khoản 1; với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt mà không cần lý do (khoản 3 Điều 37). Nhưng trước khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong bất kỳ trường hợp nàongười lao động phải tuân thủ thời hạn báo trước (khoản 2, 3 Điều 37).

* Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.

Điều 38 Bộ luật lao động quy định với tất cả các loại Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt khi có một trong những lý do nêu tại khoản 1; mặt khác, người sử dụng lao động phải tuân thủ quy định về thời hạn báo trước và thủ tục chấm dứt Hợp đồng lao động (khoản 2, 3). Ngoài ra, Điều 39 Bộ luật lao lao động quy định các trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.

Những trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động là làm cho Hợp đồng lao động chấm dứt hiệu lực khi nó đang trong quá trình được thực hiện. Do tính chất quan trọng và phức tạp của những sự kiện này nên pháp luật quy định và hướng dẫn tương đối chi tiết. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng thường xảy ra tranh chấp, xung đột và thực tế giải quyết tranh chấp lao động cũng cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề cả về quy định pháp luật và quan điểm khoa học pháp lý.

* Giải quyết hậu quả pháp lý khi chấm dứt Hợp đồng lao động.

Thứ nhất, về chế độ trợ cấp (Điều 42 Bộ luật lao động). Khi chấm dứt Hợp đồng lao động đối người sử dụng lao động đã làm việc thường xuyên trong đơn vị từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có) (trừ các trường hợp chấm dứt theo khoản 1 Điều 17; khoản 2 Điều 41; điểm b khoản 1 Điều 85; Điều 145 Bộ luật lao động).

Thứ hai, về chế độ bồi thường (Điều 41 Bộ luật lao động).

+ Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường một khoản tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương. Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường, người lao động còn được trợ cấp thôi việc.

+ Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động có thể phải bồi thường chi phí đào tạo; nếu việc chấm dứt là trái pháp luật thì người lao động không được trợ cấp và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương.

Cả hai trường hợp nếu vi phạm về thời hạn báo trước thì đều phải bồi thường cho bên bị chấm dứt Hợp đồng lao động.

Thứ ba, thời hạn thực hiện trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên là 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Việc giải quyết hậu quả pháp lý của chấm dứt Hợp đồng lao động về nguyên tắc được đặt ra trong mọi trường hợp và nói chung quyền lợi người lao động được chú ý nhiều hơn. Việc áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp không có gì phức tạp. Tuy nhiên, liên quan đến các biện pháp đảm bảo thực hiện Hợp đồng lao động mà các bên thỏa thuận như đặt cọc, ký quỹ, quản lý văn bằng, chứng chỉ…, việc giải quyết hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động cần có sự tiếp cận và vận dụng hài hòa giữa các quy định của Pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng giao kết, thực hiện hợp đồng lao động trong doanh nghiệp Thịnh Kiệm (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w