. Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
KHẨU THIẾT BỊ HUY HOÀNG
3.3.3 Giải pháp thứ ba: Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Có thể tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công bằng cách nâng cao công suất sử dụng máy, tiết kiệm vật liệu sử dụng cho chạy máy. Trong điều kiện có thể công ty nên đầu tư mua hoặc thuê các loại máy thi công ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vì mặc dù giá mua hoặc thuê hơi cao nhưng công suất sử dụng máy sẽ rất lớn, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Đồng thời đối với các máy sử dụng đã cũ, lạc hậu nên thanh lý để giảm bớt sự ứ đọng vốn.
Theo em để phản ánh đúng bản chất chi phí máy thi công và tính chính xác giá thành của từng công trình, công ty nên tiến hành tập hợp chi phí sử dụng máy thi công rồi tiến hành phân bổ cho từng công trình theo ca máy hoạt động (giờ máy hoạt động). Để xác định ca (giờ) máy hoạt động cho từng công trình, công ty nên yêu cầu tổ trưởng quản lý các đội thi công hàng tháng phải theo dõi ca (giờ) máy hoạt động của công trình mình chịu trách nhiệm thi công. Sau đó kế toán sẽ căn cứ vào đó để tính và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình phát sinh trong kỳ.
Công thức tính chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình:
Chi phí SD máy thi công cho từng
công trình, hạng mục công trình = Tổng chi phí sử dụng MTC toàn công ty x Số giờ máy phục vụ từng CT, HMCT Tổng số giờ máy phục vụ các CT, HMCT
Giải pháp thứ tư : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung
Tại công ty khi có chi phí sản xuất chung phát sinh, công ty phân bổ chi phí này ngay vào các công trình, hạng mục công trình theo giá trị dự toán của công trình. Như vậy chưa phù hợp lắm, kế toán nên tập hợp chi phí SXC đến cuối tháng phân bổ một lần. Theo như tình hình của công ty hiện nay em xin đề xuất phân bổ chi phí sản xuất chung theo giá trị dự toán khối lượng xây lắp cho từng công trình. Công thức phân bổ chi phí SXC theo giá trị dự toán như sau:
Chi phí SXC tính cho đối tượng i =
Tổng số CPSXC cần thiết phân bổ x Giá trị dự toán KLXL hoàn thành của công trình i Tổng giá trị dự toán KL XL hoàn thành
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt, yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm,…Những yêu cầu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Thực tế đã cho thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam đã tổ chức khá hợp lý đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của Công ty. Nhờ đó mà Công ty đã và đang phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, xây dựng và hoàn thành nhiều công trình với chất lượng cao, tạo uy tín trong ngành xây dựng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã có cơ hội tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, cũng như có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, giúp em hiểu sâu hơn về những kiến thức đã tiếp thu ở trường đại học về đề tài này. Trong bài viết này, em đã mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ở Công ty. Do thời gian tìm hiểu thực tế và trình độ có hạn, cùng với sự hạn chế kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thây cô giáo cùng các anh chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Kiều Thị Thu Hiền cùng các anh chị trong phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị Huy Hoàng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.