Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng gặp rủi ro rất lớn nên thẩm định là khâu hết sức quan trọng không thể thiếu được đối với hoạt động này. Thông qua công tác thẩm định ngân hàng biết được tình hình tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, tư cách và khả năng hoàn trả nợ của người vay. Đối với cho vay tiêu dùng thì công tác này càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hầu hết là cam kết trả nợ từ thu nhập hàng tháng và vốn vay được sử dụng vào mục đích tiêu dùng nên đồng vốn không có khả năng sinh lời như cho vay để sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư. Hơn nữa, công tác thẩm định còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các khoản cho vay trong khi hiện nay nợ quá hạn có xu hướng gia tăng nên ngân hàng không thể không tăng cường thực hiện tốt công tác này. Khi cán bộ tín dụng xem xét khi phân tích một đề nghị vay vốn thì những yếu tố như khả năng tài chính, sự sẵn lòng hoàn trả nợ vay, sự phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng… là những yếu tố quan trọng cần được cán bộ tín dụng thẩm định.
Đối với thẩm định tín dụng, cán bộ tín dụng phải xem xét uy tín của người vay. “Uy tín” ở đây không chỉ có ý nghĩa là sự sẵn lòng trả nợ mà còn có ý nghĩa là phản ánh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, “Hồ sơ quá khứ” của một cá nhân xin vay trong việc thực hiện các các hợp đồng của họ cũng có giá trị khi đánh giá về tín dụng. Tiếp đến, những câu trả lời miệng của khách hàng có thể dễ dàng bộc lộ những đặc điểm cũng như sự trung thực của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần đối chiếu lời khai của người vay với thông tin mình thu thập được. Đồng thời, mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập của khách hàng là những thông tin quan trọng để đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay. Cán bộ tín dụng phải đồng thời tiến hành kiểm tra cơ quan nơi các khách hàng làm việc, sự ổn định về việc làm và nơi cư trú,… để đánh giá độ chính xác của mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập. Bởi lẽ có trường hợp, người vay giảm sút hay thay đổi thu nhập trong thời hạn trả nợ do thay đổi công việc hoặc nghỉ hưu thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. Sau khi biết rõ những vấn đề trên, cán bộ tín dụng mới quyết định mức cho vay, cách thức trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của người
chế rủi ro đến mức thấp nhất. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần chú ý nếu thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo là bất động sản thì TSĐB đóng vai trò là nguồn thu nợ thứ hai nếu người vay không trả được nợ.