Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng Vietcombank – chi nhánh Bình Tây – Tp Hồ chí minh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bình tây – tp hồ chí minh (Trang 32 - 36)

Đơn vị : Triệu VNĐ

Chỉ tiêu Thực hiện Tăng giảm so năm 2009

2009 2010 Số tiền (+/-) (%)

Thu lãi cho vay 131.241 167.651 +36.410 +27,74%

Thu lãi CVTD 11.377 19.126 +7.749 +68,11%

Tỷ trọng % thu lãi CVTD

trên thu lãi cho vay 8,67% 11,41% - -

(Nguồn: Bảng báo cáo thường niên Chi nhánh Vietcombank – Bình Tây – Tp Hồ chí minh trong năm 2009 và 2010)

1.4.4 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng Vietcombank – chi nhánh Bình Tây – Tp Hồ chí minh – Tp Hồ chí minh

1.4.4.1 Những kết quả đạt được

Nhờ thực hiện tốt công việc kiểm soát sau khi vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên tỷ lệ nợ quá hạn chung của chi nhánh chiếm tỷ lệ nhỏ và giảm, năm 2009 tỷ lệ này là 0,9% và năm 2010 là 0,87%. Tỷ lệ này khá tốt nếu so với tình trạng chung của ngân hàng hiện nay.

Dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh Bình Tây tăng khá với tốc độ 68,11% so với năm 2009, công tác thu lãi cho vay tiêu dùng cũng đạt kết quả cao năm 2010 đạt 19.126 triệu đồng

Trong cơ cấu cho vay của Vietcombank Bình Tây thì hoạt động cho vay tiêu dùng có xu hướng phát triển và là thuộc loại hình cho vay có tốc độ tăng không ngừng và tỷ trọng tăng khá: tỷ trọng năm 2009 là 5% đến năm 2010 tỷ trọng này đã tăng 6,59%

Cơ cấu cho vay tiêu dùng, cả 3 loại cho vay tiêu dùng ngắn, trung, và dài hạn đều có mức tăng khá về cả lượng và tốc độ.

Các sản phẩm bán lẻ ngày càng đa dạng và phong phú, đặc biệt có thêm các sản phẩm mới như cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô,…thu hút ngày càng nhiều khách hàng . Khách hàng tới vay tiêu dùng chủ yếu dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và vay qua thế chấp tài sản đối với loại hình cho vay có thế chấp tài sản đảm bảo, ngoài ra Ngân hàng còn cho vay dưới hình thức không có TSĐB bằng cách đối tượng muốn vay phải trả lương qua tài khoản của ngân hàng.

Đối tượng khách hàng: Lúc mới thành lập, khách hàng vay chủ yếu là các khách hàng quen thuộc của Vietcombank Bình Tây và người thân của cán bộ Vietcombank và những mối quan hệ ngoại giao. Thời gian gần đây, các Phòng thuộc khối bán lẻ đã tích cực thực hiện các chiến dịch tiếp thị cộng với nhiều lợi thế mà Vietcombank Bình Tây có được nên đã thu hút được một số khách hàng quan trọng (mời họ từ ngân hàng khác về) đối tượng khách hàng này chủ yếu kinh doanh, buôn bán nên có tầng suất vay khá lớn và đây cũng là nguồn thu lãi quan trọng.

1.4.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng nhưng nếu đem so sánh dư nợ cho vay tiêu dùng với dư nợ chung của cả Chi nhánh thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Trong thời gian đầu hoạt động của Vietcombank chi nhánh Bình Tây nói riêng và Vietcombank nói chung thì hoạt động cho vay tiêu dùng chưa được phát triển vì đa phần đối tượng cho vay chủ yếu của Vietcombank là những pháp nhân. Về sau, khi đi vào thực hiện chiến lược phát triển về “cho vay tiêu dùng” đã vấp những khó khăn ban đầu.

Việc triển khai cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm một cách thống nhất, xuyên suốt trên tất cả các phòng giao dịch của Chi nhánh, cho vay tiêu dùng vẫn chưa được chú trọng do tư tưởng “không thích làm cái nhỏ”. Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả cao.

Hạn chế về mặt nhân lực: Chi nhánh còn thiếu nguồn nhân lực và cán bộ làm công tác tín dụng tại phòng này phần lớn còn rất trẻ hoặc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nhiều. Mặt khác, số lượng nhân sự phòng khách hàng cá nhân rất ít lại hay bị biến động, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn tới chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.

Trong năm qua, mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác marketing, tiếp thị sản phẩm; sự hợp tác giữa chi nhánh với các Nhà cung cấp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn. Mặt khác, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện quá nhiều Ngân hàng TMCP, một địa bàn với số lượng NHTM cao như vậy tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về cơ chế lãi suất, phí, thủ tục và các dịch vụ khác.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Do khách hàng cho vay tiêu dùng là những khách hàng cá nhân nên cái khó đầu tiên là xác định nguồn thu để trả nợ vì ít khách hàng có thể chứng minh được một nguồn thu rõ ràng để thanh toán khoản nợ vay. Một vướng mắc nửa đối với cho vay tiêu dùng là liên quan đến tài sản đảm bảo. Do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của trung ương và các cơ quan quản lý Nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.

Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay Ngân hàng vì ở xa các phòng giao dịch của chi nhánh và cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng như những hữu ích mà loại sản phẩm dịch vụ này mang lại.

Các nguyên nhân khác

Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn: Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang phát triển hết sức nhanh chóng và giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản

phẩm. Riêng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng đã có rất nhiều ngân hàng tham gia từ những ngân hàng TMCP nhà nước có quy mô lớn như Ngân hàng Đầu tư - phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn cho tới các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như các ngân hàng cổ phần, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các công ty tài chính. Sự cạnh tranh giành giật thị trường giữa các tổ chức tài chính đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc thu hút khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh này đòi hỏi các ngân hàng cần có những thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình trong chiến lược thu hút khách hàng. Để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng khác trước hết cần phải biết họ có cái gì, và chúng ta có cái gì, những mặt nào ta hơn, những mặt nào chúng ta chưa bằng đối thủ.

Các chính sách pháp luật của Nhà Nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn phức tạp hay các quy định về thủ tục đăng ký xe ô tô, mua bảo hiểm xe.

Môi trường kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát còn tăng cao làm cho mức sống của người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện, do đó nhu cầu cho vay tiêu dùng vẫn chưa cao.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH TÂY- TP HỒ CHÍ MINH

Cho vay tiêu dùng là loại hình mang nhiều tiềm năng mà ngân hàng vẫn chưa khai thác hết. Hoạt động này vẫn còn xa lạ với nhiều người vì ngân hàng chưa có các chính sách tuyên truyền, tiếp thị sâu rộng. Do cho vay tiêu dùng có tính chất các món vay nhỏ lẻ, chi phí quản lí từng món vay lớn, thời hạn vay thường trên một năm nên việc gia tăng doanh số cho vay, gia tăng số lượng món vay, tăng lượng khách hàng là cần thiết để giảm chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh cũng không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau đây tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Bình Tây.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh bình tây – tp hồ chí minh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w