Theo định hướng của NH nhà nước trong năm 2010, các NH tập trung cho vay sản xuất kinh doanh là chủ yếu nên hoạt động cho vay tiêu dùng bị hạn chế. Hầu hết các ngân hàng đưa ra những điều kiện khắt khe hơn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng như thu nhập để chứng minh khả năng trả được nợ ổn định, có tài sản thế chấp, mục đích vay rõ ràng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chỉ quan tâm nhiều hơn đến những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, để từ đó có thể đánh giá được mức tín nhiệm và khả năng trả nợ của họ. Ví như liên hệ với NH TMCP Á Châu (ACB) thì các bạn sẽ nhận được yêu cầu đặt ra từ phía ngân hàng đối với khách hàng là cần phải có quan hệ tín dụng đối với ACB trước đây, không có nợ xấu… và có hợp đồng vay cũ trên một năm thì ngân hàng sẽ cho vay mua ô tô thông qua việc thế chấp chính chiếc xe ô tô đó hoặc thế chấp bất động sản. Ngoài ra các thủ tục giấy tờ yêu cầu, ngân hàng còn đưa ra điều kiện thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng .
Vào tháng 02/2010 lượng khách hàng đến vay tiêu dùng giảm mạnh do lãi suất cao ngất ngưỡng trên thị trường và chịu rủi ro biến động liên tục của lãi suất thị trường khiến khách hàng cân nhắc, tính toán chặt chẽ trước khi vay. Trong khi lãi suất cho vay VND phục vụ cho sản xuất kinh doanh phổ biến ở mức 14-15%/ năm thì lãi suất cho vay phục vụ các nhu cầu đời sống sau nhiều điều chỉ giảm hiện vẫn đứng ở
mức 17-18%/năm đang được các ngân hàng như Habubank, ACB, Maritime bank, Vietabank, Techcombank,… thực hiện. Tuy nhiên, ngược lại với xu hướng này một vài NHTM nhà nước như Vietinbank hay Vietcombank vẫn giữ lãi vay tiêu dùng ở mức 14%/năm. Ngoài việc phải gánh chịu lãi cao, khách hàng còn phải gánh chịu rủi ro biến động lãi suất thị trường và thường các ngân hàng quy định rất rõ ràng trong khế ước vay nợ. Với quy định này thông thường 3 tháng hay 6 tháng, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi theo tín hiệu thị trường và vì vậy sẽ là gánh nặng rất lớn đối với người vay nếu lãi suất cứ tiếp tục tăng.
Mặt khác, nhiều hợp đồng vay chưa hết thời hạn điều chỉnh đã bị ngân hàng áp mức lãi suất mới. Ví như trường hợp mua xe trả góp của một khách hàng ở Techcombank, ngày 11/10, khách hàng làm hồ sơ vay tiêu dùng để mua ô tô trả góp với khoản vay 180 triệu đồng, thời hạn 4 năm, lãi suất ghi trên hợp đồng là 15,8%/năm. Hợp đồng vay trả gốc và lãi đều hàng tháng. Tuy nhiên ngay lần trả đầu tiên vào ngày 14/11, Techcombank đã áp mức lãi suất cho hợp đồng vay của khách hàng này lên tới 1,4%/tháng (tương đương 16,8%/năm), trong khi thời hạn điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng là 3 tháng. Vì vậy ở trường hợp nêu trên khách hàng đã bị ngân hàng ép và hoàn toàn bị động trong việc vay vốn.
Do tăng trưởng tín dụng thấp, lo ngại ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận cả năm, từ 07/2010 các ngân hàng đang tìm cách mở rộng cho vay trong những tháng cuối năm. Trong khi tín dụng cho sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, nhiều ngân hàng đã hướng đến cho vay tiêu dùng với lãi suất giảm, điều kiện mở rộng đi kèm là nhiều chương trình khuyến mãi. Thứ nhất là “giảm lãi suất để tăng tín dụng”, trên thị trường vào thời điểm đó, lãi suất cho vay tiêu dùng đã giảm khá mạnh so với trước. Lãi suất phổ biến là 14-15,5%/năm như tại Eximbank (14-16%/năm) , Vietcombank (13,8%/năm), giảm 1-2,5%/năm so với hồi quý 2/2010. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì đây là mức lãi suất hiện hành khá hấp dẫn lúc bấy giờ và cũng là cách để các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Thứ hai là “giảm điều kiện và tăng ưu đãi”, ngân hàng Đông Nam á đã gây chú ý trên thị trường khi đưa ra sản phẩm vay tiêu dùng với hạn mức tối đa lên đến 5 tỷ đồng và thời hạn 10 năm. Thậm chí khách hàng có thể vay một lần và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Như HDbank triển khai sản phẩm “ ứng trước tài khoản cá nhân”, cho phép khách hàng có thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên được sử dụng vượt số tiền có trong tài khoản lên đến 500 triệu đồng. Khách hàng chỉ phải trả lãi suất trên số tiền và số ngày thực tế ứng trước trong thời gian 3-12 tháng. Tùy theo điều kiện và nhu cầu, khách hàng có thể chọn hình thức ứng trước tài khoản không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm.
Đến 09/2010 xu hướng các ngân hàng thích cho vay tiêu dùng hơn cho vay sản xuất do trong điều kiện thanh khoản không được dư dả nên nhiều ngân hàng đã khuyến khích hình thức vay tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiệt ngã là do huy động vốn gặp phải khó khăn nên các ngân hàng cố gắng cho vay tiêu dùng với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh. Tại Sacombank, một người khách đến vay để kinh doanh thì ngân hàng đáng lý chỉ hổ trợ 50% giá trị của khoản muốn vay. Nhưng nhân viên tín dụng cho biết thêm, hiện ngân hàng khuyến khích cho vay tiêu dùng, nếu tài sản đảm bảo tốt, có thể cho vay tới 90% giá trị.