Hệ thống truyền lực của xe lu truyền động thủy lực

Một phần của tài liệu đề tài: các hư hỏng thường gặp lập quy trình bảo dưỡng máy xây dựng công trình (xe lu) (Trang 42)

Hình 3.14 Sơ đồ hệ thống bơm mạch kín

Hệ thống bơm mạch kín có cửa dầu ra của motor được nối trực tiếp với cửa vào của bơm tổng. Do đó toàn bộ lượng dầu được đưa ra khỏi bơm sẽ được chuyển về motor mà không cần qua thùng dầu. Nhưng trên thực tế,vẫn có một lượng dầu rò rỉ trong mạch kín qua các chi tiết chuyển động cơ khí. Và để duy trì một áp suất cần thiết ở phía thấp áp của mạch thì cần có một bơm nhồi cung cấp dầu thủy lực bổ sung từ thùng dầu bên ngoài.

Bơm nhồi được nối với hai ống dẫn dầu và có van một chiều để ngăn dầu trả về. Khi đường ống nào thấp áp thì bơm nhồi sẽ cung cấp dầu cho đường ống đó. Trường hợp áp suất phía thấp áp đạt thì dầu từ bơm nhồi sẽ qua một van an toàn và dầu được trã về thùng.

1. Truc bơm 2. Bơm tổng 3. Bơm nhồi 4. Van một chiều 5. motor di chuyển 6. Van an toàn 7. Thùng dầu

Hình 3.15Sơ đồ hệ thống di chuyển của xe lu

3.2.3.2.3 Bơm pit – tông

1. Mâm quay 2. Cảm biến tốc độ 3. Bộ điều khiển 4. Van phân phối 5,8. Motor di chuyển 6. Bơm tổng 7. Bộ phận rung

Trong hệ thống thủy lực của xe lu người ta dùng 1 bơm pit – tông làm bơm chính có chức năng chuyển đổi momen quay của động cơ thành áp lực dầu cung cấp cho các cơ cấu chấp hành và motor di chuyển. Để đổi chiều quay của motor di chuyển thì ta chỉ cần thay đổi góc nghiêng của đĩa. Ở chế độ trung gian thì bơm không tạo áp lực motor di chuyển, đĩa nằm ở mặt phẳng ngang so vớinắp bơm.

Hình 3.16 Cấu tạo bơm pit – tông

3.2.3.2.4 Motor di chuyển

1. Pit – tông; 2. Đĩa đệm; 3. Đĩa nghiêng; 4. Trục;

5. Đĩa giữ chân pit – tông; 6. Vỏ bơm; 7. Ống dẫn dầu thủy lực; 8. Xilanh; 9. Nắp bơm

Motor di chuyển dùng để biến năng lượng từ áp suất dầu thủy lực thành chuyển động quay. Motor di chuyển được lắp trực tiếp với bánh xe lu. Khi cho xe đổi hướng chạy (tiến hoặc lui), dầu thủy lực đổi chiều khi đi qua bơm làm bơm đổi chiều quay giúp xe di chuyển.

Hình 3.17 Motor di chuyển 1. Nắp bơm 2. Các xilanh 3. Pit – tông 4. Thanh truyền 5. Thân bơm

3.2.3.2.5 Van an toàn

Van an toàn được lắp trên đường dầu ra của hệ thống thủy lực. Có chức năng là ổn định áp suất trong hệ thống thủy lực, không cho áp suất trong hệ thống thủy lực vượt quá độ an toàn làm hư hại hệ thống.

Có 2 loại van an toàn là: van an toàn kiểu van bi và van an toàn kiểu van trượt.

A B

Hình 3.18 Các van an toàn kiểu bi

A. Van an toàn bi cầu B. Van an toàn bi trụ 1. Vít điều chỉnh 2. Lò xo giới hạn áp suấ 3. Bi cầu 4. Bi trụ

Van an toàn kiểu bi có kết cấu đơn giản nhưng không làm việc ở áp suất cao được. Khi lò xo bị hư thì dầu sẽ được trả về thùng thay vì đi vào bơm.

Hình 3.19 Van an toàn kiểu trượt

Van an toàn kiểu trượt có kết cấu phức tạp nhưng làm việc được ở áp suất cao, có khả năng giảm chấn cao hơn van an toàn kiểu bi nên làm việc êm hơn.

Do làm việc trong môi trường áp suất lớn nên lò xo phải chịu được áp suất cao. Do đó, kết cấu của van cũng phải lớn.

1. Vít điều chỉnh 2. Lò xo

3.2.3.2.6 Sơ đồ hệ thống rung

Hình 3.20Sơ đồ cơ cấu rung của xe lu

1. Búa lệch tâm; 2. Motor; 3. Cảm biến tốc độ;

3.2.3.2.7 Cơ cấu rung lệch tâm

Các khối trọng sẽ được đặt lệch sao cho trọng tâm không trùng của bánh không nằm trùng với đường tâm của bánh xe làm cho bành xe quay không cân bằng. Việc này sẽ tác dụng lực lên nền đất giúp cho việc đầm đất có hiệu quả hơn.

Hình 3.21Cơ cấu rung lệch tâm

1. Lò xo; 2. Trục bánh xe; 3. Motor di chuyển; 4. Búa lệch tâm

3.3.3 Hệ thống lái thủy lực

3.3.3.1 Sơ đồ hệ thống lái thủy lực

Hệ thống lái sử dụng một bơm bánh răng nhỏ, thường lắp bên ngách động cơ.

Hình 3.22 Sơ đồ hệ thống lái thủy lực

1. Xilanh tay lái 2. Bơm bánh răng 3. Van ưu tiên 4. Cụm tay lái

3.3.3.2 Bơm bánh răng

Trong hệ thống lái, áp suất làm việc đạt ở mức trung bình nên sử dụng bơm bánh răng. Các ưu điểm cần thiết của bơm bánh răng dùng trong hệ thống truyền động thủylực:

- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo. -Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn.

- Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn. - Có khả năng chịu quá tải trong thời gian ngắn.

Hình 3.23 Cấu tạo bơm bánh răng

3.3.3.3 Xilanh tay lái

Nhận dầu từ bơm bánh răng có nhiệm vụ làm đối hướng xe để thực hiện các thao tác lái.

Hình 3.24 Cấu tạo xilanh tay lái

1. Bệ lắp 2. Nắp xilanh 3. Thân xilanh 4. Cầnpit – tông 5. Phần cuối nắp xilanh 6. Bu lông 7. Pit – tông

CHƯƠNG IV

KHẢO SÁT CÁC LOẠI HƯ HỎNG TRÊN XE LU

4.1 Hư hỏng động cơ

4.1.1 Động cơ bị sôi nước làm mát

*Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát

Động cơ diesel của xe lu sử dụng hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn một vòng kín.

Khi động cơ làm việc, bơm nước tạo sự tuần hoàn nước trong hệ thống. Động cơ làm việc thì nước làm mát trong thân máy nóng dần.

- Khi nhiệt độ trong thân máy còn thấp, van hằng nhiệt đóng đường nước về két, mở hoàn toàn đưởng nước chạy thẳng vào bơm.

- Khi nhiệt độ nước đạt tới giới hạn đã định, van hằng nhiệt mở cả 2 đường nước để nước trong thân máy chạy về két nước và chạy về bơm.

- Khi nhiệt độ nước làm mát trong thân máy vượt quá giới hạn, van hằng nhiệt đóng đường nước chảy về bơm và mở hoàn toàn đường nước chạy thẳng về két.

-Nước qua két được làm mát rồi được bơm hút đưa trở về động cơ.

4.1.1.2 Nguyên nhân sôi nước làm mát

-Do két nước bị hỏng:

1. Van hằng nhiệt; 2. Nhiệt kế; 3. Ống dẫn hơi nước;

4. Ống dẫn nước nóng vào két; 5. Ống dẫn nước khi động cơ nguội; 6. Bơm nước; 7. Ống phân phối nước; 8. Van xả nước;

9. Bình làm mát dầu bôi trơn; 10. Ống dẫn nước về bơm; 11. quạt gió; 12. Két nước

1. Đường nước vào 2. Ống truyền nhiệt 3. Đường nước ra 4. Lá tản nhiệt

Hình 4.2 Két nước

+ Bị rò rỉ làm hao hụt lượng nước làm mát.

+ Các cánh tản nhiệt trên két nước bị bẩn làm quá trình tản nhiệt kém.

+ Các ống truyền nhiệt bị ngẹt làm cho lưu lượng nước nóng chảy qua giàn ống truyền nhiệt giảm.

- Quạt gió làm việc không tốt:

Hình 4.3 Quạttản nhiệt

1. Quạt tản nhiệt 2. Puli truyền động + Dây cuaro bị dùng làm quạt gió quay yếu. + Cánh quạt bị mòn do bi ăn mòn hóa học.

+ Cánh quạt bị biền dạng, thay đổi góc nghiêng do va chạm. -Máy bơm nước bị hỏng:

+Nước bị rò rỉ ra ngoài do ron làm kín bị hỏng.

+ Do cánh bơm bị mòn nên cung cấp không đủ lượng nước làm mát cần thiết. + Ổ bi bị mòn làm cho trục quay không êm ảnh hưởng đến việc bơm nước làm

Hình 4.4 Bơm nước

- Van hằng nhiệt bị hỏng làm đóng kín đường dẫn nước về két.

Hình 4.5 Cấu tạo van hằng nhiệt

1, 8. Phớt; 2. Trục bơm; 3. Cánh bơm; 4. Nắp bơm; 5. Thân bơm; 6. Ổ bi cầu; 7. Puli

1. Pit –tông đẩy 2. Vỏ van hằng nhiệt 3. Cảm biến thủy ngân 4. Lò xo hồi

-Cháy đệm nắp xilanh

- Dầu bôi trơn bị thiếu hụt hoặc ngược lại nhiều quá mức cần thiết, hoặc độ nhớt không đạt yêu cầu.

4.1.1.3 Biện pháp khắc phục

-Két nước:

+ Thay nước sạch.

+ Dùng lưới lọc bụi để ngăn làm bẩn các cánh tản nhiệt.

+ Dùng dung dịch rửa sạch các ống truyền nhiệt trong két nước. - Quạt gió

+ Thay dây cuaro.

+ Nếu quạt bị mòn, bị biến dạng nhiều quáthì cần thay quạt.

+ Nếu quạt bị thay đổi góc nghiêng thì sửa lại cho đúng góc nghiêng ban đầu. -Bơm nước

+ Thay ron làm kín.

+ Thay cánh bơm nước trong trường hợp bị mòn. + Thay dây cuaro truyền động nếu quá dùng. + Thay ổ bi cầu nếu quá mòn.

+ Thay phớt chắn dầu nếu bị hỏng.

-Do nước ta là nước nằm ở vùng nhiệt đới, nên việc làm ấm nước làm mát khi động cơ khởi động không cần thiết nên đề nghị bỏ van hằng nhiệt và ngắt đường nước dẫn trực tiếp về bơm trong hệ thống làm mát.

4.1.2 Nhớt qua nước làm mátvà nước qua nhớt4.1.2.1 Nhớt qua nước làm mát 4.1.2.1 Nhớt qua nước làm mát

* Biểu hiện

Khi thấy trong két nước có xuất hiện nhiều mảng dầu, lượng dầu bôi trơn bị hao hụt nhiều là biểu hiện của việc nhớt qua nước làm mát. Nếu nhớt qua nước làm mát nhiều thì nước làm mát có thể có màu cafe sữa.

Két làm mát dầu bị thủng: két làm mát dầu được ngâm trong nước làm mát và bị ăn mòn hóa học. Khi két làm mát dầu bị nứt, thủng thì dầu bôi trơn trong két có áp suất cao hơn và sẽ chảy qua nước làm mát.

Hình 4.6 Két làm mát dầu bôi trơn bằng nước

4.1.2.2 Nước làm mát qua nhớt* Biểu hiện * Biểu hiện

Trong cacte có nước

* Nguyên nhân

- Ron ở chân xilanh bi hỏng làm cho nước làm mát trong các ống nước chảy vảo cacte

1,4. Chậu đáy 2. Vách ngăn 3. Van xả dầu 5. Ống dẫn nước

-Đệm nắp xilanh bị cháy làm nước chảy vào xilanh khi máy không hoạt động

- Xilanh, nắp xilanh bi nứt.

Hình 4.7 Đệm nắp xilanh bi cháy

4.1.2.3 Biện pháp khắc phục

- Kiểm tra, sửa chữa két làm mát dầu bằng cách hàn dắp. Nếu hư hại nhiều thì thay mới

-Thay đệm nắp xilanh. - Thay ron chân xilanh. - Thay xilanh và nắp xilanh.

4.1.3 Động cơ không khởi động được4.1.3.1 Nguyên nhân 4.1.3.1 Nguyên nhân

+ Do bình ắc quy bị hư hoặc không đủ điện để cấp điện cho máy khởi động.

Hình 4.8 Bình ắc quy

+ Các dây cáp trong hệ thống khởi động bị đứt, bị hở mạch do chạm mạch. + Các tiếp điểm bị cháy rổ.

+ Máy khởi động bị hỏng không làm quay trục khuỷu động cơ được.

1. Cọc ắc quy 2. Thanh nối 3. Một ngăn bình ắc quy 4. Bản cực 5. Chất điện phân 6. Vỏ bình 7. Vách ngăn 8. Nắp 9. Nắp thông hơi 1. Bánh răng rotor 2. Motor 3. Phần ứng 4. Công tắc từ

Hình 4.9 Máy khởi động

-Không có nhiên liệu vào xilanh:

+ Không có nhiên liệu trong thùng, khóa nhiên liệu đóng.

+ Nhiên liệu bị kẹt hoặc do hụt dầu

+ Van thoát cao áp (van một chiều) hoặc pit –tông bơm cao áp bị kẹt.

+ Các van bơm cung cấp nhiên liệu không kín sát, bình lọc nhiên liệu bị bẩn,

không khí lọt vào hệ thống.

+ Bộ đôi pit – tông, xilanh bơm cao áp bị mòn, áp suất dầu không đủ mở vòi phun.

+ Kim phun, cối phun bị mòn, nhiên liệu theo khe hở chảy lên nên không đủ áp

mở kim phun.

- Do nhiên liệu phun kém

+ Kim phun đóng muội than, kẹt kim phun, bụi bẩn rơi vào ổ kim phun. + Gãy lò xo vòi phun, kim phun đóng không kín.

+ Điều chỉnh áp suất bắt đầu phun sai, trong ống dẫn có không khí, nhiên liệu rò rỉ chỗ nối và ống dẫn.

+ Lỗ kim phun bị mòn làm nhiên liệu phun vào không tơi sương mà đọng thành giọt.

1. Van thoát cao áp 2. Pit – tông 3. Con lăn

Hình 4.11 Cấu tạo vòi phun nhiên liệu

- Nhiệt độ và áp suất cuối kì nén không đủ:

+ Các xuppap động cơ bị treo hoặc đống không kín do xuppap bi kẹt, lò xo xuppap bi gãy hoặc yếu.

+ Bạc xéc măng bị kẹt, gãy.

+ Bạc xéc măng, xilanh, pit – tông bị mòn. Bề mặt xilanh bị trầy xướt. + Bề mặt xilanh bị khô (không có dầu bội trơn).

+ Đệm nắp máy bị mục nát.

Hình 4.13 Hư hỏng ở bạc xéc măng, xilanh và pit – tông

1. Đầu nối ống cao áp; 2. Đường dầu hồi; 3. Vít chỉnh áp suất phun;

Hình 4.14 Xuppap và lò xo xuppap

- Dùng nhiên liệu không đúng loại, chất lượng kém, nhiên liệu có lẫn nước. - Trục khuỷu bị kẹt.

4.1.3.2 Biện pháp khắc phục- Hệ thống khởi động - Hệ thống khởi động

+ Nếu bình ắc quy bị hư thì thay cái mới, điện bị yếu thì sạc cho dầy bình. Khi lắp bình vào thì chú ý đến nối cực của bình và máy khởi động.

+ Kiểm tra sửa chữa máy khởi động, thường là chổi quét bị mòn nên thay chổi quét. Nếu các cuộn dây bị cháy hay hư hại thì nên thay máy khởi động.

+ Kiểm tra các dây cáp trong hệ thống và khắc phục ngay khí thấy chúng bị đứt hoặc hở mạch.

+ Thay mới các tiếp điểm nếu bị cháy rổ quá nhiều.

- Hệ thống nhiên liệu

+ Kiểm tra nhiên liệu trong thùng nhiên liệu, đổ thêm nhiên liệu khi thấy không còn hay còn quá ít. Kiểm tra mẫu nhiên liệu xem có lẫn nước hay chỉ số octan không đúng hay không, nếu có thì xã hết nhiên liệu trong thùng và thay bằng nhiên liệu mới.

+ Kiểm tra khóa nhiên liệu xem có bị khóa hay không. + Xả hết dầu bọt trong hệ thống.

+ Kiểm tra bơm cao áp:

 Kiểm tra van cao áp có bị kẹt hay hư hỏng, nếu bị kẹt thì dùng dầu rửa sạch và lắp vào. Nếu hư hỏng thì nên thay mới.

 Kiểm tra cặp pit –tông, xilanh bơm cao áp về độ mòn, các vết trầy xướt của xilanh và pit – tông. Nếu đến kích thước sửa chữa thì sửa chữa lại, đối với xilanh thì do kết hợp với rà khích và thay pit – tông mới theo cos (sửa chữa theo cos). Nếu pit – tông bị kẹt thì phải rửa lại bằng dầu cho sạch bụi.

 Kiểm tra vòi phun và sửa chữa giống như cặp pit – tông, xilanh của bơm cao áp nếu bị kẹt hoặc bị quá mòn. Lau sạch và thông các lỗ phun dầu. Nên thay kim phun và cối phun nếu các lỗ phun bị quá mòn.

 Kiểm tra các van bơm cung cấp nhiên liệu, vặn chặt để tránh lọt khí. Kiểm tra bình lọc nhiên liệu và rửa sạch.

 Kiểm tra cơ cấu biên tay quay, thay bac xéc măng, sửa chữa pit – tông, xilanh lại theo cos nếu quá mòn hoặc có trầy xướt.

 Thay đệm nắp máy.

-Hệ thống phân phối khí: thường gặp nhất là xuppap bị kẹt hoặc quá mòn

nên không đậy kín buồng đốt ở kì nén. Nếu bị kẹt thì cần rửa sạch lỗ dẫn hướng xuppap bằng dầu. Trường hợp xuppap bị mòn thì mài lại kết hợp với ra khích đảm bảo cho xuppap đậy kín buồng đốt.

- Nếu trục khuỷu bị kẹt thỉ tháo máy ra kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.

4.1.4 Động cơ hao nhiên liệu

- Việc động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc, tính kinh tế khi sử dụng xe.

-Động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu là do nhiên liệu đốt cháy không hết, xả nhiều

Một phần của tài liệu đề tài: các hư hỏng thường gặp lập quy trình bảo dưỡng máy xây dựng công trình (xe lu) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)