Quy trình bảo dưỡng xe lu

Một phần của tài liệu đề tài: các hư hỏng thường gặp lập quy trình bảo dưỡng máy xây dựng công trình (xe lu) (Trang 73)

5.2.1 Bảo dưỡng hằng ngày

- Bảo dưỡng hằng ngày do lái xe, phụ xe, công nhân trong trạm chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe hoạt động hằng ngày cũng như trong thời gian vận hành.

-Phương pháp tiến hành kiểm tra là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và kinh nghiệm tích lũy.

- Yêu cấu thời gian kiểm tra phải ngắn.

- Các công việc kiểm tra, chẩn đoán hằng ngày bao gồm:

Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành

Hệ thống làm mát - Kiểm tra mực nước làm mát động cơ.

Hệ thống nhiên liệu

- Kiểm tra mức nhiên liệu.

- Kiểm tra bộ tách nước trong hệ thống nhiên liệu. - Xả cặn và nước trong hệ thống nhiên liệu.

Hệ thống bôi trơn - Kiểm tra mức dầu bôi trơn.

- Kiểm tra trạng thái của dầu bôi trơn.

Hệ thống khởi động - Kiểm tra công tắc, các dây cáp điện, bình ắc quy.

Hệ thống lái

- Kiểm tra hành trình tự do của vành tay lái. - Trạng thái làm việc của bộ trợ lực lái. - Kiểm tra xilanh tay lái.

Cần điều khiển

- Kiểm tra cần chuyển hướng.

- Kiểm tra cần điều khiển công suất động cơ. - Kiểm tracần phanh tay, bàn đạp phanh chân.

Hệ thống tín hiệu

- Kiểm tra các đồng hồ đo, đèn báo.

-Thường xuyên theo dõi áp suất dầu bôi trơn và áp suất dầu thủy lực trong quá trình hoạt động.

Hệ thống thủy lực - Kiểm tra mức dầu thủy lực trong thùng.

Các bộ phận khác

-Bơm dầu bôi trơn vào các gối đỡ của trục bánh xe.

- Làm sạch buồng lái, kính chiếu hậu.

- Lau sạch kính chắn gió, kình mặt bên (nếu có).

5.2.2 Bảo dưỡng định kỳ

- Bảo dưỡng định kỳ: do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của xe được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác.

- Bảo dưỡng định kỳ xe lu được tính theo khoảng thời gian khai thác như sau: + Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc.

+ Bảo dưỡng sau 250giờ làm việc. + Bảo dưỡng sau 500 giờ làm việc. + Bảo dưỡng sau 1000 giờ làm việc.

5.2.2.1 Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc

Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành

Động cơ

- Kiểm tra thiết bị lọc không khí và các phần tử làm sạch độ bẩn. Kiểm tra vết nứt hay sự hư hỏng. Dùng khí nén làm sạch chi tiết.

-Đối với động cơ mới thì thay dầu bôi trơn sau 25 giờ làm việc và sau đó là 100 giờ làm việc. Để thay dầu bôi trơn, trước hết cần làm nóng động cơ đến nhiệt độ làm việc.

- Tháo bình lọc dầu bôi trơn khi động cơ còn ấm, vệ sinh bình lọc dầu.

- Kiểm tra cổ dê của hệ thống nạp khí, siết chặt cổ dê và đường ống dẫn của hệ thống nạp khí. -Thay nước làm mát động cơ

Hệ thống thủy lực

- Kiểm tra mức dầu thủy lực trong hệ thống thủy lực.

- Kiểm tra dầu thủy lực xem có bẩn hay không. - Kiểm tra lọc dầu và làm sạch lọc dầu thủy lực.

Hệ thống lái

- Kiểm tra lại hành trình tự do của vành tay lái, điều chỉnh lại theo mức quy định.

- Kiểm tra các đường ống dẫn dầu trong hệ thống lái thủy lực.

Các bộ phận khác

- Châm thêm dầu thắng.

- Kiểm tra các van phân phối trong hệ thống thủy lực.

- Kiểm tra các chốt định vị. -Bôi trơn các chi tiết và các ổ đỡ.

- Kiểm tra và siết chặt các bulông, đai ốc còn lại.

5.2.2.2 Bảo dưỡng sau 250giờ làm việc

Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành

Động cơ

- Thay dầu bôi trơn động cơ. - Thay lọc dầu bôi trơn. - Thay lọc nhiên liệu.

- Kiểm tra, siết chặt các đầu nối của ống cao áp. - Vệ sinh bầu lọc không khí, thay thếlọc không

khí.

- Kiểm tra khe hở van động cơ.

- Kiểm tra các ống nối trong hệ thống làm mát. Thay nước làm mát.

quy.

Hệ thống thủy lực

- Thay thế bộ lọc dầu hệ thống thủy lực. - Thay thế bộ lọc dầu hồi hệ thống thủy lực. - Kiểm tra các đầu nối hệ thống ống dẫn dầu thủy

lực.

- Kiểm tra các ron làm kín.

Đối với truyền động của lu cơ

- Kiểm tra, vệ sinh lọc khí nén của hộp số. - Thay thế dầu bôi trơn trong hộp số, cầu chủ

động.

- Kiểm tra cần gài số, gài số thử. -Bôi trơn ổ đỡ bi của các trục.

Hệ thống lái - Kiểm tra các ron làm kín của xilanh tay lái.

Các bộ phận khác - Kiểm tra, siết chặt các bulông, đai ốc. - Vận hành xe thử.

5.2.2.3 Bảo dưỡng sau 500giờ làm việc

Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành

Động cơ

- Làm sạch lỗ thông hơi cacte. - Thay thế bộ lọc nhiên liệu.

- Vận hành thử hệ thống bơm nhồi hệ thống nhiên liệu.

- Làm sạch bộ lộc sơ bộ của hệ thống nhiên liệu. - Làm sạch nắp thùng nhiên liệu và lưới lọc. -Điều chỉnh khe hở nhiệt.

phun đầu bằng và 175kg/cm2 đối với vòi phun đầu nhọn.

- Thay dầu bôi trơn động cơ. - Thay lọc đầu bôi trơn động cơ. - Thay lọc nước làm mát.

- Xả hết nước làm mát trong két nước và thân máy, thay nước làm mát. Chú ý, không thay nước làm mát khi động cơ còn nóng.

- Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát.

- Tháo,vệ sinh toàn bộ các chi tiết bộ lọc không khí có dầu, thay dầu trong bộ lọc không khí.

Hệ thống lái

- Thay thế dầu trợ lực lái.

- Kiểm tra ron làm kín của xilanh tay lái.

Hệ thống thủy lực

- Thay thế bộ lọc của hệ thống thủy lực.

- Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thủy lực, siết chặt các đầu nối.

- Vệ sinh bình chứa dầu thủy lực: trong và ngoài. - Kiểm tra các van thủy lực, van giảm áp và van

phân phối.

Đối với truyền động của lu cơ

- Thay dầu thủy lực ly hợp.

- Kiểm tra, điều chỉnh cần ngắt ly hợp. - Thay dầu bôi trơn hộp số, cầu chủ động.

Các bộ phận khác

- Kiểm tra, siết chặt các bulông, đai ốc. - Kiểm tra độ rơ của các khớp chuyển động. - Kiểm tra độ căng dây cuaro.

Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành

Động cơ

- Thay dầu bôi trơn. - Thay lọc dầu bôi trơn. - Thay lọc nhiên liệu.

- Kiểm tra khe hở van động cơ. - Kiểm tra khe hở nhiệt xuppap.

- Tháo hết nước làm mát trông két nước và thân máy, thay nước làm mát.

- Thay lọc nước làm mát. -Bôi trơn ổ đỡ trục bơm nước.

- Kiểm tra hệ thống khí nạp, thay dầu bộ lọc không khí, siết chặt ống dẫn khí.

- Kiểm tra bơm cao áp, hiệu chỉnhvà cân lại bơm cao áp.

- Kiểm ta bình ắc quy, làm sạch bình và siết chặt giá đỡ bình ắc quy.

- Kiểm tra hệ thống dây cáp điện trên xe: đèn, các đèn tín hiệu, hệ thống khởi động.

Hệ thống lái

- Thay thế dầu trợ lực hệ thống lái.

- Kiểm tra, điều chỉnh lại hành trình tự do của vành tay lái.

- Kiểm tra ron làm kín của xilanh tay lái, cảm thấy cần thiết có thể thay thế.

Hệ thống thủy lực

- Thay lọc dầu thủy lực.

- Vệ sinh bình chứa dầu thủy lực. - Kiểm tra dầu thủy lực.

- Siết chặt các dầu nối của ống dẫn dầu thủy lực. - Kiểm tra tình trạng làm việc của van thủy lực,

van giảm áp và van phân phối.

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm tổng và motor di chuyển.

Đối với truyền động của lu cơ

- Thay dầu thủy lực ngắt lyhợp. - Thay dầu bôi trơn hộp số. - Vệ sinh, thông áp hộp số. - Thay lọc dầu hộp số.

- Thay dầu bôi trơn cầu chủ động.

Các bộ phận khác - Làm sạch, vô mở các ổ đỡ trục. - Kiểm tra các cần điều khiển.

Bảng tra lực xiết bulông

Đặc tính 6.9 8.8 10.9 12.9 Loại ren Nm Nm Nm Nm M8 21 25 35 42 M10 42 50 70 85 M12 73 87 122 147 M14 116 138 194 235 M16 178 210 290 357 M18 245 289 411 490 M20 384 411 578 696 M22 470 559 784 941 M24 598 711 1000 1196

M27 887 1049 1481 1775 M30 1206 1422 2010 2403 M33 1628 1932 2716 3266 M36 2099 2481 3491 4197 M39 2716 3226 4531 5443 M42 3364 3991 5609 6727 M45 4207 4992 7012 8414 M48 5080 6021 8473 10150 M52 6541 7747 10885 13092 M56 8149 9650 13582 16279 M60 10101 11964 16867 20202 M64 12160 14416 20300 24320 M68 14863 17615 24771 29725 M72 17787 21081 29645 35575 M76 21071 24973 35118 42141 M80 24733 29314 41222 49467 M90 35880 42525 59801 71761 M100 49950 59200 83250 99900

Lưu ý: Lực siết này chỉáp dụng đối với bu lông mới. Không áp dụng đối với bu lông đã sửdụng nhiều lần, bu lông đã qua xửlý nhiệt luyện. Hệsốma sát khi không có dầu hoặc mỡ μ = 0,14. Dùng trong hệthống bôi trơn với MoS2 (bu lông mạkẽm) thì lực siết bulông phải được giảm xuống 20%.

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH TV – TK – XD Trí Việt, em đã có gắng tìm hiểu tài liệu về xe lu, quan sát thực tế sử dụng, điều kiện làm việc và cách vận hành xe lu dưới sự giúp đở của của công nhân vận hành, công nhân kỹ thuật và xự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ hướng dẫn, em đã hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp.

Do thời gian thực tập, thời gian thực hiện đề tài và nguồn tài liệu hạn chế cộng thêm việc thiếu kinh nghiệm nên bài làm không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Khi máy xây dựng bị hỏng thì thường được sửa tại công trình sẽ không đảm bảo vệ sinh cho các chi tiết và thiếu thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa. Nếu đem máy về xưởng để sửa chữa thì sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí vận chuyển.

Qua thời gian thực tập và thực hiện đề tài, em xin rút ra một số kết luận sau:

- Các xe lu ở công ty phần lớn dùng để thi công các công trình giao thông, sân bãi. Các xe lu này được công ty mua lại dưới dạng đã qua sử dụng.

- Qua quá trình quan sát thực tế và nghiên cứu tài liệu, em đã tìm hiểu cũng như nắm được cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe lu.

-Đưa ra được quy trình chăm sóc bảo dưỡng xe lu.

- Qua quá trình thực hiện luận văn, em đã vận dụng kiến thức của các môn học như: cấu tạo ô tô – máy kéo, kỹ thuật sửa chữa máy, cấu tạo động cơ đốt trong… và kiến thức tìm hiểu thực tế để hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp.

- Đề tài sẽ là tài liệu có ích giúp các bạn sinh viên tham khảo về xe lu cũng như các máy xây dựng khác. Tìm hiểu và các khắc phục một số loại hư hỏng thưởng gặp.

Bảng yêu cầu công việc bảo dưỡng đối với công nhân vận hành máy theo thời gian

Thời gian Bộ phận Công việc thực hiên

Hàng ngày

Hệ thống làm mát - Kiểm tra mức nước làm mát trong két.

Hệ thống bôi trơn

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn.

- Kiểm tra xem có nước lẫn trong dầu bôi trơn hay không

-Thường xuên quan sát áp suất dầu bôi trơn trên đồng hồ báo

Hệ thống nhiên liệu - Kiểm tra mức nhiên liệu.

Hệ thống thủy lực

- Kiểm tra mức dầu thủy lực. - Kiểm tra sự rò rỉ các đầu nối.

- Quan sát áp suất dầu thủy lực khi máy đang hoạt động.

Hệ thống lái - Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái - Kiểm tra bộ trợ lực lái.

Hàng tuần

Hệ thống nhiên liệu - Xả cặn và nước trong bình lọc thô Hệ thống thủy lực - Xiết chặt các dầu nối ống dầu thủy lực

Các bộ phận khác - Bơm dầu bôi trơn vào gối đở trục bánh xe.

Hàng tháng

Hệ thống làm mát -Thay nước làm mát.

- Vệ sinh bên ngoài két làm mát. Hệ thống phân phối khí - Làm sạch bộ lọc khí bằng khí nén.

Hệ thống phanh - Châm thêm dầu thắng.

Hệ thống khởi động

- Kiểm trabình ắc quy, sạc điện đầy bình.

- Kiểm tra các dây cáp trong hệ thống.

Hệ thống thủy lực - Kiểm tra bình dầu thủy lực. - Vệ sinh lọc dầu thủy lực.

Hàng quý

Hệ thống bôi trơn - Thay dầu bôi trơn và lọc dầu. Hệ thống nhiên liệu - Thay lọc nhiên liệu.

Hệ thống phân phối khí -Điều chỉnh khe hở xuppap. Hê thống thủy lực - Kiểm tra dầu thủy lực.

6 tháng

Hệ thống phân phối khí - Thay lọc không khí. Hệ thống lái - Thay dầu trợ lực lái. Hệ thống thủy lực - Thay lọc dầu thủy lực. Hệ thống truyền động

lu cơ

- Thay dầu thủy lực ngắt ly hợp. - Thay dầu bôi trơn hợp số.

Hằng năm

Hệ thống làm mát - Xúc rửa két làm mát Hệ thống thủy lực - Vệ sinh bình dầu thủy lực.

Hệ thống lái -Điều chỉnh hành trình tự do vành tay lái.

6.2 Kiến nghị

- Thời gian thực tập ít, chỉ thực tập ở một công ty, số lượng máy thực tập có hạn nên phần kết luận mang tính cá nhân. Cần tạo điều kiện để sinh viên được thực tập tốt hơn để nắm rõ quy trình bảo dưỡng của các loại máy công trình của các hãng.

- Các loại máy công trình của công ty luôn làm việc trong môi trường, thời tiết và địa hình không thuận lợi nên sẽ đễ dẫn đến các hư hỏng nếu không được chăm sóc tốt.

- Trong quá trình khai thác, các công nhân vận hành chưa chú ý nhiều đến việc bảo dưỡng, thường là khắc phục các sự cố, nên có thể gây ra các hư hỏng khi sử dụng. Nên bên phía công ty cần thường xuyên nhắc nhở các công nhân vận hành máy cần thường xuyên kiểm tra trước khi đua vào khai thác.

- Hiên nay, công ty đang tăng cường trang bị máy móc để phục vụ cho việc xây dựng nên cần có thêm đội ngũ công nhân kỹ thuật để phục vụ cho việc chăm sóc bảo dưỡng và kip thời khắc phục, sửa chữa các hư hỏng của máy móc, thiết bị.

Một phần của tài liệu đề tài: các hư hỏng thường gặp lập quy trình bảo dưỡng máy xây dựng công trình (xe lu) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)