4.2.2.2.1 Nguyên lý hoạt động bơm thủy lực
- Khi trục quay cùng chiều kim đồng hồ, xilanh mang theo pit – tông B quay xuống, pit – tông B rời xa nắp bơm tạo thành khoảng trống hút dầu thủy lực vào. Xilanh mang theo pit – tông A quay lên, pit – tông A di chuyển lên tạo lực nén đẩy dầu thủy lực ra khỏi xilanh.
- Khi đĩa nghiêng nghiêng theo hướng ngược lại thì chu các quá trình diễn ra ngược lại.
- Bơm thủy lực tổng ở xe lu sử dụng bơm pit – tông cho hệ thồng di chuyển. Thay đổi vận tốc di chuyển bằng cách thay đổi góc nghiêng của đĩa nghiêng, làm lưu lượng dầu thủy lực bi đẩy ra khỏi pit –tông thay đổi nên lượng dầu cung cấp cho các motor thủy lực thay đổi. Vì vậy vận tốc làm việc sẽ thay đổi.
- Khi muốn thay hướng chạy của xe thì cho đĩa nghiêng nghiêng theo hướng ngược lại. dầu thủy lực trong hệ thống sẽ di chuyển theo hướng ngược lại. Nhờ vậy mà motor di chuyển quay theo hướng ngược lại nên xe lu thay đổi được hướng chạy.
1. Chặn pit – tông 2. Đòn gánh 3. Lò xo đòn gánh 4. Phớt ngăn dầu 5. Ổ bi 6. Trục 7. Vỏ bơm 8. Đĩa nghiêng
Hình 4.15 Cấu tạo bơm thủy lực 4.2.2.2.2 Hiện tượng
Khi bơm thủy lực tổng yếu thì áp suất dầu cung cấp cho các motor di chuyển sẽ nhỏ. Điều này làm cho xe di chuyển khó khăn, không được như ý muốn và sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của xe.
Motor bi yếu sẽ không nhân được hết áp suất dầu từ bơm tổng cung cấp. Bơm thủy lựcvà motor di chuyểnxuất hiện tiếng kêu to.
4.2.2.2.3 Nguyên nhân
- Các chi tiết trong bơm bị mòn như: pit – tông, xilanh, mặt chà, các khớp cầu. Các chi tiết bi mòn sẽ làm cho áp suất dầu cung cấp cho motor di chuyển không đủ. Các chi tiết trên bị mòn do:
+ Dầu bôi trơn kém chất lượng, trong dầu có mạt kim loại và cát mạt kim loại này sẽ làm tăng tốc độ mài mòn các chi tiết trong bơm.
+ Tắc đường ống dẫn dầu bôi trơn khớp cầu pit – tông và dầu pit – tông. - Các chi tiết trong bơm bị xâm thực do trong dầu thủy lực có các bong
bóng khí. Các bong bóng khí này bàm thành từng đám vào bề mặt kim loại và sẽ bị nén cho đến khi nổ tung ra đột ngột làm vỡ các bề mặt kim loại và sẽ gây ra các hư hỏng:
+ Tắc lọc dầu.
+ Hạn chế dòng chảy của đường hút (do các đám bong bóng khí tụ lại). Điều này càng làm tăng tốc xâm thực.
+ Bơm kêu to, rung động mạnh. H ì n h 4 . 1 6 Đ ĩ a
phân phối của bơm thủy lực bị bong tróc do xâm thực
- Các bề mặt làm việc bị trầy xướt làm cho dầu thủy lực theo các vết trầy xướt đó di chuyền theo hướng ngược lại do lực đầy của áp suất dầu làm giảm lưu lượng và áp suất dầu cung cấp cho motor. Các bề mặt bị trầy xướt do dầu sử dụng lâu ngày có cặn bẩn, mạt kim loại; dưới tác dụng của lực ma sát sẽ cào xướt các bề mặt làm việc và gây ra trầy xướt.
- Do dầu thủy lực bị nóng sẽ phá hỏng các phớt bằng cao su và tăng tốc làm giảm chất lượng dầu. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm độ nhớt của dầu xuống dưới giá trị làm việc tối ưu đối với các bộ phận làm việc trong hệ thống. Dầu thủy lực bị nóng do:
+ Bơm thủy lực bị hỏng nặng như: bị xâm thực; bị trầy xướt ở xi lanh, mặt chà… làm cho trong quá trình bơm dầu có một lượng dầu sẽ chảy qua các rãnh nhỏ ở áp suất cao và sinh nhiệt làm cho dầu thủy lực bị nóng lên.
+ Hệ thống thủy lực quá tải áp suất, van áp suất bị mở liên tục hay van áp suất đặt ở giá trị quá thấp làm cho dầu trong hệ thống luôn chảy với lưu lượng lớn và liên tục. Ma sát giữa các phần tử trong dầu và với thành ống sinh ra nhiệt độ làm dầu nóng lên.
+ Tổn hao áp suất ở các khâu quá nhiều dễ dẫn đến quá tải.
+ Lượng dầu trong thùng còn quá ít nên dầu thủy lực gần như luôn di chuyển trong hệ thống và không đủ thời gian để làm mát.
+ Dầu thủy lực quá bẩn hoặc độ nhớt không đạt yêu cầu.
+ Bộ làm mát dầu bằng không khí làm việc không hiệu quả do bám nhiều bụi bẩn.
- Các ron làm kín bị hỏng làm dầu rò rỉ ra ngoài và làm giảm lưu lượng dầu qua đó làm mất áp suất dầu cung cấp cho bơm.
-Bơm nhồi không cung cấp lượng dầu bù cho hệ thống và làm áp suất dầu bị giảm do:
+ Bơm nhồi bị hỏng.
+ Các van một chiều bị kẹt không mở được.
+ Van an toàn bị hỏng hoặc đặt ở giá trị thấplàm dầu từ bơm nhồi được trả vềthùng.
- Lò xo ép mặt chà và xilanh không đủ lực làm xuất hiện khe hở và làm thất thoát dầu khi có áp suất tác dụng lên.
4.2.2.2.4 Biện pháp khắc phục
- Pit – tông, xilanh tiến hành sửa chữa theo cos. Mặt chà, mặt đầu xilanh thì có thể gia công lại và tăng lực ép của lò xo ép.
-Đối với các chi tiết bị xâm thực: + Thay thế các chi tiết bị xâm thực
+ Tăng áp đường vào của bơm bằng một bơm nhồi hoặc tăng áp suất mặt thoáng chất lỏng trong thùng dầu.
+ Sử dụng các van một chiều chống xâm thực trong các cơ cấu motor hoặc xilanh thủy lực.
+ Giảm độ nhớt hoặc tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.
+ Làm kín hoặc tăng đường kính đường hút của bơm dầu thủy lực. - Tiến hành sửa chữa các chi tiết bị trầy xướt, nếu vết xướt nhỏ thì có thể
gia công lại và sửa chửa theo cos (pit – tông, xilanh). Vết cào xướt lớn thì phải tiến hành thay thế. Lọc lại dầu thủy lực trong hệ thống vì có cận bẩn hoặc mạt kim loại.
- Thay thế các ron làm kín.
- Sửa chữa lại bơm nhồi nếu bị hư hỏng.
- Dầu thủy lực bị nóng:
+ Tránh làm việc quá tải trong thời gian dài, điều chỉnh lại van áp suất ở giá trị thích hợp.
+ Kiểm tra lại các khâu trong hệ thống thủy lực. Sửa chữa khắc phuc nếu phát hiện hư hỏng hoặc làm việc không đúng yêu cầu.
+ Kiểm tra chất lượng dầu thủy lực về độ bẩn và độ nhớt, nếu không đạt yêu cầu thì phải thay.
+ Làm sạch lại két làm mát dầu thủy lực. Sửa chữa các chi tiết liên quan đến bộ lảm mát dầu thủy lực.
-Thay thế lò xo ép mặt chà và xilanh khi thấy bị yếu hoặc gãy.
CHƯƠNG V
LẬP QUY TRÌNH CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG XE
5.1 Một số khái niệm trong bảo dưỡng
- Bảo dưỡng: công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành
nhất định trong khai thác theo nội dung công việc đã quy dịnh nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt.
- Nội dung của bảo dưỡng kỷ thuật: bao gồm các công việc làm sạch; chẩn đoán;
kiểm tra; điều chỉnh; siết chặt các đầu mối, bulông; thay thế dầu, mỡ; bổ sung nước làm mát…
- Chu kỳ bảo dưỡng: quãng đường xe chạy hoặc khoảng thời gian khai thác giữa 2
lần bảo dưỡng.
- Phân cấp bảo dưỡng: bảo dưỡng có 2 cấp
+ Bảo dưỡng hằng ngày. + Bảo dưỡng định kỳ.
5.2 Quy trình bảo dưỡng xe lu5.2.1 Bảo dưỡng hằng ngày 5.2.1 Bảo dưỡng hằng ngày
- Bảo dưỡng hằng ngày do lái xe, phụ xe, công nhân trong trạm chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe hoạt động hằng ngày cũng như trong thời gian vận hành.
-Phương pháp tiến hành kiểm tra là dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và kinh nghiệm tích lũy.
- Yêu cấu thời gian kiểm tra phải ngắn.
- Các công việc kiểm tra, chẩn đoán hằng ngày bao gồm:
Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành
Hệ thống làm mát - Kiểm tra mực nước làm mát động cơ.
Hệ thống nhiên liệu
- Kiểm tra mức nhiên liệu.
- Kiểm tra bộ tách nước trong hệ thống nhiên liệu. - Xả cặn và nước trong hệ thống nhiên liệu.
Hệ thống bôi trơn - Kiểm tra mức dầu bôi trơn.
- Kiểm tra trạng thái của dầu bôi trơn.
Hệ thống khởi động - Kiểm tra công tắc, các dây cáp điện, bình ắc quy.
Hệ thống lái
- Kiểm tra hành trình tự do của vành tay lái. - Trạng thái làm việc của bộ trợ lực lái. - Kiểm tra xilanh tay lái.
Cần điều khiển
- Kiểm tra cần chuyển hướng.
- Kiểm tra cần điều khiển công suất động cơ. - Kiểm tracần phanh tay, bàn đạp phanh chân.
Hệ thống tín hiệu
- Kiểm tra các đồng hồ đo, đèn báo.
-Thường xuyên theo dõi áp suất dầu bôi trơn và áp suất dầu thủy lực trong quá trình hoạt động.
Hệ thống thủy lực - Kiểm tra mức dầu thủy lực trong thùng.
Các bộ phận khác
-Bơm dầu bôi trơn vào các gối đỡ của trục bánh xe.
- Làm sạch buồng lái, kính chiếu hậu.
- Lau sạch kính chắn gió, kình mặt bên (nếu có).
5.2.2 Bảo dưỡng định kỳ
- Bảo dưỡng định kỳ: do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của xe được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác.
- Bảo dưỡng định kỳ xe lu được tính theo khoảng thời gian khai thác như sau: + Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc.
+ Bảo dưỡng sau 250giờ làm việc. + Bảo dưỡng sau 500 giờ làm việc. + Bảo dưỡng sau 1000 giờ làm việc.
5.2.2.1 Bảo dưỡng sau 100 giờ làm việc
Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành
Động cơ
- Kiểm tra thiết bị lọc không khí và các phần tử làm sạch độ bẩn. Kiểm tra vết nứt hay sự hư hỏng. Dùng khí nén làm sạch chi tiết.
-Đối với động cơ mới thì thay dầu bôi trơn sau 25 giờ làm việc và sau đó là 100 giờ làm việc. Để thay dầu bôi trơn, trước hết cần làm nóng động cơ đến nhiệt độ làm việc.
- Tháo bình lọc dầu bôi trơn khi động cơ còn ấm, vệ sinh bình lọc dầu.
- Kiểm tra cổ dê của hệ thống nạp khí, siết chặt cổ dê và đường ống dẫn của hệ thống nạp khí. -Thay nước làm mát động cơ
Hệ thống thủy lực
- Kiểm tra mức dầu thủy lực trong hệ thống thủy lực.
- Kiểm tra dầu thủy lực xem có bẩn hay không. - Kiểm tra lọc dầu và làm sạch lọc dầu thủy lực.
Hệ thống lái
- Kiểm tra lại hành trình tự do của vành tay lái, điều chỉnh lại theo mức quy định.
- Kiểm tra các đường ống dẫn dầu trong hệ thống lái thủy lực.
Các bộ phận khác
- Châm thêm dầu thắng.
- Kiểm tra các van phân phối trong hệ thống thủy lực.
- Kiểm tra các chốt định vị. -Bôi trơn các chi tiết và các ổ đỡ.
- Kiểm tra và siết chặt các bulông, đai ốc còn lại.
5.2.2.2 Bảo dưỡng sau 250giờ làm việc
Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành
Động cơ
- Thay dầu bôi trơn động cơ. - Thay lọc dầu bôi trơn. - Thay lọc nhiên liệu.
- Kiểm tra, siết chặt các đầu nối của ống cao áp. - Vệ sinh bầu lọc không khí, thay thếlọc không
khí.
- Kiểm tra khe hở van động cơ.
- Kiểm tra các ống nối trong hệ thống làm mát. Thay nước làm mát.
quy.
Hệ thống thủy lực
- Thay thế bộ lọc dầu hệ thống thủy lực. - Thay thế bộ lọc dầu hồi hệ thống thủy lực. - Kiểm tra các đầu nối hệ thống ống dẫn dầu thủy
lực.
- Kiểm tra các ron làm kín.
Đối với truyền động của lu cơ
- Kiểm tra, vệ sinh lọc khí nén của hộp số. - Thay thế dầu bôi trơn trong hộp số, cầu chủ
động.
- Kiểm tra cần gài số, gài số thử. -Bôi trơn ổ đỡ bi của các trục.
Hệ thống lái - Kiểm tra các ron làm kín của xilanh tay lái.
Các bộ phận khác - Kiểm tra, siết chặt các bulông, đai ốc. - Vận hành xe thử.
5.2.2.3 Bảo dưỡng sau 500giờ làm việc
Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành
Động cơ
- Làm sạch lỗ thông hơi cacte. - Thay thế bộ lọc nhiên liệu.
- Vận hành thử hệ thống bơm nhồi hệ thống nhiên liệu.
- Làm sạch bộ lộc sơ bộ của hệ thống nhiên liệu. - Làm sạch nắp thùng nhiên liệu và lưới lọc. -Điều chỉnh khe hở nhiệt.
phun đầu bằng và 175kg/cm2 đối với vòi phun đầu nhọn.
- Thay dầu bôi trơn động cơ. - Thay lọc đầu bôi trơn động cơ. - Thay lọc nước làm mát.
- Xả hết nước làm mát trong két nước và thân máy, thay nước làm mát. Chú ý, không thay nước làm mát khi động cơ còn nóng.
- Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát.
- Tháo,vệ sinh toàn bộ các chi tiết bộ lọc không khí có dầu, thay dầu trong bộ lọc không khí.
Hệ thống lái
- Thay thế dầu trợ lực lái.
- Kiểm tra ron làm kín của xilanh tay lái.
Hệ thống thủy lực
- Thay thế bộ lọc của hệ thống thủy lực.
- Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thủy lực, siết chặt các đầu nối.
- Vệ sinh bình chứa dầu thủy lực: trong và ngoài. - Kiểm tra các van thủy lực, van giảm áp và van
phân phối.
Đối với truyền động của lu cơ
- Thay dầu thủy lực ly hợp.
- Kiểm tra, điều chỉnh cần ngắt ly hợp. - Thay dầu bôi trơn hộp số, cầu chủ động.
Các bộ phận khác
- Kiểm tra, siết chặt các bulông, đai ốc. - Kiểm tra độ rơ của các khớp chuyển động. - Kiểm tra độ căng dây cuaro.
Các phần bảo dưỡng Công việc tiến hành
Động cơ
- Thay dầu bôi trơn. - Thay lọc dầu bôi trơn. - Thay lọc nhiên liệu.
- Kiểm tra khe hở van động cơ. - Kiểm tra khe hở nhiệt xuppap.
- Tháo hết nước làm mát trông két nước và thân máy, thay nước làm mát.
- Thay lọc nước làm mát. -Bôi trơn ổ đỡ trục bơm nước.
- Kiểm tra hệ thống khí nạp, thay dầu bộ lọc không khí, siết chặt ống dẫn khí.
- Kiểm tra bơm cao áp, hiệu chỉnhvà cân lại bơm cao áp.
- Kiểm ta bình ắc quy, làm sạch bình và siết chặt giá đỡ bình ắc quy.
- Kiểm tra hệ thống dây cáp điện trên xe: đèn, các đèn tín hiệu, hệ thống khởi động.
Hệ thống lái
- Thay thế dầu trợ lực hệ thống lái.
- Kiểm tra, điều chỉnh lại hành trình tự do của vành tay lái.
- Kiểm tra ron làm kín của xilanh tay lái, cảm thấy cần thiết có thể thay thế.
Hệ thống thủy lực
- Thay lọc dầu thủy lực.
- Vệ sinh bình chứa dầu thủy lực. - Kiểm tra dầu thủy lực.