Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ

Một phần của tài liệu đề tài: các hư hỏng thường gặp lập quy trình bảo dưỡng máy xây dựng công trình (xe lu) (Trang 35 - 37)

Hình 3.8 Sơ đồ cung cấp nhiên liệu của động cơ diesel

1. Vòi phun; 2. Pit –tông bơm; 3. Đường dầu đến kim phun; 4. Van phân phối; 5. Van định lượng (van tràn); 6. Đĩa cam;

7. Thùng chứa nhiên liệu; 8. Bộ điều khiển phun dầu sớm; 9. Bơm chuyển tiếp; 10. Lọc tinh; 11. Van an toàn;

Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu:

- Chứa nhiên liệu dự trữ, đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong khoảng thời gian quy định.

- Lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu.

- Cung cấp nhiên liệu cần thiết cho mỗi chu trình ứng với chế độ làm việc của động cơ.

- Cung cấp nhiên liệu đồng đều vào xilanh theo trình tự làm việc quy định của động cơ.

- Cung cấp nhiên liệu vào xilanh động cơ đúng lúc theo quy luật đã định. Động cơ của xe lu dùng hệ thống nhiên liệu riêng biệt. Hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel có các bộ phận chính: Mạch hạ áp, mạch cao áp, bơm cao áp, kim phun nhiên liệu, bơm tiếp vận, bơm tay, lọc sơ cấp, lọc thứ cấp, van an toàn,…

Nguyên lý hoạt động:

- Khi động cơ họat động, bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc sơ cấp (lọc thô) và lọc thứ cấp (lọc tinh) đến bơm cao áp. Van an toàn được lắp trên mạch hạ áp có nhiệm vụ giới hạn áp lực vào bơm cao áp. Nhiên liệu sao đó vào bơm được pit – tông, xilanh nén ở áp lực cao, sau đó nhiên liệu được chuyển vào mạch cao áp đến kim phun. Nhiên liệu sẽ được kim phun phun vào buồng đốt của động cơ đúng thời điểm.

- Trong tất cả các mạch nhiên liệu của hệ thống, tuyệt đối không để lọt khí vào vì làm giảm áp lực của nhiên liệu đựa đến kim phun và làm cho quá trình cháy không hoàn hảo. Vì thế, trên các hệ thống nhiên liệu thường có bơm tay và vít xả gió để xả gió trước khi động cơ làmviệc.

Một phần của tài liệu đề tài: các hư hỏng thường gặp lập quy trình bảo dưỡng máy xây dựng công trình (xe lu) (Trang 35 - 37)