Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời đến trước khi ban hành Bộ

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 39 - 42)

KHI BAN HÀNH B LUT HÌNH S NĂM 1999

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã giành được những thành tựu quan trọng trên một số lĩnh vực, cải biến được một phần cơ cấu của nền kinh tế - xã hội, tạo ra cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta đã gặp phải những khó khăn và khuyết điểm nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý kinh tế: nền kinh tế quan liêu, bao cấp không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định một cách cơ bản tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Pháp chế xã hội chủ nghĩa chậm được tăng cường, pháp luật kỷ cương bị buông lỏng. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hình sựđơn hành không thể hiện được toàn diện,

đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, việc ban hành Bộ luật Hình sự là vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 27-6-1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, đã thông qua Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ ngày 1-1-1986 (sau đây gọi là BLHS 1985).

Như vậy, trong lịch sử pháp luật hình sự của Nhà nước ta kể từ năm 1945, Bộ luật Hình sự năm 1985 là văn bản pháp điển hoá đầy đủ (tổng hợp) đầu tiên

được thể hiện dưới hình thức Bộ luật là hình thức lập pháp cao của thế giới nói chung. Bằng hình thức thể hiện đó, Bộ luật Hình sự đã trình bày một cách có hệ

thống, toàn diện - đương nhiên trong điều kiện lúc bấy giờ, về một lĩnh vực quan hệ xã hội thường được xem là một trong những loại phức tạp nhất.

Lần đầu tiên, ở nước ta đã có một quy định pháp luật rõ ràng và đầy đủ về

cơ sở của trách nhiệm hình sự. Vì vậy, ta có thể bỏ được nguyên tắc tổng hợp, khẳng định nguyên tắc “chỉ một người phạm một tội do pháp luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Lần đầu tiên, pháp luật hình sự của nước ta quy định một hệ thống hình phạt tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh thể hiện chính sách trừng trị của Đảng và Nhà nước ta đối với những người phạm tội. Đó là quan điểm về sự kết hợp trừng trị và giáo dục, thuyết phục, lấy giáo dục làm trọng.

Đặc biêt, lần đầu tiên, pháp luật hình sự Việt Nam đã có những quy định riêng, hệ thống về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội: vấn đề trách nhiệm hình sự người chưa thành niên đã được quy định trong một chương riêng của Phần chung Bộ luật Hình sự năm 1985 - Chương VII - Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội gồm 11 điều quy định về áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, những nguyên tắc cơ bản về xử lý những hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các biện

pháp tư pháp và hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, tổng hợp hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án.

Trên tinh thần lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 1985 được tiến hành theo những nguyên tắc đặc biệt, chỉ đưa những người này ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong những trường hợp thật cần thiết, đồng thời mức án áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người phạm tội

đã thành niên.

Từ ngày ban hành đến giữa năm 1997, Bộ luật Hình sự 1985 đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung bốn lần: lần thứ nhất: ngày 28-12-1989, lần thứ hai: 12-8- 1991, lần thứ ba: ngày 22-12-1992, lần thứ tư: ngày 10-5-1997. Qua bốn lần sửa

đổi, bổ sung, Bộ luật Hình sự 1985 đã có những thay đổi lớn về số lượng các điều, khoản, về cơ cấu các chương và có những quy định mới so với các quy định của Bộ luật khi mới được ban hành vào năm 1985. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (Chương VII) vẫn

được giữ nguyên. Điều đó có thể nói rằng cho đến thời điểm đó Bộ luật Hình sự

năm 1985 được xem như một văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách có hệ

thống, toàn diện, đầy đủ và chặt chẽ nhất vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội là người chưa thành niên nhằm đáp ứng một cách cao nhất yêu cầu bảo vệđặc biệt trẻ em nói riêng, người chưa thành niên nói chung, thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta, phù hợp với tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, thông qua đó đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống có hiệu quả người phạm tội chưa thành niên.

2.4. NHNG QUY ĐỊNH V NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHM TI TRONG LUT HÌNH S VIT NAM HIN HÀNH

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), sự

nghiệp đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu trên nhièu lĩnh vực. Cùng với sự nghiệp đổi mới mà Đại hội Đảng lần thứ VI đã khởi xướng là con đường mới, đúng đắn, tất yếu và có tính quy luật cho sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thế kỷ XXI mà Đại hội Đảng lần thứ VIII (từ 28-6

đến 1-7-1996) đã chỉ ra - “xây dựng Nhà nứớc pháp quyền Việt Nam”9, việc sửa

đổi Bộ luật Hình sự năm 1985 của nước ta là rất cần thiết vì những lý do sau: - Nhà nước pháp quyền bao giờ cũng coi các quyền và tự do của con người là những giá trị xã hội cao quý nhất, đồng thời là các khách thể hàng đầu được ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự.

9

Xem: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 129.

- Cùng với việc đổi mới pháp luật nói chung, đổi mới pháp luật hình sự

hiện hành chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản mà nếu như thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền

để đấu tranh chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những người phạm tội, để góp phần tăng cường pháp chế và củng cố trật tự pháp luật, để bảo vệ các quyền và tự

do của công dân, cũng như các lợi ích của xã hội và của Nhà nước.

- Ở một chừng mực nào đó, các quan hệ xã hội trước thời kỳ đổi mới ở

nước ta là sản phẩm của hạ tầng cơ sở sinh ra từ nền kinh tế quan liêu - hành chính và bao cấp, bảo thủ và trì trệ, nên khi chuyển sang cơ chế thị trường thì chưa đáp

ứng được các nhu cầu của thực tiễn xã hội nói chung và thực tiễn pháp lý nói riêng (kể cả pháp luật hình sự). Do đó, việc tiến hành đổi mới pháp luật hình sự - sửa

đổi Bộ luật Hình sự năm 1985 cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới đang và sẽ

hình thành là hoàn toàn hợp lý.

- Việc phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 đa cho thấy một số các nhược điểm nhất định khá rõ rệt - chưa chính xác về mặt khoa học hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, chưa nhất quán về mặt logic pháp lý hoặc chưa chặt chẽ về mặt kỹ thuật lập pháp - mà trong quá trình pháp điển hoá lần thứ hai luật hình sự của đất nước cần phải được nhà làm luật khắc phục.

Và chính vì vậy, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, việc dựa trên những thành tựu mới nhất của lý luận luật hình sự hiện đại, cũng như

các nguyên tắc và các quy phạm luật được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế đểđổi mới các quy định của pháp luật hình sự quốc gia - pháp điển hoá lần thứ hai luật hình sự nước ta là rất cần thiết.

Ngày 21-12-1999, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 6, đã thông qua Bộ luật Hình sự (sau đây gọi tắt là BLHS) thay thế cho Bộ luật Hình sự năm 1985. Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực từ

ngày 1-7-2000.

Bộ luật Hình sự 1999 gồm có 2 phần: Phần chung quy định những nguyên tắc, những chế định cơ bản về tội phạm và hình phạt, và phần các tội phạm quy

định các tội phạm cụ thể và khung hình phạt đối với người phạm tội cụ thể đó. Cũng như Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng đã dành một chương riêng (Chương X: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội) quy định về các chính sách và đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, xuất phát từ chính sách hình sự nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta, từđặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên mà Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có những sửa đổi và bổ sung phù hợp hơn nữa với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Chương X - Những quy định đối với ngườí chưa thành niên phạm tội gồm 10 điều quy định về áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội và hình phạt áp dung

đối với người chưa thành niên phạm tội, tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, giảm mức hình phạt đã tuyên, xoá án tích.

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)