2.2.1.1. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng tám
Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ
phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc
đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và Đảng ta xác định giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy, ngay từ khi mới hình thành, pháp luật hình sự
của chính quyền nhân dân đã tập trung thực hiện các nhiệm vụđó.
Một số các văn bản pháp luật hình sự thời kỳđó là: Sắc lệnh số 6-SL ngày 5-9-1945 “cấm nhân dân Việt Nam không được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn
đường, liên lạc, làm tay sai cho Pháp”; Sắc lệnh số 7-SL ngày 5-9-1945 “cấm đầu cơ, tích trữ thóc, gạo” và tiếp theo đó ban hành Sắc lệnh số 45-SL ngày 9-10-1945
“cấm hẳn việc xuất cảng ra ngoại quốc thóc, gạo, ngô, đỗ hoặc các chế phẩm thuộc về ngũ cốc”; Sắc lệnh số 223-SL trừng trị các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ.
Tuy nhiên, do tình hình hết sức khẩn trương không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng, nên ngày 10-10-1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hoàng Việt hình luật” và Bộ “hình luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”.
Như vậy, sau Cách mạng Tháng tám thành công, Nhà nước công nông non trẻđã tiến hành tích cực hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động lập pháp hình sự nói riêng. Tuy nhiên, do phải đương đầu với cuộc kháng chiến nên ta chưa có
điều kiện ban hành những quy định riêng áp dụng đối với người phạm tội chưa thành niên. Vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, hình phạt áp dụng đối với họ… chủ yếu theo những quy định cũ.
2.2.1.2. Thời kỳ toàn quốc kháng chiến
Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược.
Vì vậy, pháp luật thời kỳ này, trong đó có pháp luật hình sự chủ yếu phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn tay sai.
Có thể kể đến các văn bản pháp luật thời ký này là: Sắc lệnh số 200-SL ngày 8-7-1948, Sắc lệnh số 93-SL ngày 22-5-1950, Sắc lệnh số 106-SL ngày 15-6- 1950 quy định nghĩa vụ kháng chiến; Sắc lệnh số 133-SL ngày 20-1-1953 trừng trị
những tội phạm đến an toàn Nhà nước, đối nội và đối ngoại; Sắc lệnh số 95-SL ngày 13-8-1949 về bí mật kinh tế, Sắc lệnh số 128-SL ngày 17-7-1950 về bí mật công văn, thư tín...
Nhìn chung, số lượng văn bản pháp luật hình sự được ban hành trong thời kỳ này tương đối lớn với nội dung ngày càng phong phú nhưng chủ yếu đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chứ chưa lưu ý
đến việc ban hành các quy phạm pháp luật hình sự nhằm bảo vệ người phạm tội là trẻ em, người chưa thành niên - những người chủ tương lai của đất nước.
2.2.2. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)