Hài hòa pháp luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội vớ

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 74 - 85)

NIÊN PHM TI VI CÔNG ƯỚC LIÊN HP QUC V QUYN TR EM

Từ những phân tích trên, ta thấy tình hình tội phạm chưa thành niên hiện nay ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn Hà Nội nói riêng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Vì vậy, tiến tới việc giảm bớt và ngăn chặn được tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên hiện nay là một vấn đề xã hội cấp bách cần có sựđầu tư nghiên cứu, khảo sát công phu, kết hợp nhiều biện pháp về kinh tế, tổ chức hành chính, pháp lý, tuyên truyền, giáo dục... với sự phối hợp, nổ lực chung của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, trong đó gia đình và nhà trường đóng một vai trò quan trọng. Trong các biện pháp trên, ta không thể không kểđến các biện pháp pháp lý trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Chúng ta cần phải cải cách đồng bộ hệ thống tư pháp song song với việc tiến hành đồng thời việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội phải được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tinh thần của Công

ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết: “Trẻ em có quyền

được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” (Lời nói đầu, Công ước 1989). Xuất phát từ

quan điểm trên, tác giả có một số ý kiến đề xuất sau nhằm hoàn chỉnh cả về mặt nội dung lẫn hình thức Chương X - Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 1999:

- Vềđộ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Về mặt hình thức, chúng ta nên đưa Điều 12 BLHS trong Chương III (Tội phạm) sang Chương X (Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội) bởi vì việc quy định vềđộ tuổi trách nhiệm hình sự là quy định đối với người chưa thành niên, cho dù người chưa thành niên đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm thì khi xét xử, Tòa án cũng phải tuân theo những quy

định của Chương X - Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội. Còn đối với người đã thành niên, họ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà họ gây ra (trừ trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 BLHS) hoặc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 25 BLHS) theo quy định của pháp luật). Điều này là tất nhiên, không cần phải quy định.

Về mặt nội dung của điều luật (Điều 12 BLHS - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự): Với những hạn chế về trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống, bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế... , hành vi ứng xử của người chưa thành niên chịu sự tác

động rất lớn, nếu như không muốn nói rằng chủ yếu, của môi trường sống. Do đó, việc giải quyết trách nhiệm pháp lý của người chưa thành niên phạm tội phải đặt trong mối liên hệ với trách nhiệm giáo dục, quản lý của xã hội, của nhà trường và của gia đình. Vì vậy, đối với lứa tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, trách nhiệm hình sự chỉ nên đặt ra khi hành vi thực hiện với lỗi cố ý. Tức là nên quy định lại khoản 2 Điều 12 BLHS như sau: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Hơn nữa, về vấn đề này, pháp luật hình sự của một số

nước cũng quy định trách nhiệm hình sự của người từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

rất hạn chế. Ví dụ: Bộ luật Hình sự năm 1997 của Trung Quốc quy định người từ đủ 14 tuổi vào thời điểm phạm tội (nhưng chưa đủ 18 tuổi) chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tám tội đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện với lỗi cố ý.

- Về các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, khoản 2 Điều 69 BLHS quy định: “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục”. Vậy, theo trên, người chưa thành niên có thểđược miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong ba trường hợp sau:

+ Một là, tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây nguy hại không lớn. Theo quy

định tại khoản 3 Điều 8 BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù...”. Rõ ràng ở đây có sự mâu thuẫn giữa khoản 2 Điều 69 và khoản 3 Điều 8 BLHS. Bởi vì đã là tội phạm nghiêm trọng thì đương nhiên phải là tội gây nguy hại lớn cho xã hội (Điều 8 BLHS), không thể có tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn (Điều 69 BLHS). Có chăng chỉ là phạm tội nghiêm trọng trong trường hợp ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng nhưng gây hậu quả không lớn. Vì vậy, chúng ta nên thay cụm từ “gây hại không lớn” trong khoản 2 Điều 69 BLHS bằng cụm từ “gây hậu quả không lớn” hoặc “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” để nội dung của

Điều này thống nhất với quy định của Điều 8 BLHS.

+ Hai là, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Theo Điều 47 BLHS, để quyết

định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự thì cần phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS. Vậy, theo logic thì có nhiều tình tiết giảm nhẹ là trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên. Nhưng, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ và có cả tình tiết tăng nặng, thì người chưa thành niên phạm tội có được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Chúng ta cần phải quy định rõ ràng hơn ở Điều này. Nhưng, theo tác giả, chỉ nên miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ

(ít nhất hai tình tiết trở lên) quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS và không có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS.

+ Ba là, người phạm tội được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Nhưng, luật không quy định trong trường hợp nào thì gia đình, trường hợp nào thì cơ quan, tổ chức. Theo tác giả, tùy từng trường hợp cụ thể để

chấp nhận ai giám sát, giáo dục, cụ thể là: nếu người phạm tội đang sinh sống với gia đình thì phải được gia đình nhận giám sát, giáo dục; còn trường hợp người phạm tội không ở với gia đình nhưđi làm ở cơ quan, tổ chức, đi học ở các trường nội trú... thì phải được cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục mới được xem xét

để quyết định cho miễn trách nhiệm hình sự. Vậy, Điều này cần phải được quy

định rõ ràng hơn.

- Về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, khoản 3 Điều 70 BLHS quy định: "Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ". Vậy, trong trường hợp hành vi phạm tội được thực hiện từ

khi chưa thành niên nhưng lại được xét xử vào thời điểm mà họ đã thành niên hoặc đã gần đủ 18 tuổi thì có cần thiết phải đưa họ vào trường giáo dưỡng không? Theo tác giả, không nên đưa người đã thành niên vào trường giái dưỡng vì tội phạm mà họ đã thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi. Và cũng không nên để người đã thành niên ở lại trường giáo dưỡng. Tức là không nên áp dụng biện pháp tư pháp

đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội mà khi xét xử đã quá 17 tuổi vì nếu áp dụng đối với họ thì họ sẽ phải chịu chấp hành biện pháp tư pháp này ở tuổi họđã thành niên. Bởi vì việc những người đã thành niên ở lại trường giáo dưỡng với những người chưa thành niên sẽ là tác nhân ảnh hưởng xấu tới phạm nhân khác. Vì vậy, Bộ luật Hình sự cần quy định rõ hơn ởĐiều này.

- Về việc áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội, khoản 5 Điều 69 BLHS quy định: "Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi". Và chỉ

áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng (Điều 72 BLHS). Theo tác giả, nên mở rộng việc áp dụng hình phạt tiền bằng cách quy định độ tuổi giới hạn áp dụng hình phạt này là đủ 15 tuổi, nghĩa là chỉ áp dụng hình phạt tiền

đối với người chưa thành niên phạm tội từđủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người

đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Bởi vì Bộ luật Lao động chỉ cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc (Điều 120 Bộ luật Lao động). Nên trên thực tế, trẻ

em từđủ 15 tuổi trở lên đã có thể tham gia lao động sản xuất để có thu nhập. Tuy nhiên, chỉđược áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội với

điều kiện họ phạm vào các tội mà điều luật áp dụng đối với tội ấy quy đinh nhiều hình phạt, trong đó các hình phạt khác đều nặng hơn hình phạt tiền. Điều này sẽ

thể hiện bản chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. Ví dụ, đối với một sốđiều luật trong Bộ luật Hình sự mà có quy định chế tài lựa chọn giữa hình phạt tiền và hình phạt tù như: Điều 202 - Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiên giao thông đường bộ, Điều 207 - Tội đua xe trái phép, Điều 245 - Tội gây rối trật tự công cộng ..., việc mở rộng áp dụng hình phạt tiền trong trường hợp này sẽ

tránh được sự quá tải ở các trại giam khi mà trong thực tế điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân trong các nhà tù vẫn còn khó khăn. Ngoài ra, áp dụng hình phạt tiền trong quy định lựa chọn một cách

đúng đắn còn góp phần ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn về mặt xã hội có thể phát sinh khi đưa người phạm tội chưa thành niên vào tù.

- Về việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, khoản 1 Điều 74 BLHS quy

định: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật

được áp dụng dụng định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khôngquá mười tám năm tù ...”. Theo tác giả, mức phạt tù này nên được nghiên cứu theo hướng là mười lăm năm thay cho mức mười tám năm như hiện nay. Thời gian mười lăm năm được giáo dục, cải tạo trong trại giam

đã đủ để người chưa thành niên ăn năn, hối cải về hành vi phạm tội được thực hiện trong lúc tâm sinh lý còn "chưa thành niên" của mình để trở thành người lương thiện. Sửa đổi quy định này còn thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội tạo điều kiện cho họ

sớm hòa nhập vào cộng đồng để trở về với cuộc sống bình thường, lương thiện, phù hợp với tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Trên là một số ý kiến nhằm sửa đổi, bổ sung Chương X - Những quy định

đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên; xuất phát từ chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội vừa thể hiện quan

điểm phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tình hình người chưa thành niên phạm tội vừa thể hiện tinh thần nhân đạo, hướng thiện, vì một thế hệ trẻ phát triển lành mạnh, trong sáng, vì tương lai của đất nước; xuất phát từ quan điểm "trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự

bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời" (Lời nói đầu, Công

ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em) mà việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Các hình thức pháp lý và các biện pháp cưỡng chế áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội phải coi mục đích giáo dục là trên hết, hạn chế các hình phạt đối với họ, áp dụng đúng mức các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa. Đồng thời đổi mới nhận thức về người chưa thành niên phạm tội cũng như về biện pháp xử lý đối với họ theo hướng coi người chưa thành niên phạm tội là nạn nhân chứ không chỉ là người có lỗi trong các vi phạm đó nên việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải kết hợp với gia đình, nhà trường, các cơ quan, tổ chức hữu quan, phải xác định rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội cũng như nhận thức của họ, đánh giá xác đáng các đặc điểm nhân thân, tạo những cơ hội thuận lợi và thực tếđể họ sửa chữa sai lầm trở thành người có ích cho xã hội.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta, đổi mới pháp luật nói chung, pháp luật hình sự hiện hành, trong đó có pháp luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội là một trong những yếu tố cơ bản mà thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công. Bởi vì các quy

định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền để đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm chưa thành niên, để góp phần tăng cường pháp chế và củng cố trật tự pháp luật, để bảo vệ các quyền và tự do của công dân, cũng như các lợi ích của xã hội và Nhà nước.

Điều này xuất phát từ quan điểm Nhà nước pháp quyền bao giờ cũng coi các quyền và tự do của con người là những giá trị xã hội cao quý nhất, đồng thời là các khách thể hàng đầu được ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ bằng pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, đặc biệt là pháp luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội. Việc nghiên cứu đề tài “Pháp lut hình s Vit Nam v người chưa thành niên phm ti” đã làm rõ một số vấn đề sau:

- Trong phần đầu của luận văn, tác giả nghiên cứu thế nào là trẻ em, thế nào là người chưa thành niên trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; ở lứa tuổi

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)