Thời kỳ xây dựng chủngh ĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giả

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 35 - 37)

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị bọn đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Tình hình đó đã hình thành ở nước ta hai khu vực có chếđộ chính trị và xã hội khác nhau. Ở miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng

miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở miền Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế

quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Pháp luật hình sự trong thời kỳ

này phải phục vụ thực hiện thắng lợi hai chiến lược cách mạng đó.

Để đáp ứng yêu cầu đó, ở miền Bắc đã ban hành một số các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đáng chú ý sau: Pháp lệnh ngày 30-10-1967 trừng trị các tội phản cách mạng, Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyết định hình phạt được chính xác, Bản tổng kết về thảo luận báo cáo công tác ngành Tòa án nhân dân năm 1959 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Trước hết, chúng ta cần căn cứ vào những tính chất và mức độ nguy hại của phạm pháp để phân biệt phạm pháp nặng, phạm pháp nhẹ. Chúng ta cũng cần căn cứ vào người phạm pháp (tuổi, bản chất, có tiền án hay không, khả năng cải tạo, thành tích…) và trường hợp tăng hoặc giảm tội…”6. Chính vì vậy mà Chỉ thị số 46-TH ngày 14-1-1969 của Tòa án nhân dân tối cao về

việc tăng cường và phát huy hơn nữa tác dụng của công tác Tòa án trong công tác bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ tài sản của Nhà nước và quản lý thị trường đã quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cuả người chưa thành niên: “Nói chung, đối với trẻ em hư dưới 14 tuổi, thì không đưa ra Tòa án xét xử; từ 14 tuổi đến 18 tuổi, nếu trường hợp phạm pháp cần thiết phải đưa ra xét xử thì có châm chước đến tuổi còn non trẻ của chúng; riêng đối với loại từ 14 tuổi đến 16 tuổi, chỉ nên xét xử

trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng”7. Điều đó có nghĩa là pháp luật hình sự thời kỳ này ở miền Bắc không truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người chưa thành niên dưới 14 tuổi, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người từ 18 tuổi trở lên, và chỉ truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người chưa thành niên từ

14 tuổi đến 16 tuổi nếu họ phạm tội nghiêm trọng. Đây là một quy định tiến bộ

của Nhà nước ta kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay, mở màn cho việc hình thành các quy phạm pháp luật hình sự có tính tập trung, hệ thống và chi tiết trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội sau này. Chính vì vậy mà quy định này về sau đã được các nhà lập pháp nước ta tiếp thu, đặc biệt đã được chính thức ghi nhận trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ

luật Hình sự năm 1999.

Ở miền Nam, do phải đương đầu với cuộc chiến tranh rất ác liệt, nên các nhà lập pháp chính quyền cách mạng không có điều kiện ban hành nhiều các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói riêng, nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hình sựđược ban hành chủ yếu đáp

ứng các yêu cầu của cách mạng, góp phần phục vụ giải phóng miền Nam, thống

6

Xem: Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tòa án nhân tối cao, Hà Nội, 1975, tr.76.

7

Xem: Sđd, tr.13.

nhất đất nước, chứ chưa chú ý nhiều đến việc ban hành các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 35 - 37)