Thời kỳ phong kiến

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 29 - 32)

2.1.1.1. Trước thế k XV

Thời kỳ này bắt đầu từ khi hình thành tổ chức Nhà nước đầu tiên, Nhà nước Văn Lang, tiếp theo là sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc. Sau đó, Triệu Đà bị nhà Hán đánh bại, nước ta là thuộc địa của nước Trung Hoa phong kiến cho đến đầu thế kỷ thứ X sau công nguyên.

Vào thế kỷ thứ X sau khi đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền - người anh hùng dân tộc đã xưng vương (năm 939) và như vậy, việc ra đời Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập đầu tiên đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn nghìn năm bị bọn phong kiến Trung Hoa đô hộ. Nhưng sau khi Ngô Quyền qua đời, chính quyền Trung ương của Nhà nước phong kiến Việt Nam tan rã do các cuộc nổi loạn cát cứ của 12 lãnh chúa phong kiến địa phương và nước ta bị rơi vào nạn mà sử sách thường gọi là “loạn 12 sứ quân” suốt hơn 20 năm trời (944 - 967). Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được nạn cát cứ, thống nhất giang sơn về một mối và nhà Đinh lên nắm quyền lực Nhà nước (968 - 980), rồi tiếp theo là nhà tiền Lê (980 - 1009). Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ

nên hoạt động lập pháp dưới các triều đại đầu tiên này của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập vẫn chưa được chú trọng.

Về hệ thống pháp luật hình sự thì dưới các triều Ngô, Đinh và tiền Lê không hề thấy có nguồn tài liệu nào nói đến các di tích văn hóa pháp lý hoặc việc soạn thảo hay ban hành văn bản pháp luật nào của Nhà nước phong kiến trong giai

đoạn này (936 - 1009). Vì chưa có hệ thống pháp luật hình sự nên giai đoạn trước thế kỷ XV, Nhà nước ta vẫn chưa có các quy phạm pháp luật trong việc xử lý người phạm tội chưa thành niên.

2.1.1.2. Thi k nhà Lý, nhà Trn, nhà H

Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, lập nên nhà Lý. Dưới triều đại này, công việc soạn thảo và ban bố pháp luật đã

được những người cầm quyền phong kiến quan tâm đúng mức. Chẳng hạn, vào năm 1042, vua Lý Thái Tông đã ban hành bộ Hình thư (3 tập) - Bộ luật viết đầu tiên của Việt Nam, nhưng rất tiếc là di tích văn hóa pháp lý đầu tiên này của nước ta không còn giữ được cho đến ngày nay. Tuy nhiên, sử sách có ghi lại một số

chiếu do các Vua Lý ban trong thời gian trị vì đất nước. Nghiên cứu các chiếu này, ta thấy lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, dưới thời kỳ nhà Lý

đã có quy định về tha miễn hình phạt. Năm 1042, Lý Thái Tông xuống chiếu cho “những người từ 70 tuổi trở lên, 80 tuổi trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15 tuổi trở

xuống và những người ốm yếu cho đến các thân thuộc nhà Vua từ hạng Đại công trở lên phạm tội thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm tội thập ác thì không được theo lệ này ”3.

Tuy quy định còn rất ít nhưng pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lý cũng đã bắt

đầu chú ý đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội, thể hiện ở việc tha miễn hình phạt cho người trẻ tuổi, người chưa thành niên …

Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và được sự ủng hộ của Trần ThủĐộ, ông đã lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Trần. Về mặt lập pháp, có hai Bộ luật được ban hành dưới đời vua Trần Thái Tông và Trần Dụ

Tông. Cũng như Bộ hình thư thời Lý, hai Bộ luật nhà Trần cũng đã bị mất, cho nên, chúng ta không thể biết về từng điều khoản của hai Bộ luật đó.

Đến thời kỳ nhà Hồ, để khôi phục kỷ cương và củng cố uy quyền của Nhà nước phong kiến, chế tài hình sựđược áp dụng đã mang tính chất hà khắc nặng nề

hơn các triều đại trước rất nhiều.

Nhưng nhìn chung, pháp luật hình sự dưới những triều đại này chưa có những quy định riêng, cụ thể trong việc xử lý người phạm tội là trẻ em nói riêng, người chưa thành niên nói chung.

3Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, t.I, tr. 263

2.1.1.3. Thi k nhà Lê sơ, nhà Nguyn

Từ năm 1918, cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Lê Lợi lãnh đạo với sự

giúp sức của người anh hùng dân tộc Ngưyễn Trãi, đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác; năm 1428, đã đánh đuổi được quân xâm lược, giành lại

độc lập cho Tổ quốc.

Vấn đề xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng đã được nhà Lê quan tâm. Chính triều đại Lê Thánh Tông đã cho ra đời Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng vào năm 1483 và Hồng Đức thiện chính thư - một văn bản pháp luật có chứa đựng một số quy phạm pháp luật hình sự.

Bộ Luật Hồng Đức (còn gọi là Lê triều hình luật) - một công trình pháp

điển hóa lớn nhất của Việt Nam thời trung cổ - là một trong hai Bộ luật lớn nhất của chếđộ phong kiến Việt Nam4 đã được biên soạn rất công phu và được áp dụng vào công quyền Việt Nam suốt mấy thế kỷ. Có thể nói đây là một Bộ luật đầy đủ

và hoàn chỉnh của nền cổ luật Việt Nam, làm rạng danh cho nền văn hiến Việt Nam.

Trong Bộ luật Hồng Đức, lần đầu tiên pháp luật hình sự Việt Nam quy định việc quyết định hình phạt phải căn cứ vào nhân thân người phạm tội, trong đó có chú ý đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Theo Điều 10 Bộ luật Hồng Đức, “từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và những kẻ phế tật (…) phạm tội lưu đồ trở xuống, được chuộc bằng tiền … 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và những kẻ bịnh nặng (…) phạm tội phản nghịch, giết người, đáng lẽ phải xử tử thì trong trường hợp nầy phải tâu lên vua để vua quyết

định. Những người nầy phạm tội trộm, đánh người bị thương thì cũng cho chuộc tội, việc này thì không buộc tội, 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dù phạm tử tội cũng không áp dụng hình phạt …”. Điều luật giảm nhẹ hình phạt cho trẻ em , người già cả và người tàn tật được áp dụng đối với cả người phạm tội mà trong thời gian phạm tội vẫn còn nhỏ, còn trẻ hoặc chưa bị tàn tật, nhưng tại thời điểm tội phạm bị phát giác thì người đó đã thành niên, đã già cả hoặc đã bị tàn tật (Điều 17 Bộ luật Hồng Đức).

Ngoài ra, ở quyển 3, chương hộ hôn gia đình quy định, nếu trẻ con và phụ

nữ chứa chấp dân đinh lậu thì chỉ bịđánh trượng hay tội biếm, khỏi phái đóng tiền khóa dịch (Điều 285 Bộ luật Hồng Đức).

Ở chương đoán ngục (chương xử án), Bộ luật Hồng Đức cho phép những người từ 15 tuổi trở xuống khỏi phải tra khảo mà chí căn cứ vào lời khai của những người làm chứng đểđịnh tội (Điều 665 Bộ luật Hồng Đức).

4

Ý nói đến hai Bộ Luật: Hồng Đức và Gia Long.

Tuy quy định không nhiều và rải rác nhưng pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê sơ cũng đã lưu ý đến việc bảo vệ người phạm tội là người chưa thành niên. Đây là một quy định rất tiến bộ của pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam. Chính vì thế, nó đã được các nhà làm luật quan tâm khi hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành về người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước ta.

Bước sang thế kỷ XVI, những mâu thuẫn bên trong của chế độ nhà Lê bắt

đầu bộc lộ gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt và những cuộc xung

đột giữa các tập đoàn phong kiến đối lập.

Năm 1802, sau khi đánh bại hoàn toàn lực lượng của triều đại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế ngày nay). Sau khi lên ngôi hoàng đế, Vua Gia Long giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành (1757 – 1817) là Tổng tài soạn thảo Bộ luật có tên Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Đây là bộ luật lớn thứ hai của chếđộ phong kiến Việt Nam. Bộ luật Gia Long được biên soạn trong một thời gian dài, đến năm 1811 thì hoàn tất và năm 1812 được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, có hiệu lực từ

năm 1813 trên phạm vi toàn quốc.

Cũng như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long quy định: đối với trẻ em 15 tuổi trở xuống, nếu có phạm tội thì quan ti không được dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ vào bằng cớ mà định tội (Điều 10 Bộ luật Gia Long). Ngoài ra, luật Gia Long còn quy định tha chết cho con trai từ 15 tuổi trở xuống nếu họ phạm tội mưu phản đại nghịch (Điều 223 Tổng mục - Bộ luật Gia Long). Đặc biệt đối với trẻ em 7 tuổi trở xuống “dù có phạm tội chết cũng không chịu hình phạt nào” (Điều 21 Bộ luật Gia Long).

Nhìn chung, những quy định của pháp luật hình sự trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội thời kỳ nhà Nguyễn cũng như thời kỳ nhà Lê sơ tuy còn ít, riêng lẻ, tản mạn nhưng đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ trẻ em nói riêng, người chưa thành niên nói chung khi họ phạm tội và ngay cả khi họ là đối tượng bị

tội phạm xâm hại. Những quy phạm này chính là cơ sở ban đầu cho các nhà lập pháp hình sự nước ta quan tâm đến việc đưa ra những quy định riêng để xử lý người chưa thành niên phạm tội trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam sau này.

Một phần của tài liệu Pháp luật hình sự việt nam về người chưa thành niên phạm tội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)