3.2.1. Tình hình tội phạm chưa thành niên ở Việt Nam
Do sự tác động của nhiều yếu tố tiêu cực trong cơ chế thị trường những năm gần đây mà tình hình tội phạm ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Trong cơ
cấu tội phạm chung của cả nước ở nước ta năm qua, tội phạm của người chưa thành niên diễn biến phức tạp cả về quy mô và tính chất của nó.
Trong những năm trước đổi mới (1986), tội phạm của người chưa thành niên chiếm tỷ lệ trung bình từ 8 - 8,7% tổng số tội phạm xảy ra hàng năm đã được phát hiện và đưa vào thống kê hình sự. Những năm gần đây, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên và chiếm từ 9 - 9,2%, thậm chí còn cao hơn nữa, tổng số các vụ phạm tội xảy ra. Tỷ lệ này cũng có sự thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào từng vùng (ví dụ:
ở Hà Nội là 10 - 12%, còn ở TPHCM là 10 - 18%) và tùy từng loại tội danh cụ
thể. Theo kết quả khảo sát ở tội tham ô, người chưa thành niên chỉ chiếm 0,6% tổng số người phạm tội này; ở tội cướp và cưỡng đọat tài sản công dân, người chưa thành niên chiếm 11,28% (riêng lứa tuổi từ 16 - 18 chiếm 11,06%), trong tội trộm cắp tài sản công dân, người chưa thành niên chiếm 11,78%. Trong tội cố ý gây thương tích chiếm 13,28% (riêng lứa tuổi 16 - 18 chiếm 13%); ở tội giết người, người chưa thành niên chiếm 14,93% (riêng ở lứa tuổi 16 - 18 chiếm 14,03%) và ở tội hiếp dâm, người chưa thành niên chiếm tỷ lệ đặc biệt cao là 20,87% (riêng ở lứa tuổi 16 - 18 chiếm 19,8%) (xem bảng 3).
11
Xem: Thanh thiếu niên làm trái pháp luật - Thực trạng và giải pháp (Sách tham khảo), Trần Đức Châu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Bảng 3: Tỷ lệ phần trăm (%) theo tội danh ở lứa tuổi người chưa thành niên
Các loại tội danh Tỷ lệ %
Tham ô 0,6
Cướp và cưỡng đọat tài sản công dân 11,28 Trộm cắp tài sản công dân 11,78 Cố ý gây thương tích 13,28
Giết người 14,93
Hiếp dâm 20,87
Qua bảng trên, ta thấy người chưa thành niên chủ yếu phạm vào nhóm tội xâm phạm sở hữu và xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó đáng báo động là nạn hiếp dâm chiếm tỷ lệ cao nhất. Đó là do sự ảnh hưởng của băng hình, tranh ảnh, văn hóa phẩm đồi trụy và các sách báo khiêu dâm xuất hiện trong cơ chế thị trường những năm gần đây.
Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 1978 đến 1991, tổng số người chưa thành niên phạm tội bị bắt giữ lên tới 42.000 người. Như vậy, trung bình hàng năm
ở nước ta có không trên 3000 người chưa thành niên bị bắt giữ và phạm tội.
Người chưa thành niên phạm hầu hết các loại tội danh trong Bộ luật Hình sự. Qua phân tích 1394 em phạm tội trong năm 1990 thấy có: 45,6% phạm tội trộm cắp, 12,5% phạm tội cướp và cướp giật, 12,3% phạm tội cố ý gây thương tích, 3,5% phạm tội lừa đảo, 2,1 phạm tội hiếp dâm, 1,8% phạm tội giết người, 1,6% phạm tội chống lại ngườI thi hành công vụ, 20,5% các tội khác (xem bảng 4).
Bảng 4: Tỷ lệ tội phạm ở người chưa thành niên theo tội danh qua phân tích 1.394 em năm 1990 Các loại tội danh Tỷ lệ (%) Trộm cắp 45,6 Cướp và cướp giật 12,5 Cố ý gây thương tích 12,3 Lừa đảo 3,5 Hiếp dâm 2,1 Giết người 1,8
Chống người thi hành công vụ 1,6
Các tội khác 20,6
Khác với bảng 3, ở bảng 4 qua phân tích 1.394 em phạm tội năm 1990 thì tội trộm cắp tài sản xảy ra nhiều nhất. Thực tế cho thấy ở nhóm tội này, các em thường trộm cắp vặt, trước hết là lấy tiền, lấy cắp các đồ vật lặt vặt trong nhà rồi
đến hàng xóm và sau đó là trộm cắp tài sản của xã hội. Đáng chú ý hơn cả là các em phạm tội không phải do quá túng thiếu mà là do nhu cầu sinh hoạt quá cao so với mức tiền gia đình chu cấp. Trong trưòng hợp này, vô hình chung cha mẹđã tạo ra thói quen đua đòi cho các em.
Tính chất phạm tội của người chưa thành niên ngày càng trở nên táo bạo. Trong những năm 60, 70 thấy rất ít các trường hợp người chưa thành niên có sử
dụng bạo lực để phạm tội. Những năm gần đây hành vi phạm tội có sử dụng bạo lực phát triển mạnh. Ví dụ: Trong năm 1985 tội giết người xảy ra trong toàn quốc là 811 vụ, trong những năm 1990 lên đến 962 vụ, tội đánh người gây thương tích năm 1985 là 2.293 vụ thì những năm 1990 lên tới 7.720 vụ, tội cướp xảy ra 722 vụ
năm 1985, nhưng năm 1990 đã xảy ra tới 4.509 vụ (xem bảng 5).
Bảng5: Cơ cấu tội phạm ở người chưa thành niên theo tội danh những năm 1985 và 1990
Số vụ
Các loại tội
1985 1990
Giết người 811 962
Đánh người gây thương tích 2.293 7.720
Cướp 722 4.509
Nguyên nhân xảy ra các tội phạm ở bảng 5 là do việc ra đời của các phim
ảnh bạo lực, “xã hội đen” những năm gần đây đã lôi kéo người chưa thành niên hướng vào việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, làm xuất hiện tội phạm, trong đó tội đánh người gây thương tích chiếm tỷ lệ khá lớnvà có chiều hướng tăng nhanh (trong vòng năm năm, từ năm 1985 - 1999 đã tăng gấp 3,5 lần).
Riêng đối với tội chống lại người thi hành công vụ - một tội thể hiện rất rõ ý thức coi thường pháp luật và kỷ cương của Nhà nước mà những năm trước đây hầu như không thấy, nhưng đến năm 1987 đã xảy ra 40 vụ, nên 1990 là 711 vụ,
đến năm 1991 lên tới 802 vụ và năm 1992 là 906 vụ (xem đồ thị 1).
Đồ thị 1: Tội chống người thi hành công vụ những năm gần đây ở người chưa thành niên
Song song với tính chất táo bạo của hành vi (có sử dụng bạo lực), hành vi phạm tội của người chưa thành niên còn thể hiện cả ý đồ phạm tội có sự chuẩn bị
trước. Điều này chứng minh bằng 35% trong số 329 vụ phạm tội được khảo sát cho biết là có dùng phương tiện như: dao, lê, côn, gậy, súng, vật nổ, kìm, búa… để
gây án.
Tính chất phạm tội có tổ chức - chưa có cơ sởđể kết luận chắc chắn, nhưng dấu hiệu phạm tội theo nhóm (hai người trở lên) đã thể hiện khá rõ ở ở người
40 711 802 906 0 200 400 600 800 1000 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 Vụ Năm
chưa thành niên phạm tội. Có tới 47% trong số 329 em được hỏi trả lời là phạm tội cùng với người khác; 14,6% trong số 329 em theo kết luận điều tra khẳng định là người cầm đầu, tổ chức và chỉ huy các nhóm phạm tội.
Mặc dù tội phạm của người chưa thành niên có tới 47% là có chuẩn bị, song phần lớn là những hành vi cơ hội hoặc có chuẩn bị không kỹ lưỡng hay thiếu cẩn thận, cho nên có tới 44,6% bị bắt quả tang phạm tội và 46% là sau một thời gian ngắn bị phát hiện và bắt giữ.
Tội phạm của người chưa thành niên xảy ra phổ biến ở các đô thị, các thị
xã, thị trấn và ở các thành phố lớn, số vụ xảy ra ở các đô thị chiếm tới 70%; xảy ra
ở nông thôn chiếm 24% và ở miền núi 0,76% và ở các vùng giáp ranh nông thôn, thành thị chiếm 5,3% tổng số các vụ xảy ra (bảng 6).
Bảng 6: Cơ cấu tội phạm của người chưa thành niên theo khu vực địa lý
Khu vực Tỷ lệ phạm tội (%)
Đô thị 70
Nông thôn 24
Miền núi 0.76
Vùng giáp ranh nông thôn - đô thị 5.3
Từ bảng 6, ta thấy tội phạm chưa thành niên chiếm tỷ lệ lớn nhất ở đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã. Đây là những nơi đông dân cư dễ dàng cho bọn tội phạm hoạt động. Bên cạnh đó, sự phát triển cao về mọi mặt kinh tế - xã hội ở
những thành phố lớn, bên cạnh mặt tích cực, có những hiện tượng tiêu cực, trong
đó có tình hình người chưa thành niên phạm tội ngày một gia tăng.
Người phạm tội là người chưa thành niên đa số là nam giới - chiếm 96%. Nữ giới chỉ chiếm 4% trong tổng số đó (qua khảo sát 329 em ở các trường phổ
thông công nông nghiệp).
- Về tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung theo thống kê của Viện kiểm soát nhân dân tối cao và cơ quan có thẩm quyền của Bộ
công an những năm 1994- 1999 có thể khái quát như sau (xem bảng 7):
Bảng 7: Thống kê số lượng người chưa thành niên phạm pháp
Năm Số lượng người chưa
thành niên phạm pháp
1994 10.937
1995 11.257 1996 11.726 1997 10.821 1998 12.116 1999 13.557 Tổng cộng 70.612
Theo bảng 7, tình hình người chưa thành niên phạm pháp ngày một tăng, một phần là do sự tác động của những yếu tố tiêu cực trong cơ chế thị trường sau
đổi mới (1986). Nếu như năm 1994 số lượng người chưa thành niên phạm pháp là 10.934 thì năm 1999 con số này đã lên tới 13.557.
Như vậy tổng cộng trong những năm vừa qua có 70.612 người chưa thành niên phạm pháp, bình quân mỗi năm có 11.786 em đã có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, hành chính, hình sự...
Nếu tính theo tỷ lệ dân số thì cứ 100.000 dân số có 16 em vi phạm pháp luật. Qua thống kê nhận thấy tình hình này có sự gia tăng. Năm 1994: 10.937 em thì năm 1999: 13.755 em tăng khoảng 28%.
- Về tình hình người chưa thành niên phạm tội bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự: theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tình hình người chưa thành niên phạm tội bị xử lý về mặt hình sự diễn biến từ 1994 - 1999 cho thấy từ năm 1994 đến năm 1999 ở nước ta có tổng số 22.600 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự bị khởi tố và xét xử. Bình quân mỗi năm có 3.766 người chưa thành niên phạm tội. So sánh số lượng này với số người chưa thành niên phạm pháp (đã phân tích ở trên) thì tỷ lệ này chiếm 31,18%. Hệ số người chưa thành niên phạm tội là 4,1/100.000 dân. Tình hình phạm tội ở lứa tuổi người chưa thành niên có xu hướng gia tăng rõ rệt, tăng bình quân hàng năm là 87,16%,
đặc biệt năm 1999 có sự gia tăng đột biến so với các năm trước 27,8% (xem bảng 8).
Bảng 8: Thống kê số lượng người chưa thành niên phạm tội
Năm Tổng số người chưa thành niên bị khởi tố Tỷ lệ so với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (%) Mức độ tăng giảm (%) 1994 1.884 17,22 100
1995 2.079 18,46 110,35 1996 3.547 30,24 188,37 1997 3.303 30,52 175,31 1998 5.133 42,36 272,45 1999 6.654 48,30 278 Tổng cộng 22.600 31,18 87,16
Vậy, theo bảng 8, người chưa thành niên phạm tội chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số người chưa thành niên bị khởi tố và ngày càng gia tăng: Năm 1994 tỷ lệ này là 17,22%, đến năm 1999, trong vòng năm năm tỷ lệ này đã tăng vọt lên hơn gấp đôi: 48,30%. Đây là một điều đáng báo động đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.