Định tội danh sai trong hoạt động truy tố vụ án hìnhsự

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 102 - 140)

II. Định tội danh trong một số trường hợp cụ thể

3. Định tội danh sai trong hoạt động truy tố vụ án hìnhsự

Đề nghị truy tố là một hình thức kết thúc điều tra, theo đó trong bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra đã khẳng định có đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, người phạm tội và quyết định đề nghị viện kiểm sát truy tố bị can ra trước toà án để xét xử (điều 163 Bộ Luật tố tụng hình sự).

Quyết định truy tố không chỉ là kết quả của quá trình xác minh sự thật vụ án mà còn là hoạt động áp dụng pháp luật của viện kiểm sát. Trong thực tiễn có những vụ viện kiểm sát phải ra quyết định đình chỉ điều tra, hoặc trả hồ sơ cho cơ quan điều tra điều tra bổ sung. Tuy nhiên, cũng có trường hợp viện kiểm sát đã không phát hiện những sai sót của cơ quan điều tra, nên truy tố cả những trường hợp bị can không có hành vi phạm tội, hành vi của bị can không

(5) Xem: Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/5/2007 – Dân phòng đánh người, sao chưa bị xử lý?

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cấu thành tội phạm v.v… Có trường hợp, do không kiểm soát chặt chẽ quá trình điều tra trước đó, nên viện kiểm sát đã truy tố bị can với những căn cứ không chặt chẽ, như tình huống ví dụ sau đây:

Ngày 9-7-2003, từ một xích mích nhỏ, ông Lục Dùng bị anh em Bành Hổ (cùng trú tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) cầm dao xông vào nhà chém vào mặt và tay. Ông Dùng với trạng thái bị kích động đã ném đá vào nhà Bành Tài (em ông Hổ) làm bể kính cửa và trầy xước xe ô tô. Ông Dùng được đưa đi điều trị và giám định tỷ lệ thương tật là 13%, công an quận Gò Vấp khởi tố Tài, Hổ về hành vi “cố ý gây thương tích”.

Ngược lại, phía Bành Tài cung cấp cho cơ quan điều tra hoá đơn ghi chi phí thay kiếng cửa 800.000 đồng và sửa chữa ô tô là 23 triệu đồng. Sau đó, Viện kiểm sát quận Gò Vấp yêu cầu công an điều tra bổ sung hành vi “cố ý làm hư hỏng tài sản” của ông Dùng. Chứng cứ để buộc tội ông Dùng là hoá đơn sửa xe, thay kiếng. Qua 5 lần viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đến tháng 11-2005, ông Dùng bị truy tố về tội “cố ý làm hư hỏng tài sản”.

Ngày 10-1-2007, Toà án nhân dân quận Gò Vấp đã tuyên Lục Dùng vô tội, việc cơ quan điều tra không thu giữ tài sản bị thiệt hại, dụng cụ, phương tiện gây án mà chỉ căn cứ vào tờ hoá đơn là thiếu chứng cứ. Ngoài ra, việc khám nghiệm, kết luận điều tra “Lục Dùng dùng cây phá cửa, đập ô tô” là không phù hợp với biên bản ban đầu do công an phường lập tại hiện trường.6

4. Định tội danh sai trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự

Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, hoạt động xét xử được xem là một giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì đây là giai đoạn toà án đưa ra phán quyết cuối cùng tuyên bố là một người có tội hay không. Dù tội danh có thể được xác định từ giai đoạn khởi tố, điều tra và cả khi viện kiểm sát truy tố tội danh ra trước toà thông qua bảng cáo trạng, nhưng kết luận một người có phạm tội hay không vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động xét xử, vào phán quyết, bản án

(6) Xem: : Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04/5/2007 – Một người bị truy tố căn cứ theo tờ hoá đơn được tuyên vô tội.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu có hiệu lực pháp luật mà toà án đã tuyên. Vì thế có thể nói toà án, cụ thể là thẩm phán đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phán quyết số phận của một con người. Hoạt động xét xử có hợp pháp, có xác định đúng người, đúng tội hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, sự am hiểu pháp luật của thẩm phán – những người cầm cân nảy mực. Nhưng trên thực tế, cũng không ít những trường hợp chủ thể tiến hành tố tụng có những hành vi vi phạm pháp luật trong giai đoạn xét xử này. Qua những ví dụ sau đây, chúng ta sẽ thấy rõ hơn quá trình xét xử đã thường phạm phải những sai lầm, thiếu sót nào.

Sai lầm quan trọng nhất trong hoạt động xét xử là những vi phạm trong việc áp dụng pháp luật hình sự. Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự chủ yếu ở khâu đánh giá chứng cứ và xác định tội danh. Việc nhầm lẫn về các dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ sẽ làm cho việc áp dụng pháp luật không chính xác, việc truy cứu trách nhiệm hình sự dù đúng người mà không đúng tội thì cũng sẽ không đem lại hiệu quả, tác dụng cao.

Việc áp dụng pháp luật hình sự không đúng có thể là định tội sai, định khung hình phạt không chính xác, hoặc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không phù hợp.

Ví dụ: Gia đình chị H xây nhà không có giấy phép. Đoàn kiểm tra xây dựng tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm pháp luật, yêu cầu đình chỉ việc xây cất và yêu cầu tháo dỡ công trình trước 8 giờ sáng hôm sau. Đến hẹn gia đình chị H đi vắng và toán thợ vẫn xây. Đoàn kiểm tra đã tự ý tháo dỡ công trình mà không có lệnh cưỡng chế buộc tháo dỡ (việc làm này là sai công vụ, trái pháp luật). Về đến nhà, thấy công trình tan hoang, chị H mời đoàn kiểm tra vào nhà để giải quyết. Lúc đó, M là em ruột chị H đi làm về, đã xảy ra xích mích với ông T là người đi theo đoàn, làm ông T bị trầy xước và bầm tím nhẹ ở vùng cổ, tỷ lệ thương tật 0% M bị bắt và kết án 6 tháng tù về “tội chống người thi hành công vụ”. M kháng cáo kêu oan vì ông T không phải làm thành viên của đoàn kiểm tra, không phải là người thi hành công vụ. Toà án cấp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu phúc thẩm đã tuyên huỷ bản án sơ thẩm nói trên để điều tra xét xử lại. Sau đó, cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục truy tố M về tội “làm nhục người khác”. Toá án xử M 13 tháng cải tạo không giam giữ về tội này. M tiếp tục kháng cáo và toà án cấp phúc thẩm lại tuyên huỷ án nói trên vì lý do chưa đủ chứng cứ buộc tội, trả hồ sơ điều tra, xét xử lại.

Một sai phạm nữa thường xảy ra trong quá trình xét xử các vụ án hình sự đó là việc áp dụng không đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Có trường hợp, toà án lại áp dụng sai những tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm, hay tình tiết phạm tội nhiều lần… dẫn đến tình trạng quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.

Có cả trường hợp chưa xác định rõ bị cáo dùng hung khí gì để gây án, mà toà án đã chủ quan, nóng vội khi kết án, nên đã bị cấp phúc thẩm huỷ án, như vụ án cụ thể sau đây:

Ví dụ: Vào buổi tối 8/2005, Thắng và người anh (sống chung nhà) đến dự đám tang người bà con. Sau đó, thấy hơi mệt vì có uống vài chén rượu, nên Thắng đã về nhà để đi ngủ.

Khoảng 30 phút sau, người anh về đến nhà, gọi mở cửa nhưng phải một lúc sau Thắng mới dậy vì đang ngủ say. Người anh bực mình càu nhàu rồi đẩy Thắng ngã vào cánh cửa. Tức tối, Thắng kéo hộc tủ lấy một chiếc Tuốc nơ vít đâm liên tục vào người anh, xô nạn nhân ngã dúi xuống rồi bỏ đi ngủ tiếp.

Sáng hôm sau, người nhà thức dậy, phát hiện anh Thành bị thương và đưa đi cấp cứu, nhưng anh Thành đã chết sau đó vài ngày.

Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu được 2 chiếc tuốc - nơ - vít và một con dao cán trắng. Theo cơ quan đều tra, Thắng đâm nạn nhân bằng chiếc tuộc nơ vit dẹp dài 20cm. Tại phiên toà sơ thẩm, Thắng cũng khai đâm anh mình bằng hung khí này. Tuy nhiên, tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo lại thay đổi lời khai là đâm anh mình bằng con dao cán trắng dài 20cm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Căn cứ theo kết quả giám định thì vết thương trên người nạn nhân sâu 16cm. Trong khi đó, phần thân chiếc tuốc - nơ - vit và cả con dao cán trắng chỉ dài 12cm, hoàn toàn không phù hợp với vết thương.

Cuối cùng, toà phúc thẩm đã kết luận cả 2 hung khí trên đều không có khả năng gây ra vết thương này. Theo toà, việc chưa làm rõ bị cáo dùng hung khí gì mà đã vội kết án là thiếu sót lớn của toà cấp sơ thẩm và đã không “truy” đến nơi đến chốn.7

Có trường hợp vì không nhận thức đúng các yếu tố cấu thành tội phạm, không phát hiện được những sai phạm của giai đoạn tố tụng trước, mà toà án đã định tội danh sai khi xét xử.

Ví dụ1: Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 10-4-2003, Nguyễn Minh Nam, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp, Phạm Anh Tuấn, Đinh Lê Hoàng, Nguyễn Mạnh Quân do có mâu thuẫn với anh Sang qua mạng Internet nên Nam rủ cả nhóm đi đánh anh Sang. Khi biết anh Sang đang ngồi ở bờ hồ Ngọc Khánh, Nam đã phân công Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đi mua dao; phân công Hoàng thuê xe taxi chờ ở bờ hồ để sau khi đánh nhau cả bọn sẽ lên xe bỏ trốn. Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đã mua 3 con dao (loại dao tông, mỗi con dài khoảng 60 cm), mang về đưa cho Nam cầm một con, Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn mỗi người cầm một con, rồi cả bọn chia thành 2 nhóm đi ra hồ Ngọc Khánh tìm đánh anh Sang.

Nam, Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đi đến chỗ anh Sang đang ngồi cùng với các anh Nguyễn Hải Đăng, Phan Đức Ngọc, Nguyễn Tuấn Anh và chị Nguyễn Vân Anh. Vì không biết mặt anh Sang nên Nam gọi Cường và Quân lại chỉ mặt, nhưng khi hỏi “Ở đây thằng nào là Thế Sang?” thì nhóm anh Sang trả lời: “Không có ai là Thế Sang, các anh nhầm rồi!”. Thấy vậy, Cường bảo Quân đi sang xe taxi gọi Phạm Anh Tuấn vì Phạm Anh Tuấn biết mặt Sang. Phạm Anh Tuấn đến và chỉ tay vào mặt anh Sang và nói: “Thằng này là Thế Sang” rồi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu đấm, đá vào mặt và người anh Sang. Khi anh Sang bỏ chạy thì Nam đuổi theo chém nhiều nhát và người anh Sang làm anh gục ngã. Anh Sang được đưa đến bệnh viện Xanh-pôn cấp cứu nhưng anh đã chết trên đường đi đến bệnh viện.

Sau khi gây án, Nam cùng đồng bọn nhảy lên xe taxi bỏ trốn. Do muốn biết tình trạng của anh Sang nên đồng bọn bảo Hoàng và Khánh Tùng đến bệnh viện thăm dò tình hình. Hoàng và Khánh Tùng đến bệnh viện thì được biết anh Sang đã chết nên về thông báo với đồng bọn.

Sáng ngày 11-4-2003, Hoàng lên mạng thấy có cáo phó của anh Sang nên về thông báo cho đồng bọn. Nam và Hiệp đem xe máy của Nam đi cầm được 40 triệu, sau đó đi tìm Phạm Quang Tùng kể cho Tùng biết toàn bộ sự việc và nhờ Tùng thuê xe ôtô do anh Hà Thế Tùng lái để cùng đồng bọn đi trốn. Phạm Quang Tùng đã thuê xe cho Nam và đồng bọn của Nam bỏ trốn vào Quảng Bình. Khi Nam và đồng bọn đi đến thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An thì được Phạm Quang Tùng thông báo bằng điện thoại cho biết công an đã biết chỗ trốn nên Nam và đồng bọn đã quay lại, đến Thanh Hoá thì chia thành nhiều tốp để bỏ trốn.

Vào các ngày 12, 17 và 25-4-2003, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp, Phan Anh Tuấn, Đinh Lê Hoàng, Nguyễn Mạnh Quân đã ra đầu thú.

Với hành vi nêu trên, tại bản cáo trạng số 447/KSĐT-HS ngày 31-10- 2003, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố các bị can: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp, Phan Anh Tuấn về tội “Gây rối trật tự công cộng”; các bị can: Đinh Lê Hoàng, Phạm Quang Tùng, Hoàng Khánh Tùng về tội “Không tố giác tội phạm”.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 01/HSST ngày 08-01-2004, Toà án nhân dân quận Ba Đình đã xử phạt các bị cáo: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp, Phan Anh Tuấn về tội “Gây rối trật tự công cộng” (điều 245); xử phạt: Đinh Lê Hoàng, Phạm Hoàng Tùng, Hoàng Khánh Tùng về tội “Không tố giác tội phạm”; (điều 314 Bộ Luật hình sự 1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trong vụ án nêu trên, chúng ta thấy rằng tuy Nguyễn Minh Nam là người trực tiếp gây ra cái chết cho anh Sang, nhưng giữa Nam và những bị cáo đã có sự bàn bạc, phân công vai trò cụ thể, người mua dao, người tìm anh Sang để gây sự, người thuê xe taxi chờ sẵn để bỏ trốn, rõ ràng đây là trường hợp đồng phạm có tổ chức, là trường hợp nhiều người cùng bàn bạc, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Khi đã xác định vụ án phạm tội có tổ chức thì tất cả những người trong vụ án đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng một tội danh mà người thực hành thực hiện. Do đó, dù chỉ một mình Nguyễn Minh Nam gây ra cái chết cho anh Sang, nhưng tất cả những bị cáo khác đều phải chịu trách nhiệm về cái chết của nạn nhân và cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người của Nam.

Đối với Hoàng Khánh Tùng và Phạm Quang Tùng biết rõ Nam cùng đồng bọn vừa thực hiện hành vi giết người nhưng vẫn giúp sức cho các bị cáo này bỏ trốn nên hành vi của Khánh Tùng và Quang Tùng có dấu hiệu của tội “che giấu tội phạm”.

Khi xét xử phúc thẩm vụ án này, Toà án nhân dân quận thành phố Hà Nội cũng thấy việc xét xử của Toà án nhân dân quận Ba Đình là không đúng, nhưng vì sau khi xét xử sơ thẩm chỉ có bà Nguyễn Thị Hạnh là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án kháng cáo, nên theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, Toà án cấp phúc thẩm không thể chuyển tội danh đối với các bị cáo được, nên buộc phải giữ nguyên bản án sơ thẩm và kiến nghị xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Do những sai lầm trên, nên Việt trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị và tại quyết định số 02 ngày 24-01-2005, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã huỷ bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân quận Ba Đình để điều tra lại nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Anh Tuấn, Phan Tuấn Anh, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trọng Hiệp và Đinh Lê Hoàng về “tội giết người” và “tội che giấu tội phạm” đối với Hoàng Khánh Tùng và Phạm Quang Tùng.8

Ví dụ 2: Tạ Tương Tỉnh tự ý lấn chiếm 75m2 đất thuộc hành lang an toàn lưới điện cao thế để xây dựng nhà trái phép. Quá trình xây dựng, chính quyền địa phương đến lập biên bản yêu cầu đình chỉ, tháo dỡ toàn bộ công trình nhưng Tỉnh không chấp hành. Năm 2004, Tỉnh phá nhà tạm xây dựng nhà kiên cố. Đoàn kiểm tra an toàn thuộc Sở điện lực tỉnh H phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã L, huyện HĐ, tỉnh H đến kiểm tra, lập biên bản về việc xây dựng nhà trái phép, yêu cầu dừng xây dựng, có biện pháp bảo đảm an toàn không để xảy

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 102 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)