II. Định tội danh trong một số trường hợp cụ thể
2.1. Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội
Phạm nhiều tội là một biểu hiện của chế định nhiều tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, một người có thể phạm một tội, nhưng cũng có thể phạm nhiều tội, vậy tiêu chí, điều kiện nào để xác định một người bị coi là phạm nhiều tội? Điều 50 Bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, mà không đưa ra một định nghĩa khái quát nào về vấn đề này. Chính điểm hạn chế này có thể làm cho quá trình định tội danh gặp nhiều khó khăn khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử…
Dựa trên thực tiễn xét xử các vụ án phạm nhiều tội, chúng ta thấy rằng phạm nhiều tội có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản khác với các hình thức phạm tội khác, đó là các dấu hiệu liên quan đến việc xác định một người đã có lỗi trong việc thực hiện từ hai tội phạm trở lên; và các hành vi phạm tội điều được quy định tại các điều luật khác nhau trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, và cuối cùng là dấu hiệu người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội đó.
Một vấn đề cơ bản và cũng rất quan trọng khi xác định hành vi phạm tội của người phạm nhiều tội đó là: hành vi phạm tội đó là hành vi thoả mãn các
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu dấu hiệu cấu thành cơ bản của các tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật hình sự, hay đó là hành vi phạm nhiều tội được quy định trong cùng một tội danh nhưng tại các khoản khác nhau. Thực tiễn xét xử đã phản ánh được rằng việc phạm tội trong trường hợp phạm nhiều tội xảy ra ở cả hai trường hợp. Ở trường hợp thứ nhất, hành vi phạm tội được thức hiện trên thực tế đã đồng thời thoả mãn các dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm cơ bản của hai tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự. Ví dụ: A có ý định chiếm đoạt tài sản của B nên đã giết chết B để lấy tài sản. Trong trường hợp này, hành vi của A đã cấu thành hai tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật hình sự, đó là “tội giết người” (điều 93) và “tội cướp tài sản” (điều 133); hoặc trong một tình huống khác, do có mâu thuẫn với Nguyễn Văn L từ trước, trưa ngài 03 /01/2001, Trần Văn G gặp L đang ngồi ở quán cà phê, G đã xông vào tát L hai cái rồi bỏ chạy ra cửa. Ngay lập tức, L cầm con dao nhọn dài 20cm dùng để gọt trái cây ném mạnh về phía G, nhưng không trúng G, cán dao đập vào cánh cửa rồi bật ra cắm vào cổ chị M là chủ quán đang đứng gần đó, làm chị thiệt mạng khi đang trên đường đi cấp cứu. Trong trường hợp này, L đã phạm hai tội danh: một là “tội giết người” (điều 93) ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và hai là “tội vô ý làm chết người” (điều 98).
Ở trường hợp thứ hai, người phạm tội đã thực hiện hai hành vi khách quan và hai hành vi này vẫn cấu thành một tội độc lập được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng được thể hiện ở những khoản khác nhau. Ví dụ: một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc tố cáo của người khác, đồng thời có hành vi trả thù người tố cáo thì bị xem là phạm nhiều tội và bị xét xử theo hai tội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 132 “tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo…”
2.2. Định tội danh trong trường hợp phạm tội nhiều lần
Phạm tội nhiều lần là trường hợp một người phạm tội từ hai lần trở lên. Các tội phạm do người đó thực hiện có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phạm tội nhiều lần được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 48 khoản 1 điểm g thuộc phần chung Bộ luật hình sự và đồng thời phạm tội nhiều lần còn là dấu hiệu định khung tăng nặng đối với một số tội phạm nhất định như: tội làm nhục người khác (điều 121 khoản 2 điểm a); tội buôn lậu (điều 153 khoản 2 điểm k); tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (điều 198 khoản 2 điểm b)…
Để xác định một trường hợp nào đó là phạm tội nhiều lần, thì ít nhất phải có hai hành vi bị xem là tội phạm. Vì thế không thể xem là phạm tội nhiều lần trong trường hợp một người thực hiện hai hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng trong đó chỉ có một hành vi bị xem là tội phạm, còn hành vi khác tuy có dấu hiệu của một tội phạm được quy định, nhưng do mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó không đáng kể, nên được xếp vào loại các hành vi vi phạm hành chính, hoặc các dạng vi phạm pháp luật khác. Ví dụ: A có hành vi vượt đèn đỏ và gây tai nạn cho B làm B bị thương nặng. Trong trường hợp, A không phải phạm tội nhiều lần, mà A chỉ phạm một tội, đó là “tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ” (điều 202), còn hành vi vượt đèn đỏ của A không phải là tội phạm, mà chỉ là hành vi vi phạm hành chính thông thường.
2.3. Định tội danh trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Tình tiết tái phạm được quy định tại điều 48 Bộ luật hình sự với ý nghĩa