Định tội danh trong trường hợp “phạm nhiều luật” theo Luật hìnhsự

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 74 - 78)

II. Định tội danh trong một số trường hợp cụ thể

3. Định tội danh trong trường hợp “phạm nhiều luật” theo Luật hìnhsự

sự Việt Nam

Trong thực tiễn áp dụng Luật hình sự có thể xảy ra những trường hợp hành vi của chủ thể đồng thời thỏa mãn nhiều điều luật khác nhau quy định về cấu thành tội phạm; quy định về tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa thì đó là những trường hợp “phạm nhiều luật”, và các trường hợp “phạm nhiều luật”có thể thuộc một trong các dạng hành vi sau:

-Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm nhưng chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội và bị xử về một tội.

-Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm về hình thức nhưng về thực chất chỉ thoả mãn một cấu thành tội phạm và do vậy chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội.

Trường hợp “phạm nhiều luật” khi hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau có thể thuộc một hoặc trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp đầu tiên là trường hợp chủ thể có nhiều hành vi và các hành vi này có quan hệ với nhau. Trong đó, hành vi xảy ra trước được xem là điều kiện cần thiết cho hành vi sau có thể xảy ra hoặc hành vi sau là diễn biến tất yếu của hành vi trước. Ví dụ: chủ thể có hành vi bán trái phép chất ma tuý mà trước đó họ đã tàng trữ trái phép hoặc chủ thể có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà trước đó họ có hành vi mua bán trái phép. Và trong những trường hợp này, chủ thể chỉ bị xem là phạm một tội đó là “tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý” (điều 194).

Trường hợp thứ hai mà chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội mặc dù các hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau là trường hợp hành vi trước đã thu hút tính nguy hiểm của hành vi sau do các hành vi có cùng đối tượng tác động và cùng khách thể. Ví dụ: chủ thể có hành vi trộm cắp tài sản và sau đó có hành vi huỷ hoại tài sản đó. Trường hợp này, hành vi huỷ hoại tài sản của người khác tuy thoả mãn cấu thành tội phạm của tội huỷ hoại tài sản nhưng tính nguy hiểm của nó được coi đã bị hành vi trộm cắp tài sản trước đó thu hút. Do vậy, chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội, là tội “trộm cắp tài sản”.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bên cạnh trường hợp phạm một tội mặc dù chủ thể có nhiều hành vi phạm tội là trường hợp phạm một tội và chủ thể cũng chỉ có một hành vi phạm tội (dù hành vi đó thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau). Trường hợp này có thể xảy ra theo hai khả năng sau:

Khả năng thứ nhất: Hành vi thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm nhưng chủ thể chỉ bị xem là phạm một tội vì nhà làm luật đã quy định dấu hiệu định tội thuộc một cấu thành tội phạm thành dấu hiệu định khung thuộc cấu thành tội phạm còn lại. Trong Bộ luật hình sự 1999, dấu hiệu định tội của nhiều tội cố ý hoặc vô ý đã được quy định là dấu hiệu định khung của tội phạm khác. Ví dụ: dấu hiệu “qua biên giới” là dấu hiệu định tội đối với “tội buôn lậu” (điều 153), và cũng được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của một số tội thuộc các điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái pháp hoặc chiếm đoạt chất ma tuý; – hoặc dấu hiệu định khung tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 2 điều 230 tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự…

Khả năng thứ hai: Hành vi thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm nhưng chủ thể chỉ bị xem là phạm một tội vì tính nguy hiểm của các tội khác so với tính nguy hiểm của tội này coi như không đáng kể. Ví dụ: trường hợp chủ thể nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cùng với lượng ma túy đủ cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Hành vi phạm tội này đồng thời thoả mãn 3 cấu thành tội phạm: cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, cấu thành tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và cấu thành tội nhập cảnh trái phép. Nhưng chủ thể chỉ có thể coi là phạm một tội, đó là tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đã bị loại trừ vì đã được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Còn tội nhập cảnh trái phép đã bị loại trừ vì tính chất nguy hiểm của nó không đáng kể so với tính nguy hiểm của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý có tình tiết định khung tăng nặng (qua biên giới).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trường hợp “phạm nhiều luật” khi hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm về hình thức, như không áp dụng tất cả các điều luật quy định các cấu thành tội phạm đó mà chỉ được phép chọn một trong số đó để áp dụng. Quan hệ đặc biệt của các cặp cấu thành tội phạm trong trường hợp này có thể là:

-Quan hệ giữa trường hợp chung với trường hợp riêng. Ví dụ: quan hệ giữa điều 98 (tội vô ý làm chết người) với điều 202 (tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ – trong trường hợp làm chết người) là quan hệ giữa tội vô ý làm chết người chung và tội vô ý làm chết người trong lĩnh vực cụ thể – lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn cấu thành tội phạm trong lĩnh vực cụ thể thì cũng thoả mãn cấu thành tội phạm chung, nhưng chỉ được chọn cấu thành tội phạm trong lĩnh vực cụ thể để áp dụng.

-Quan hệ giữa trường hợp bình thường với trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Ví dụ: quan hệ giữa điều 93 (tội giết người) với điều 94 (tội giết con mới đẻ), với điều 96 (tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) là quan hệ giữa tội giết người bình thường và tội giết người giảm nhẹ; quan hệ giữa điều 111 (tội hiếp dâm) với điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em) là quan hệ giữa tội hiếp dâm bình thường và tội hiếp dâm tăng nặng… Trong trường hợp này, hành vi thoả mãn cấu thành tội phạm của tội bình thường nhưng chỉ được chọn cấu thành tội phạm của tội tăng nặng hoặc giảm nhẹ để áp dụng.

-Quan hệ thu hút: ví dụ: quan hệ giữa điều 103 (tội đe doạ giết người) với điều 133 (tội cướp tài sản) là quan hệ giữa cấu thành tội phạm thu hút và cấu thành tội phạm bị thu hút. Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản – trong trường hợp đe doạ dùng vũ lực tước đoạt tính mạng thì cũng thoả mãn cấu thành tội phạm của tội đe doạ giết người nhưng chỉ được chọn cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản để áp dụng.

-Quan hệ giữa cấu thành tội phạm của một tội với cấu thành tội phạm tăng nặng của một tội khác. Ví dụ: dấu hiệu định tội của tội vô ý làm chết

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu người (điều 98) (hậu quả chết người và lỗi vô ý đối với hậu quả này) được nhà làm luật quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cố ý gây thương tích (điều 104 khoản 3); dấu hiệu định tội của tội buôn lậu (điều 153) (qua biên giới) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội mua bán trái phép chất ma tuý (điều 194 khoản 2)… Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn cấu thành tội phạm tăng nặng thì cũng thoả mãn cấu thành tội phạm của tội còn lại nhưng chỉ được chọn cấu thành tội phạm tăng nặng để áp dụng.

-Quan hệ giữa cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm với cấu thành tội phạm của tội phạm độc lập khác. Ví dụ: hành vi giúp sức đưa, nhận hối lộ (các điều 278, 289 trong mối liên hệ với điều 20) được quy định thành tội môi giới hối lộ (điều 290)… Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn cấu thành tội phạm của tội độc lập thì cũng thoả mãn cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm nhưng chỉ được chọn cấu thành của tội độc lập để áp dụng.

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)