Các giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành và định tội danh đốivớ

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 64 - 67)

II. Định tội danh trong một số trường hợp cụ thể

1.2. Các giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành và định tội danh đốivớ

hành vi phạm tội chưa hoàn thành.

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội …” được “thực hiện với lỗi cố ý…” và người cố ý thực hiện tội phạm bao giờ cũng mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng để đạt mục đích của mình. Ví dụ: A đã nung nấu ý định giết B từ lâu, một hôm hai người ẩu đả với nhau, A đã cố tình dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực B, hậu quả B chết ngay tại chỗ. Trong trường hợp này, hành vi của A đã thoả mãn các dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội giết người (điều 93) và tội phạm mà A thực hiện xem như đã hoàn thành.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn, người phạm tội đã không thực hiện được tội phạm đến cùng hoặc hậu quả xảy ra không như mong muốn của người phạm tội. Vì thế, để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành (điều 17, điều 18 Bộ luật hình sự).

Một tội phạm có thể phải dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt hoặc có thể đã hoàn thành. Theo luật hình sự Việt Nam, vấn đề trách nhiệm hình sự được đặt ra từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội và áp dụng cho những trường hợp tội định phạm là một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, luật hình sự Việt Nam quy định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều phải chịu trách nhiệm hình sự vì trong trường hợp này kẻ phạm tội đã có hành vi trực tiếp xâm hại đến khách thể, đã trực tiếp đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Điều 17 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm…”

Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là hành vi chuẩn bị như chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, chuẩn bị kế hoạch phạm tội…, tuy nhiên các hành vi này đều chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội định thực hiện. Các hành vi của giai đoạn chuẩn bị phạm tội đều chấm dứt trước thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Chuẩn bị phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tội định phạm là một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, hành vi chuẩn bị phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi chuẩn bị đó đã cấu thành một tội độc lập khác. Ví dụ: vì có ý định tống tiền B nên A đã bắt cóc con của B làm con tin, nhưng chưa kịp liên lạc gì với B thì A bị bắt.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trong trường hợp này, A chưa thực hiện được tội phạm đến cùng, nhưng hành vi bắt cóc con của B mà A thực hiện đã cấu thành một tội độc lập khác và A phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (điều 123).

Điều 18 Bộ luật hình sự quy định: “phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội…”

Như vậy, phạm tội chưa đạt là giai đoạn phạm tội tiếp sau giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nghĩa là người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm. Hay nói cách khác, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: kẻ cướp đã thực hiện hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực…” được mô tả trong cấu thành ‘tội cướp tài sản” (điều 133).

Nếu tội phạm đã hoàn thành luôn luôn chứa đựng các dấu hiệu được mô tả trong điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự, thì tội phạm chưa hoàn thành bao giờ cũng thiếu đi những dấu hiệu nào đó thuộc mặt khách quan của tội phạm, như không có hậu quả xảy ra chẳng hạn. Đây chính là điểm phân biệt giữa tội phạm đã hoàn thành với tội phạm chưa hoàn thành, vì dấu hiệu hậu quả là một dấu hiệu cần thiết của cấu thành tội phạm đã hoàn thành. Ví dụ: do có mâu thuẫn từ trước, nên L đã nung nấu ý định giết chết K. L đã mua sẵn dao giấu trong thắt lưng, rồi hẹn K ra gặp mặt. Khi K đến nơi, chưa kịp nói gì, L đã xông vào đâm nhiều nhát liên tiếp vào bụng K rồi bỏ chạy, tin là K sẽ chết, tuy nhiên do được cấp cứu kịp thời nên K không chết. Trong trường hợp này, hành vi của L đã thoả mãn dấu hiệu hành vi khách quan của cấu thành “tội giết người” (điều 93), dù hậu quả chết người chưa xảy ra (do nguyên nhân ngoài ý muốn của L), nhưng L vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 18 và điều 93 Bộ luật hình sự về tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)