Định tội danh trong trường hợp người thực hành có hành vi “thá

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 91 - 102)

II. Định tội danh trong một số trường hợp cụ thể

4. Định tội danh trong trường hợp đồng phạm

4.3. Định tội danh trong trường hợp người thực hành có hành vi “thá

quá”

Người thực hành đóng một vai trò rất quan trọng trong một vụ án có đồng phạm. Kết quả của hành vi mà người thực hành thực hiện sẽ giúp chúng ta xác định được tội phạm có được thực hiện hay không, và thực hiện đến mức độ nào (hoàn thành hay chưa đạt). Nhưng trong số những hành vi mà người thực hành thực hiện để đạt được kết quả mà người đó và những người đồng phạm khác mong muốn, có thể có những hành vi vượt quá ý định ban đầu của những người đồng phạm khác, và hành vi vượt quá này đã gây ra hậu quả không như mong muốn đối với những đồng phạm khác. Khoa học luật hình sự gọi hành vi đó là hành vi “thái quá” của người thực hành.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 tuy không có định nghĩa chính xác như thế nào là hành vi “thái quá”, nhưng thông qua thực tiễn xét xử những vụ án có đồng phạm, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về hành vi “thái quá”, theo đó “thái quá” là một hành vi vượt quá của người thực hành mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện. Ví dụ: A và B chỉ bàn với nhau đi trộm tài sản, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội, thì B lại giết chết chủ nhà. Trong trường hợp này, A và B là đồng phạm với nhau về tội trộm cắp tài sản, nhưng A có đồng phạm với B về “tội giết người” hay không? Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải xác định xem hành vi của B có phải là hành vi “thái quá” hay không; nếu phải thì chúng ta cũng phải xác định xem thái độ của A đối với hành vi “thái quá” đó của B như thế nào. Giải đáp được những vấn đề đó, chúng ta sẽ có những cơ sở pháp lý để xác định xem có đồng phạm trong vụ án hay không.

Dựa trên thực tiễn xét xử, hành vi “thái quá” có hai hình thức biểu hiện: đó là “thái quá” về chất lượng của hành vi và “thái quá” về số lượng của hành vi.

“Thái quá” về chất lượng của hành vi là trường hợp người thực hành đã có hành vi thái quá khi cùng thực hiện một tội phạm đã được bàn tính từ trước với những đồng phạm khác, và hành vi “thái quá” này của người thực hành đã đủ dấu hiệu cấu thành một tội phạm khác và tội phạm này không cùng tính chất với tội phạm mà những đồng phạm khác có ý định thực hiện. Chẳng hạn như ví dụ trên, nếu A chỉ có ý định trộm cắp tài sản, nhưng B lại gây ra hậu quả chết người, như vậy B đã có hành vi “thái quá”, và tội giết người mà B thực hiện không có cùng tính chất với tội trộm cắp mà A có ý định thực hiện. Thế nên, A không phải là đồng phạm với B về tội giết người.

“Thái quá” về số lượng của hành vi là trường hợp hành vi “thái quá” của người thực hành thực hiện cấu thành một tội phạm khác có cùng tính chất với tội phạm mà những người đồng phạm khác có ý định thực hiện; hoặc hành vi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thái quá chưa cấu thành một tội phạm khác, mà nó vẫn nằm trong một cấu thành mà những người đồng phạm có ý định thực hiện.

Trong trường hợp hành vi “thái quá” của người thực hành cấu thành một tội phạm khác và tội phạm này có cùng tính chất với tội phạm mà những người đồng phạm có ý định thực hiện. Cùng tính chất ở đây có nghĩa là tội phạm mới có những dấu hiệu hành vi khách quan chứa đựng tính nguy hiểm cho xã hội giống như hành vi khách quan của tội phạm mà những đồng phạm khác có ý định thực hiện. Ví dụ: do có thù hằn với H, nên A, G, T bàn bạc với nhau tìm H để đánh một trận. Khi gặp H cả A, G và T xông vào đấm đá H cho đến khi H ngã gục. Thấy vậy A và G bảo T đừng đánh nữa, không thì H chết mất, nói xong A và G bỏ đi. Nhưng T vẫn tiếp tục đánh H cho đến khi H bất tỉnh mới thôi. Hậu quả là H chết. Trong trường hợp này T đã có hành vi “thái quá” và hành vi này đã cấu thành một tội phạm khác: tội giết người, nhưng tội phạm mới mà T thực hiện lại có hành vi cùng tính chất với hành vi của A và G (đấm đá) – trong cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích. Hai tội phạm này cùng tính chất vì cùng xâm phạm đến sức khoẻ và tính mạng của con người.

Trong trường hợp hành vi “thái quá” của người thực hành chưa cấu thành một tội phạm khác mà nó vẫn là tội phạm mà những người đồng phạm có ý định thực hiện. Ví dụ: A là thủ kho, đã cùng với B và C bàn với nhau về việc lấy cắp 50kg bột mì ở kho do A quản lý. Nhưng khi lấy bột mì, thì B và C bàn riêng với nhau lấy thêm 20kg nữa mà không cho A biết. Rõ ràng B và C đã có hành vi “thái quá” nhưng hành vi này không cấu thành một tội phạm khác, vì hành vi “thái quá” đó vẫn không làm thay đổi bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà cả A, B và C đã bàn nhau thực hiện. Trong trường hợp này, cả A, B và C đều phạm tội tham ô tài sản, nhưng mức độ phạm tội của B và C khác so với A. Nếu như các tình tiết vụ án như nhau thì B và C phải chịu hình phạt nặng hơn A.

Trong vụ án có nhiều người tham gia, để xác định người thực hành có hay không có hành vi “thái quá” là một điều rất khó khăn. Trong những trường

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu hợp phạm tội có tổ chức, trong quá trình thực hiện tội phạm, người thực hành có nhiều hành vi nhằm cùng với những người đồng phạm thực hiện tội phạm, trong đó có hành vi được những đồng phạm biết trước và đồng tình, nhưng cũng có những hành vi không được những đồng phạm biết trước, không mong muốn hậu quả của hành vi đó xảy ra, nhưng có thái độ để mặc, muốn ra sao thì ra. Ví dụ: A, B và C chỉ bàn nhau đến nhà D uy hiếp để cướp tài sản, chúng có đem theo dao, dây trói và giẻ bịt miệng. Tới nơi, A và C trói tay, chân D và nhét giẻ bịt miệng chủ nhà, sau đó giao cho C canh giữ. Thấy giẻ bịt miệng của D sắp tuột ra, sợ D kêu cứu nên C đã bóp cổ D làm D bị chết ngạt. Trong vụ án này, A và B có đồng phạm với C về tội giết người hay không?

Trong trường hợp nêu trên, để xác định xem A và B có đồng phạm với C về tội giết người hay không, chúng ta phải xác định xem C có hành vi “thái quá” hay không, nếu C có hành vi “thái quá” nhưng trước đó A và B đã có hành vi ngăn chặn, không đồng tình và không có ý thức để mặc cho hậu quả từ hành vi đó xảy ra, thì A và B không phải là đồng phạm của C; nhưng nếu A và B tuy không mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng có ý thức để mặc cho C tự do hành động mà không có bất cứ hành vi ngăn cản nào, thì A và B là đồng phạm của C. Trở lại ví dụ trên, rõ ràng A và B đã để mặc cho C tự do hành động khi để cho C một mình canh giữ D, tự do hành động của C là hành động để thực hiện tội phạm và tội phạm đó đã được những đồng phạm khác (A và B) bàn bạc trước với người thực hành. Hành động mà C thực hiện được luật quy định là dấu hiệu cấu thành một tội và tội đó đã được A, B và C bàn tính từ trước, như hành động bóp cổ D do C thực hiện ở ví dụ trên chính là dấu hiệu khách quan được quy định trong cấu thành tội cướp. Vậy, A và B là đồng phạm với C và phải chịu trách nhiệm cùng với C về hậu quả do C gây ra.

Tuy cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm và cùng mong muốn cho hậu quả chung của tội phạm mà họ bàn tính thực hiện sẽ xảy ra, nhưng nếu xét ở một khía cạnh nào đó, thì ý thức chủ quan của từng người trong đồng phạm đối với hành vi do mình thực hiện cũng có những cách thể hiện khác nhau, từ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu đó làm cho tính chất nguy hiểm của hành vi do họ thực hiện cũng có những mức độ biểu hiện khác nhau. Vì thế để xác định xem có sự đồng phạm trong vụ án hay không, nhất là trong trường hợp người thực hành có hành vi “thái quá”, chúng ta phải xem xét một cách toàn diện, khách quan và thận trong những tình tiết liên quan đến vụ án, đồng thời đánh giá thái độ tâm lý của từng người trong vụ án đối với hậu quả của tội phạm phát sinh, để từ đó đưa ra một kết luận đúng đắn về tội danh và trách nhiệm hình sự đối với từng người trong vụ án.

Chương III: NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH ĐỊNH TỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ ĐỊNH TỘI

Nhà nước ban hành pháp luật là để điều chỉnh hành vi của con người. Bất cứ chủ thể nào cũng đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Riêng đối với quá

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu trình giải quyết các vụ án hình sự, việc tuân thủ nghiêm túc, chính xác các quy định của pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng mang một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi kết quả của quá trình này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng mà kết quả đó còn quyết định số phận của một con người. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Và vi phạm pháp luật này lại xuất phát từ những chủ thể tiến hành tố tụng, điều đó gây nhiều hậu quả xấu mà tác động tiêu cực nhất là làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, đối với pháp luật.

I. Thực trạng định tội trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự

Hoạt động giải quyết các vụ án hình sự là tổng thể các hành vi pháp lý do những chủ thể có trách nhiệm thực hiện trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để giải quyết các vụ án hình sự, pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền – tương ứng với mỗi giai đoạn, mỗi nhóm hành vi, có một nhóm chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động giải quyết vụ án hình sự, đó là những chủ thể tiến hành tố tụng: điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán… các chủ thể trên sẽ thực hiện các hành vi trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để cùng giải quyết vụ án, làm rõ sự thật của vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.

Quá trình tố tụng hình sự bao gồm 5 giai đoạn: Khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án. Trong đó, việc xác định tội danh được tiến hành từ giai đoạn khởi tố cho đến giai đoạn xét xử vụ án. Mỗi một giai đoạn đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tìm ra sự thật của vụ án. Để xét xử đúng người, đúng tội, đảm bảo sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật thì đòi hỏi mỗi giai đoạn tố tụng không được có bất cứ một sai phạm nào. Thế nhưng, thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự vẫn còn xảy ra nhiều tình trạng vi phạm pháp luật, của những chủ thể tiến hành tố tụng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể tiến hành tố tụng có thể là khởi tố sai, không khởi tố vụ án khi gặp sự kiện có dấu hiệu tội phạm, hoặc khởi tố cả những vụ việc chỉ mang tính dân sự, hoặc điều tra không đầy đủ, khách quan, không nhanh chóng truy tố người có hành vi phạm tội, hay truy tố khi căn cứ định tội vẫn còn chưa vững chắc, chính xác; cả trường hợp định tội danh sai khi xét xử chỉ vì không nhận thức đúng các yếu tố cấu thành tội phạm, hay không phát hiện được sai phạm của giai đoạn tố tụng trước…

Như vậy, vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có thể là làm oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Vi phạm pháp luật có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào của quá trình tố tụng hình sự, nên sẽ rất đa dạng. Khả năng vi phạm pháp luật của mỗi chủ thể tuỳ thuộc vào vai trò, nhận thức của họ khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Chính từ những sai phạm này đã làm cho hoạt động định tội gặp rất nhiều những sai phạm, hạn chế. Những ví vụ cụ thể sau đây sẽ một phần nào phản ánh thực trạng định tội trong những năm gần đây.

1.Định tội danh sai trong hoạt động khởi tố vụ án

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự với nhiệm vụ phát hiện chính xác, nhanh chóng tội phạm đã xảy ra để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với mọi tội phạm. Khởi tố đúng đắn và kịp thời là một bảo đảm quan trọng để xử lý nhanh chóng và công minh đối với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thực trạng giải quyết các vụ án hình sự những năm gần đây cho thấy hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố đã có những hành vi vi phạm pháp luật tố tụng, từ đó gây nên những sai lệch, khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Nhóm hành vi vi phạm pháp luật tố tụng trong giai đoạn khởi tố này được biểu hiện ở cả 2 dạng: Một là không khởi tố vụ án hoặc không khởi tố bị can khi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cần phải khởi tố; hai là khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng với quy định của pháp luật.1

Việc không khởi tố đối với sự kiện thực tế có dấu hiệu tội phạm hoặc không khởi tố bị can đối với người có hành vi phạm tội đều dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, khi sự việc chưa được điều tra, truy tố, xét xử việc kết luận một cách dứt khoát rằng cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ lọt tội phạm dường như là quá sớm và thiếu chính xác. Đặc biệt là khi ranh giới giữa có tội và không có tội thường không thật rõ ràng, do đó, những vụ việc nêu ra dưới đây chỉ là các trường hợp có khả năng bỏ lọt người phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

Ví dụ: Do xích mích, 3 người H, K và L cùng đánh bà N, gây thương tích ở mặt, thương tật 10% và ở tay, thương tật 2%, tổng hợp thương tật là 12 % vĩnh viễn. Bà N yêu cầu pháp luật xử lý. Mặc dù cơ quan điều tra 2 lần đề nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H nhưng Viện kiểm sát không thống nhất, vì cho rằng thương tích ở tay chưa rõ do ai gây ra, còn thương tích ở mặt chỉ 10% nên chưa cấu thành tội phạm, đề nghị cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án.2

Trong tình huống vừa nêu trên, cả H, K và L cùng tham gia đánh bà N, hành vi của họ đan xen nhau, hỗ trợ nhau, tạo thành một chuỗi hành vi nguy hiểm, nên sự việc có dấu hiệu đồng phạm. Theo đó, có đủ căn cứ để truy tố H. K và L về “tội cố ý gây thương tích”. Việc không khởi tố vụ án trong trường

Một phần của tài liệu Định tội danh trong luật hình sự việt nam (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)