Thực trạng nghềluật sư, luật sư bào chữa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 56)

3.2.1.1. Về đội ngũ luật sư bào chữa

Sau khi Luật luật sư 2006 được ban hành, đội ngũ luật sư đã có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự phát triển, thay đổi của đội ngũ luật sư, luật sư bào chữa một phần do những quy định đổi mới của Luật luật sư 2006 về các tiêu chí như

tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghềluật sư, luật sư bào chữa, quy trình trở thành luật sư bào chữa, các quy định về tập sự, gia nhập Đoàn Luật sư... Theo thống kê của Liên đoàn Luật sư cho thấy, hiện cả nước có gần 5.800 luật sư và hơn 2.000 luật sư tập sự. Từ sau khi pháp lệnh hành nghề luật sư có hiệu lực năm 2001 đến nay, số lượng luật sư đã tăng 250%34.

Tuy nhiên, vấn đề về đội ngũ luật sư, luật sư bào chữa nước ta còn một số hạn chế cần được khắc phục sau đây:

Thứ nhất, số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước

ta hiện nay trung bình là 1 luật sư/17.000 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là ¼/546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250. Mặt khác, số lượng luật sư phát triển chưa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. Luật sư chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Thành phố. Hồ Chí Minh35.

Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư, luật sư bào chữa còn nhiều hạn chế. Gần một nửa số lượng luật sư bào chữa hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề. Hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư bào chữa vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp. Các luật sư bào chữa vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Một số luật sư bào chữa còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư làm công tác bào chữa. Hơn nữa, luật sư bào chữa nước ta còn yếu về trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức về pháp luật quốc tế. Điều này dẫn đến nguy cơ chúng ta thua ngay trên “sân nhà, sân khách” trong các vụ tranh chấp liên quan đến việc mâu thuẫn giữa quyền lợi trong các vụ án giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, Các vụ án kinh tế lớn mà pháp nhân chính là bị cáo theo luật nước ngoài.

Thứ ba, về mức độ chuyên môn hoá trong hành nghề, đa số luật sư bào chữa ở

nước ta hành nghề trong tất cả các lĩnh vực tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác. Tuy số lượng luật sư bào chữa ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, song vẫn chưa hình thành được đội ngũ các luật sư bào chữa chuyên sâu về những lĩnh vực bị cáo bị truy tố theo tội của các chương mà Bộ luật Hình sự quy định.

3.2.1.2. Về hoạt động hành nghề của luật sư, luật sư bào chữa

34

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201001/2020-Viet-Nam-se-co-150-luat-su-trinh-do-quoc-te-890462/ 35

Thứ nhất, về phạm vi hành nghề. Có thể thấy rằng sau khi Luật luật sư 2006

được ban hành, hoạt động hành nghề luật sư bào chữa ở Việt Nam có những bước chuyển rõ rệt. Theo quy định của Luật luật sư 2006 thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Luật luật sư 2006 đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư bào chữa với việc quy định luật sư bào chữa được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng (Điều 4, Điều 22 Luật luật sư 2006). Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật cộng với sự nỗ lực của các luật sư bào chữa, dịch vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.

Tham gia tố tụng hình sự là chủ yếu của các luật sư bào chữa hiện nay. Vai trò của luật sư bào chữa trong quá trình tham gia tố tụng hình sự đã có những bước phát triển về chất. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng hình sự đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư bào chữa tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo. Ý kiến của luật sư bào chữa tại phiên toà đã được cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm và coi trọng. Việc tham gia tố tụng của các luật sư bào chữa không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Tư vấn pháp luật là lĩnh vực quan trọng của luật sư bào chữa để bị can, bị cáo biết được mình có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong tố tụng hình sự đảm bảo được chính quyền lợi cho bản thân mình (Điều 22 Luật luật sư 2006).

Bên cạnh đó, các luật sư bào chữa cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của luật sư bào chữa đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, khó khăn nhưng hoạt động của luật sư bào chữa thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (Điều 13 Luật trợ giúp pháp lý 2006. Điều 31 Luật luật sư 2006).

Thứ hai, về hình thức hành nghề của luật sư bào chữa. Theo quy định của Luật

luật sư 2006 đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sư, theo đó luật sư bào chữa , mà còn được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

Thứ ba, về hình thức tổ chức hành nghề luật sư làm công tác bào chữa. Theo

quy định của Luật luật sư 2006 thì tổ chức hành nghề luật sư làm công tác bào chữa bao gồm:

Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Điều 33 Luật luật sư 2006).

Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Luật luật sư đã quy định thêm loại hình Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa , để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật luật sư 2006 còn quy định Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 34 Luật luật sư 2006).

Như vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư làm công tác bào chữa cũng được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư làm công tác bào chữa lựa chọn mô hình hoạt động nhằm phát huy hết khả năng sử dụng các điều kiện để hành nghề một cách thuận lợi nhất. Nghề luật sư bào chữa ở Việt Nam nhìn nhận một cách khái quát cho thấy chiều hướng ngày một được chuyên nghiệp hóa. Quy định của pháp luật đối với nghề luật sư bào chữa đã có những bước chuyển lớn và là nền tảng để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nghề luật sư bào chữa phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, cũng qua đó để thấy, còn nhiều những hạn chế, bất cập đã và đang nãy sinh trong hoạt động nghề nghiệp luật sư bào chữa rất cần những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện, nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của nghề luật sư bào chữa trong xã hội, cũng như để khẳng định vị thế của luật sư bào chữa Việt Nam trên bình diện quốc tế.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng, uy tín của nghề luật sư, luật sư bào chữa ở Việt Nam ở Việt Nam

Trên cơ sở thực trạng nghề luật sư bào chữa ở Việt Nam hiện nay, xin được liệt kê một số ý kiến thể hiện phương hướng, giải pháp hoàn thiện các mặt để nâng cao vị thế nghề luật sư, luật sư bào chữa:

Xây dựng điều khoản mới về tội danh xâm phạm quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Bộ luật hình sự; sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự về tư cách tham gia tố tụng của luật sư bào chữa, thời điểm tham gia bào chữa, việc tiếp xúc bị can, bị cáo trong trại tạm giam, quyền điều tra và thu thập chứng cứ, cũng như một số hoạt động nghề nghiệp khác của luật sư bào chữa; hoàn thiện quy định để từng bước mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo quyền bào chữa của luật sư được thể hiện một cách thực chất.

Pháp luật về luật sư cần tập trung vào hai phạm vi là nhất thể hóa hoạt động tư vấn pháp luật vào đối tượng hành nghề chuyên nghiệp là đội ngũ luật sư làm công tác bào chữa và thể chế hóa phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động của luật sư bào chữa, xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia ngày càng nhiều hơn của luật sư bào chữa trong tố tụng hình sự có yếu tố nước ngoài diễn ra tại nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh dịch vụ pháp lý lành mạnh trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền.

Ban hành bộ quy tắc thống nhất về đạo đức nghề nghiệp luật sư bào chữa và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp luật sư bào chữa. Hiện nay, đa số luật sư bào chữa Việt Nam tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư và các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hành nghề luật sư bào chữa. Tuy nhiên, các quy tắc đó chưa được áp dụng một cách thống nhất, mỗi Đoàn luật sư có một quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng dựa trên bộ quy tắc mẫu, hơn nữa việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư bào chữa vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư bào chữa trong hành nghề và trong cuộc sống. Trên thực tế, vẫn còn một số luật sư bào chữa quá coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, thậm chí có luật sư bào chữa vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ví dụ hành vi lừa đảo chiếm đoạt 3,9 tỷ đồng và 35.000 USD của cựu luật sư Lê Bảo Quốc ở Bình Dương…. Do vậy, cần thiết ban hành sớm bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư bào chữa áp dụng thống nhất trên toàn quốc cùng với những biện pháp bảo đảm tuân thủ đúng đắn.

Ban hành các quy định điều chỉnh và giám sát nhằm cải tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lương đào tạo nghề luật sư, nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư bào chữa thông qua việc các Đoàn luật sư thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát người tập sự hành nghề luật sư bào chữa, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư bào chữa trong việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư bào chữa; tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự được nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức pháp luật mới, đồng thời tạo cơ hội cho người tập sự được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự.

Hoàn thiện các quy định pháp lý về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư bào chữa. Hành nghề luật sư bào chữa là hoạt động đòi hỏi tính trách nhiệm cao, gây thiệt hại là phải bồi thường do vậy luật sư tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một nghĩa vụ cần thiết (khoản 2 Điều 52 Luật luật sư 2006). Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm nghề nghiệp cũng như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư bào chữa ở Việt Nam chỉ mới dừng lại trên giấy mà chưa được thực thi. Do đó, cần có

những quy định và những biện pháp cụ thể để sớm áp dụng trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của luật sư bào chữa nhằm đem lại sự hiệu quả cao nhất cho hoạt động đặc thù này.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thể chế hóa về mặt pháp luật chủ trương hoàn thiện pháp luật về luật sư bào chữa, trong đó cần thiết đưa vào văn kiện của Đảng về chiến lược phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong thế kỷ mới. Xây dựng các mô hình tổ chức hành nghề và mô hình quản lý đủ sức đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của công dân, tổ chức; phấn đấu xây dựng đội luật sư bào chữa đạt cả về số lượng lẫn chất lượng. Gắn việc hoàn thiện pháp luật về luật sư với chiến lược cải cách tư pháp hiện nay. Nâng cao tính đồng bộ trong quá trình hoàn thiện pháp luật về luật sư.

Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường luật, các trường đào tạo nghề luật sư để đảm bảo chất lượng, uy tín đội ngũ luật sư bào chữa khi tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo. Hiện nay, còn tình trạng chất lượng đào tạo ở các trường luật nặng về lý thuyết, thiếu hụt kỹ năng hành nghề nên cần xây dựng chương trình đào tạo nghề luật nhằm cung cấp những kỹ năng chung nhất cho các cử nhân luật. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo nghề luật sư cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển để đào tạo đội ngũ luật sư bào chữa tương lai có chất lượng cao.

3.3. Nâng cao kỹ năng, vai trò luật sư bào chữa trong tranh tụng

Tuy nhiên, trong thời gian qua luật sư bào chữa đã được tạo cơ hội thông thoáng hơn trong vấn đề bào chữa cho bị can, bị cáo. Nhưng vẫn thiếu vắng hẳn những quy định có tính chất đột phá tạo thế cần bằng giữa luật sư bào chữa và Kiểm sát viên nhằm nâng cao trách nhiệm của đôi bên trong buộc tội và gỡ tội, đưa trả Tòa án về đúng vị trí xét xử cân nhắc chứng cứ hai bên đưa ra mà ra phán quyết công bằng đúng pháp luật.

3.3.1. Nâng cao vai trò của luật sư bào chữa trong tranh tụng

Là một bên trong tố tụng, bên gỡ tội, luật sư bào chữa có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Có thể nói, đây không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là nghĩa vụ của luật sư bào chữa trước bị can, bị cáo. Gắn liền trách nhiệm của luật sư bào chữa với số phận của bị can, bị cáo, phải coi luật sư bào chữa là người đại diện của bị can, bị cáo khi tham gia tranh tụng. Khi tranh tụng với Kiểm sát viên, luật sư bào chữa có quyền xuất trình chứng cứ do mình thu thập, kể cả việc đưa ra nhân chứng mới cho lời khai trước Toà để gỡ tội cho bị cáo. Để làm được

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)