Nâng cao vai trò của luật sư bào chữa trong tranh tụng

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 61 - 62)

Là một bên trong tố tụng, bên gỡ tội, luật sư bào chữa có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Có thể nói, đây không chỉ là trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là nghĩa vụ của luật sư bào chữa trước bị can, bị cáo. Gắn liền trách nhiệm của luật sư bào chữa với số phận của bị can, bị cáo, phải coi luật sư bào chữa là người đại diện của bị can, bị cáo khi tham gia tranh tụng. Khi tranh tụng với Kiểm sát viên, luật sư bào chữa có quyền xuất trình chứng cứ do mình thu thập, kể cả việc đưa ra nhân chứng mới cho lời khai trước Toà để gỡ tội cho bị cáo. Để làm được việc này, cần quy định quyền của luật sư bào chữa được thu thập chứng cứ một cách độc lập, được trưng cầu giám định, còn việc ghi chép hồ sơ vụ án chỉ là việc làm nhằm tìm hiểu xem Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát buộc tội như thế nào để chọn cách bào chữa cho xác đáng. Nếu để luật sư bào chữa chỉ căn cứ vào hồ sơ mà bào chữa thì may

ra chỉ tìm thấy các tình tiết giảm nhẹ, chứ không hy vọng tìm ra được những chứng cứ gỡ tội, bởi vì hồ sơ do những người buộc tội lập, chắc chắn chỉ có những chứng cứ buộc tội. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành rằng, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải thu thập cả những chứng cứ buộc tội lẫn chứng cứ gỡ tội là điều khó có thể thực hiện được, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Xét theo phương diện tâm lý của người điều tra, thì từ khi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam bị can, dưới con mắt của người điều tra, đối tượng là người có tội và mọi nỗ lực đều hướng vào việc tìm kiếm chứng cứ buộc tội anh ta. Vì, như thường nói, “đã bắt là bắt kẻ có tội, ai bắt người vô tội”. Và khi người đó bị bắt, không lẽ lại tốn công

sức đi tìm chứng cứ để gỡ tội cho họ. Chính luật sư bào chữa là người làm việc này. Họ đi tìm chứng cứ gỡ tội không tìm chứng cứ buộc tội và nhiệm vụ của họ là làm sao giảm nhẹ tội cho thân chủ của mình, thậm chí “cãi” trắng án.

Mặt khác, là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, luật sư bào chữa phải chịu trách nhiệm khi không làm tròn nghĩa vụ và chức năng nghề nghiệp của mình để thân chủ của mình bị xử oan, bị bắt giam trái phép mà mình không can thiệp để kịp thời bảo vệ dẫn đến việc họ tự sát hoặc bị dùng nhục hình dẫn đến chết người…

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 61 - 62)