Sự tham gia của luật sư bào chữa trong phần xét hỏi và đánh giá chứng cứ

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 30 - 31)

Xét hỏi tại phiên tòa là nhằm làm sáng tỏ những chứng cứ, những người tham gia tố tụng tiến hành việc nghiên cứu và kiểm tra các chứng cứ, các kết luận điều tra và những tình tiết của vụ án đã được thu thập ở giai đoạn điều tra, xem xét chứng cứ có phù hợp với thực tế khách quan. Luật sư bào chữa xét hỏi nhằm tìm chứng cứ để gỡ tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo, đề nghị xem xét chứng cứ, đánh giá kết quả giám định... Sau khi xét hỏi xong, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc xét hỏi và chuyển sang phần tiếp theo là tranh luận tại phiên tòa.

2.2.3.1. Sự tham gia của luật sư bào chữa trong phần xét hỏi và đánh giá chứng cứ chứng cứ

Có thể nói, giai đoạn xét hỏi là bước quan trọng của quá trình xét xử tại phiên tòa. Đây là giai đoạn phải thẩm tra tất cả các chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập. Theo quy định tại Điều 66 các chứng cứ của vụ án phải được kiểm tra, đánh giá với nhiều chủ thể tham gia một cách công khai, dân chủ, khách quan theo một trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Xét hỏi tại phiên tòa là thẩm tra toàn bộ lời khai tại Cơ quan điều tra của bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người có quyền nghĩa vụ liên quan, người bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; các lời khai đó không những được thẩm tra lại mà còn được đối chiếu giữa các lời khai với nhau, đối chiếu vật chứng, tài liệu đã thu thập được với kết luận của giám định viên (Điều 64, 65). Trên cơ sở đó, so sánh, lựa chọn, đánh giá một cách toàn diện, khách quan, dân chủ các chứng cứ nhằm tìm ra sự thật của vụ án.

Thông qua việc xét hỏi tại tòa có thể xem đây là cuộc điều tra công khai bị cáo và những người tham gia tố tụng, xem xét vật chứng xem xét tại chỗ, xem các tài liệu nhằm kiểm tra các chứng cứ và làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án, trên cơ sở đó Hội đồng xét xử xác định có tội phạm xảy ra hay không, có đúng bị cáo là người thực hiện hành vi phạm tội hay không; nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, động cơ, mục đích, nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những thiệt hại đã xảy ra...để có các quyết định đúng đắn. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa được bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng (Điều 206).

Luật sư bào chữa tham gia tại phiên tòa để bào chữa cho bị cáo. Nhiệm vụ của luật sư bào chữa là sử dụng các biện pháp hợp pháp để bào chữa gỡ tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho bị cáo. Theo quy định tại Điều 207 khoản 1 “Hội đồng xét xử

phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự

xét hỏi hợp lý”. Trách nhiệm chững minh vụ án, xác định sự thật khách quan tại phiên

xét toàn diện và khách quan hơn các chúng cứ gỡ tội cho bị cáo, làm cơ sở cho việc định tội phạm và hình phạt. Luật sư bào chữa khi tham gia xét hỏi tại tòa hoàn toàn có quyền hỏi ai trước, ai sau theo ý chí của mình làm sau cho có lợi nhất cho bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự thì khi xét hỏi từng người luật sư bào chữa hỏi sau cùng khi chủ tọa phiên tòa các hội thẩm, kiểm sát viên đã hỏi xong và việc hỏi sau cùng như vậy sẽ tạo cho luật sư có ưu thế hơn, vì sau khi xét hỏi kiểm tra lại hồ sơ vụ án, xét hỏi buộc tội rồi mới đến xét hỏi gỡ tội thì luật sư bào chữa có được những tình tiết của vụ án sự mâu thuẫn trong lời khai của những người được xét hỏi nhằm tạo cơ hội gỡ tội cho bị cáo.

Luật sư bào chữa thực hiện việc bào chữa trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án sử dụng các biện pháp hợp pháp tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Luật sư bào chữa không xúi dục bị cáo, đương sự cố tình khai báo sai sự thật. Tuy nhiên, luật sư bào chữa có nhiệm vụ là gỡ tội, làm nhẹ trách nhiệm pháp lý của bị cáo. Tôn trọng sự thật khách quan của vụ án không có nghĩa là luật sư bào chữa phải làm rõ cả tình tiết buộc tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, mà tập trung làm sáng tỏ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Luật sư bào chữa chỉ hỏi thân chủ của mình để họ khẳng định thêm về các tình tiết gỡ tội các tình tiết giảm nhẹ theo hướng có lợi cho bị cáo. Luật sư bào chữa xét hỏi các bị cáo khác, người bị hại, người làm chứng buộc tội để làm rõ những bất hợp lý, những mâu thuẫn trong chính lời khai của họ hoặc mâu thuẫn trong lời khai của họ với các chứng cứ khác. Luật sư bào chữa triệt để khai thác những mâu thuẫn, những bất hợp lý, những sai sót hoặc vi phạm tố tụng nghiêm trọng của việc buộc tội, đồng thời khẳng định làm tăng tính thuyết phục các yếu tố gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ. Luật sư bào chữa tại phiên tòa giúp đỡ thân chủ của mình về mặt pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng; bảo vệ bị cáo khỏi những trường hợp dụ cung, mớm cung, bức cung hoặc những câu hỏi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của bị cáo từ phía những người xét hỏi khác... luật sư bào chữa yêu cầu chủ tọa phiên tòa ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật đó. Vậy có thể thấy rằng: “Xét hỏi tại phiên tòa được bắt đầu từ khi kiểm sát

viên đọc bản cáo trạng, là việc xem xét các chứng cứ một cách toàn diện khách quan nhất để đi đến kết quả là bị cáo có tội hay không có tội theo như cáo trạng của Viện kiểm sát. Thông qua xét hỏi còn làm rõ các tình tiết của vụ án, tăng nặng giảm nhẹ

trách nhiệm pháp lý cho bị cáo”.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 30 - 31)