Về hoạt động hành nghề của luật sư, luật sư bào chữa

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 57 - 59)

34

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201001/2020-Viet-Nam-se-co-150-luat-su-trinh-do-quoc-te-890462/ 35

Thứ nhất, về phạm vi hành nghề. Có thể thấy rằng sau khi Luật luật sư 2006

được ban hành, hoạt động hành nghề luật sư bào chữa ở Việt Nam có những bước chuyển rõ rệt. Theo quy định của Luật luật sư 2006 thì dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Luật luật sư 2006 đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư bào chữa với việc quy định luật sư bào chữa được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng (Điều 4, Điều 22 Luật luật sư 2006). Có thể nói trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật cộng với sự nỗ lực của các luật sư bào chữa, dịch vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.

Tham gia tố tụng hình sự là chủ yếu của các luật sư bào chữa hiện nay. Vai trò của luật sư bào chữa trong quá trình tham gia tố tụng hình sự đã có những bước phát triển về chất. Xuất phát từ việc pháp luật tố tụng hình sự đang từng bước được hoàn thiện, các cơ quan tiến hành tố tụng đã quan tâm hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư bào chữa tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo. Ý kiến của luật sư bào chữa tại phiên toà đã được cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm và coi trọng. Việc tham gia tố tụng của các luật sư bào chữa không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Tư vấn pháp luật là lĩnh vực quan trọng của luật sư bào chữa để bị can, bị cáo biết được mình có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong tố tụng hình sự đảm bảo được chính quyền lợi cho bản thân mình (Điều 22 Luật luật sư 2006).

Bên cạnh đó, các luật sư bào chữa cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của luật sư bào chữa đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý. Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, khó khăn nhưng hoạt động của luật sư bào chữa thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo (Điều 13 Luật trợ giúp pháp lý 2006. Điều 31 Luật luật sư 2006).

Thứ hai, về hình thức hành nghề của luật sư bào chữa. Theo quy định của Luật

luật sư 2006 đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sư, theo đó luật sư bào chữa , mà còn được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

Thứ ba, về hình thức tổ chức hành nghề luật sư làm công tác bào chữa. Theo

quy định của Luật luật sư 2006 thì tổ chức hành nghề luật sư làm công tác bào chữa bao gồm:

Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Điều 33 Luật luật sư 2006).

Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Luật luật sư đã quy định thêm loại hình Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa , để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật luật sư 2006 còn quy định Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 34 Luật luật sư 2006).

Như vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư làm công tác bào chữa cũng được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư làm công tác bào chữa lựa chọn mô hình hoạt động nhằm phát huy hết khả năng sử dụng các điều kiện để hành nghề một

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 57 - 59)