Luật sư bào chữa đối đáp tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 38)

Việc đối đáp của luật sư bào chữa đối với các ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác là nhằm làm rõ sự thật các tình tiết của vụ án, góp phần cùng Tòa án ra bản án chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Xác định đúng mục đích đối đáp không chỉ giúp cho luật sư bào chữa mà cả những người tham gia tố tụng khác luôn luôn có tình thần tôn trọng sự thật, khách quan khi đưa ra ý kiến của mình cũng như khi trả lời, đối đáp lại các ý kiến đó. Việc hỏi và trả lời dù nhiều hay ít, dù địa vị pháp lý người trả lời và đối đáp như thế nào cũng phải tôn trọng sự thật khách quan, tuyệt đối không suy luận chủ quan.

Luật sư bào chữa khi trình bày ý kiến trong lời bào chữa phải xuất phát từ các tình tiết của vụ án và phải thật sự khách quan, hợp tác chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý vụ án chính xác kịp thời. Luật sư bào chữa khi đối đáp, trả lời với các ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác, hết sức khách quan dựa trên chứng cứ được kiểm tra công khai tại Tòa qua lời khai của những người tham gia tố tụng, và những vật chứng lời khai tại Cơ quan Điều tra được công bố tại phiên tòa (Điều 208, 212 Bộ luật tố tụng hình sự), lập luận bác bỏ những ý kiến chủ quan không đúng sự thật gây bất lợi cho bị cáo. Luật sư bào chữa thấy trong vụ án

thiếu những chứng cứ quan trọng chưa được làm sáng tỏ, không thể bổ sung được tại phiên tòa mà chứng cứ đó quan trọng ảnh hưởng đến tính trách nhiệm hình sự cho bị cáo, có thể là chứng cứ xác định sự việc phạm tội, xác định bị cáo có tội hay không có tội, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định hình phạt... Nếu qua lời khai tại phiên tòa của những người tham gia tố tụng thấy có căn cứ cho rằng có người cùng thực hiên tội phạm với bị cáo nhưng chưa bị truy tố, hay có căn cứ cho rằng phạm tội khác... Có căn cứ cho rằng trong quá trình điều tra truy tố có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự). Luật sư bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung theo khoản 2 Điều 199. Nếu những ý kiến của người tham gia tố tụng có lợi cho bị cáo, hoặc không có lợi, luật sư bào chữa đưa ra lập luận bác bỏ ý kiến không có lợi đề nghị Hội đồng xem xét các ý kiến có lợi cho bị cáo một cách thuyết phục. Luật sư bào chữa làm rõ các tình tiết của vụ án trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan thì mục đích bào chữa cho bị cáo mới đạt được. Như vậy, đối đáp là sự trả lời lại các ý kiến khác không phù hợp quan điểm dựa trên sự thật khách quan.

Đối đáp luôn là phần cốt lõi của giai đoạn tranh luận. Bởi sau khi trình bày lời bào chữa, luật sư bào chữa chưa thể biết người buộc tội sẽ phản bác bằng những lập luận gì. Đương nhiên sau khi đưa ra lý lẽ phản bác, người buộc tội cũng chưa biết luật sư bào chữa sẽ lập luận như thế nào để gỡ tội cho thân chủ của mình. Mọi việc chỉ rõ ràng sau quá trình đối đáp. Để xác định sự thực của vụ án, quá trình bàn cãi về lẽ phải giữa bên “buộc tội” và bên “gỡ tội” cho bị cáo đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện

để đánh giá các chứng cứ của vụ án. Để làm được điều đó thì tại Điều 218 (Bộ luật tố tụng hình sự 2003) quy định “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố

tụng khác có quyền trình bày ý kiến về lời luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị

của mình”. Như vậy Luật sư bào chữa có quyền phản bác lại ý kiến của Kiểm sát viên

để tìm ra sự thật bảo vệ thân chủ của mình. Trọng tâm của quá trình này thường là tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, biểu hiện ở việc tranh luận giữa Kiểm sát viên với luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Luật sư bào chữa trình bày ý kiến của mình về từng vấn đề trong lời luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra kiến nghị. Luật sư bào chữa không đồng ý phần nào trong lời luận tội thì chỉ ra những điểm không hợp lý, thiếu căn cứ hoặc vi phạm nguyên tắc pháp luật trong luận tội. Việc đối đáp không chỉ diễn ra giữa Kiểm sát viên với luật sư bào chữa mà còn giữa luật sư bào chữa và những người tham gia tố tụng khác khi họ có những quan điểm trái

ngược nhau về những vấn đề của vụ án ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo mà mình

bào chữa. Luật sư bào chữa tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của những người tham gia tố tụng khác. Qua đối đáp như vậy, luật sư bào chữa nêu ra những luận

cứ cho ý kiến của mình, trình bày những căn cứ để bác lại những ý kiến, của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác. Để sự thật của vụ án có thể được xác định qua tranh luận công khai, dân chủ, bình đẳng tại phiên tòa giúp Hội đồng xét xử nhìn nhận toàn diện, khách quan hơn vụ án để ra một bản án đúng pháp luật. Làm cho bị cáo nhận thấy rằng việc trả giá cho tội lỗi của mình là đúng, giúp bị cáo có cơ hội ăn năng hối cải, cải tạo để trở thành một người có ít cho xã hội. Đối đáp trong tố tụng hình sự “là các quan điểm, lập luận của luật sư bào chữa trong việc trả lời đối đáp lại với các ý kiến luận cứ của kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng khác về luận tội; là sự trả lời, đáp lại ý kiến giữa những người tham gia tranh luận”19. Đối đáp là kết thúc phần tranh luận và được chủ tọa phiên tòa tuyên bố trước khi cho bị cáo nói lời cuối cùng. Việc bị cáo được quyền nói lời cuối cùng được quy định tại Điều 220 Bộ luật tố tụng hình sự, là một trong những bảo đảm tố tụng quan trọng cho quyền bào chữa của bị cáo.

2.2.5. Tham gia của luật sư bào chữa ở phần kết thúc phiên tòa

Khi chủ tọa đọc bản án, luật sư bào chữa nghe để hiểu nội dung bản án, nhất là những nhận định về tội phạm, hình phạt và các quyết định của Hội đồng xét xử. Qua đó luật sư bào chữa giúp bị cáo kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm.Cùng với việc nghe, luật sư bào chữa xác định lại những điểm cần thiết như những nhận định của Tòa án về phần tội phạm, vai trò trách nhiệm của bị cáo mà mình bảo vệ, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, điều khoản của Bộ luật hình sự mà Tòa án áp dụng, hình phạt đối với từng bị cáo và các quyết định bồi thường thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật (Điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự), sau khi tòa tuyên án thì bị cáo, luật sư bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ được xem biên bản phiên tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung và biên bản phiên tòa và ký xác nhận. Đây là một phần rất quan trọng, giúp cho những người tham gia tố tụng có điều kiện kiểm tra biên bản phiên tòa, qua đó có thể phát hiện ra những điểm biên bản phiên tòa phản ánh không đúng diễn biến của phiên tòa để kịp thời yêu cầu tòa án sửa chữa, bổ sung. Đối với những vụ án diễn biến phức tạp, Tòa án không chấp nhận quan điểm của luật sư bào chữa hoặc khi xét hỏi, tranh luận thấy Thư ký phiên tòa ít ghi chép thì luật sư bào chữa cần đề nghị với Tòa án cho xem biên bản phiên tòa. Nếu bị cáo hoặc đương sự đề nghị xem biên bản phiên tòa thì luật sư giúp đỡ họ thống nhất về những điểm cần sửa chữa, bổ sung. Trong trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu sửa chữa, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì luật sư bào chữa ghi rõ các yêu cầu của mình gửi cho Tòa án để vào hồ sơ vụ án.

19

Trao đổi với thân chủ thực hiện quyền kháng cáo hay không; trường hợp thân chủ là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì quyết định việc kháng cáo hay không kháng cáo (Điều 231). Nếu thân chủ yêu cầu thì giúp họ trong việc thực hiện thủ tục kháng cáo; tiếp tục giúp đỡ họ trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 127 Hiếp pháp, Tòa án là cơ quan xét xử của nước ta. Tất cả các hoạt động trước khi xét xử của Cơ quan điều tra có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện tội phạm, đồng thời mang tính chuẩn bị cho việc Tòa án xét xử vụ án. Chính phiên tòa là nơi thể hiện đầy đủ nhất các nguyên tắc tố tụng hình sự và cũng chính ở phiên tòa mà quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm một cách thận trọng, đầy đủ nhất. Nhìn chung, phiên tòa là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự. Tại phiên tòa luật sư bào chữa đại diện cho bị cáo thực hành quyền bào chữa nêu lên những quan điểm về xét xử, xem xét nội dung vụ án, phán quyết việc bị cáo có tội hay không có tội, xác định trách nhiệm hình sự cho họ thông qua việc thực hành quyền bào chữa xét hỏi, tranh luận, đối đáp giúp cho Hội đồng xét xử quyết định hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ý nghĩa của phiên tòa ở chỗ thông qua vai trò của luật sư bào chữa để làm sáng tỏ và khắc phục những thiếu xót và sai lầm bị bỏ qua tại các giai đoạn tiến hành tố tụng trước.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN, HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

Pháp luật tố tụng hình sự nói chung và Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thể chế hoá những quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật phản ánh tiến trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội theo hướng đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự còn mâu thuẫn, mâu thuẫn với Luật luật sư 2006 các văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng hình sự còn mâu thuẫn với nhau, cần phải có biện pháp sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Cần nâng cao vai trò của luật sư bào chữa khi tham gia tranh tụng và tổ chức nghề nghiệp của luật sư cho phù hợp với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.

3.1. Hoàn thiện về pháp luật

Bộ luật 2003 còn có một số điều, một số quy định chưa rõ ràng chưa phù hợp với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, mâu thuẫn với những luật ban hành sau. Chẳng hạn, Luật luật sư 2006 về quy định giấy chứng nhận bào chữa. Hơn nữa, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 mở cho luật sư bào chữa quyền có mặt khi lấy lời khai người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can, tham gia hỏi người bị tạm giữ, bị can. Thế nhưng phần lớn luật sư bào chữa không thực hiện được quyền này bởi nếu điều tra viên chưa đồng ý thì luật sư dù có giấy chứng nhận bào chữa cũng chẳng thể tham gia. Cần sớm hoàn thiện các quy định này.

3.1.1. Hoàn thiện một số quy định về pháp luật tố tụng hình sự

Thứ nhất, về thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Luật luật sư 2006 đều quy định rất rõ, “người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự” (Điều 11);

người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn” (khoản 1 Điều 57). “Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương

sự trong vụ án hình sự khi xuất trình đủ giấy tờ cần thiết, trong đó có giấy yêu cầu luật

sư của khách hàng. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư không

(Điều 27 Luật luật sư). “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do” (khoản 4 Điều

56).

Tuy nhiên trong thực tế, việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư không phải là điều đơn giản. Theo phản ánh của nhiều luật sư, thì các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ yếu là Cơ quan điều tra, cản trở hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự. Sự cản trở này thể hiện từ việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư. Gần như 100% các trường hợp không bao giờ được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn ba ngày20. “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa” (Điều 56 khoản 4), có trường hợp kéo dài nhiều tháng. Ví dụ 3: “Trong vụ án PMU18 Bị can Vũ Mạnh Tiên, hai luật sư bào chữa tham gia bào chữa cho Vũ Mạnh Tiên là Phạm Hồng Hải và Nguyễn Hồng Bách trong vụ án "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ và làm môi giới hối lộ" có liên quan đến các sai phạm tại PMU 18. Bị can Vũ Mạnh Tiên

(nguyên là Phó Chánh văn phòng PMU 18) bị cơ quan điều tra khởi tố về 2 tội: đánh

bạc, môi giới hối lộ. Trong vụ án này. Hai luật sư bào chữa đã đưa đủ hồ sơ hợp lệ để

xin cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng hồ sơ được đưa từ tháng 6/2006 nhưng đến 9/11/2006 hai luật sư bào chữa mới được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can, Vũ Mạnh Tiên”21. Theo quy định tại Điều 56 trong vòng ba ngày kể từ ngày nhận đử giấy tờ, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa, nhưng trong ví dụ nói trên bị cáo đã tạm giam hơn ba tháng mà luật sư vẫn chưa có giấy chứng nhận bào chữa. Như vậy trong quá trình không có luật sư bào chữa tham gia giai đoạn điều tra, liệu quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo có được đảm bảo không. Chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra không có sự theo dõi của luật sư bào chữa cho bị cáo có đúng và đủ có thật sự khách quan hay không. Do vậy, trong Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung theo hướng mở rộng hơn thời hạn cấp giấy chứng nhận bào

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 38)