Nâng cao, kỹ năng tranh tụng của luật sư bào chữa

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 62 - 78)

Thứ nhất, trước khi tham gia phiên tòa

Trước khi tam gia phiên tòa, kỹ năng tranh tụng của luật sư bào chữa thể hiện trong giai đoạn này là một khâu quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của việc bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo.

Hiện nay trình độ nhận thức pháp luật của bị can, bị cáo đã có sự thay đổi nâng cao hiểu biết hơn rất nhiều do những thay đổi và các điều kiện tác động của xã hội và cộng đồng. Điều này bắt buộc luật sư bào chữa chuyên môn hoá lĩnh vực tranh tụng của mình theo các tội quy định trong các chương của Bộ luật hình sự. Hiện nay các vụ án hình sự, xuất hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội luật sư bào chữa xác định cho mình lĩnh vực tranh tụng chuyên sâu để đủ khả năng bào chữa cho bị can, bị cáo. Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự của luật sư bào chữa sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của bị can, bị cáo, luật sư bào chữa nhận vụ việc có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết tường tận, cập nhật được toàn bộ các các quy định pháp luật về một lĩnh vực cụ thể để chứng minh rằng bị can, bị cáo có tội hay không có tội việc này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của bị can, bị cáo và uy tính của người luật sư bào chữa.

Hồ sơ vụ án và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ. luật sư bào chữa xác định trọng tâm công việc cho mình để tham gia tranh tụng trong các vụ án hình sự và đi vào nghiên cứu hồ sơ vụ án. Trong tố tụng hình sự, các cơ quan và những người tiến hành

tố tụng giữ vai trò chính trong việc thu thập chứng cứ. Luật sư bào chữa khi nghiên cứu hồ sơ, tránh tình trạng tư duy sai lầm về tố tụng hình sự “án tại hồ sơ”, tận dụng các tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ bị can, bị cáo, những người thân thích của bị can bị cáo. Thu thập, đưa ra tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa cho cơ quan tiến hành tố tụng làm nguồn chứng cứ gỡ tội sau này cho bị can, bị cáo. Luật sư bào chữa nghiên cứu hồ sơ không những để biết bị can, bị cáo bị truy tố về tội gì mà còn xem xét coi có đử chứng cứ buộc tội chưa, bổ sung, tìm kiếm chứng cứ gỡ tội để phiên toà xét xử không chỉ mang tính thủ tục và hình thức mà phải diễn ra trên cơ sở tranh luận công khai tại phiên toà mới có thể ra một bản án hay quyết định công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo.

Luật sư bào chữa có phương hướng giải quyết vụ án riêng. Bên cạnh việc tuân thủ đúng quy định pháp luật nội dung và hình thức để giải quyết vụ án, luật sư bào chữa có ý kiến của chính mình về phương hướng giải quyết vụ án làm sau để bảo vệ tốt nhất cho bị can, bị cáo. Luật sư bào chữa tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự, là để bảo vệ quyền con người bởi quyền con người luôn được tôn trọng và ngày một nâng cao cho bị can, bị cáo dù ai đi nữa. Do vậy, đối với việc tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự luật sư bào chữa không lệ thuộc vào kết luận điều tra, cáo trạng hay quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án mà tư duy làm sao để có biện pháp bảo vệ bị can, bị cáo tối đa, quyết định phương hướng giải quyết vụ án trên cơ sở pháp luật.

Thứ hai, kỹ năng tranh tụng khi tham gia phiên tòa

Luật sư bào chữa tham gia phiên toà là kết quả của việc chuẩn bị chu đáo từ giai đoạn trước.

Luật sư bào chữa giỏi không nhằm tìm biện pháp để đưa ra nhiều lý do vắng mặt của đương sự, của luật sư… để xin hoãn phiên toà, sớm muộn thì phiên toà vẫn được tiến hành theo quy định pháp luật và quyền lợi của bị cáo vẫn được thể hiện bằng việc tuyên án của Toà án. Vấn đề hoãn phiên toà sẽ gây tốn kém thời gian, vật chất, công sức cho rất nhiều chủ thể trong đó có luật sư bào chữa. Do vậy, luật sư bào chữa làm sao để phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng làm sao cho phiên toà sớm được tiến hành, không phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần

Loại bỏ tư duy sai lầm của luật sư bào chữa về vấn đề “án tại hồ sơ” khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án là phục vụ bào chữa không quá lệ thuộc vào hồ sơ vụ án, tranh luận công khai tại phiên toà sẽ là con đường xác định sự công bằng, lẽ phải để tuyên án. Luật sư bào chữa tranh luận công khai tại phiên toà trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ kết hợp, lý lẽ lập luận cùng với quan điểm bào chữa bảo vệ của luật sư bào chữa. Luật sư bào chữa vận dụng những chứng cứ đã được thẩm định công khai tại phiên tòa để tìm ra những chứng cứ khẳng định bị cáo vô tội

hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo thông qua tranh luận công khai tại phiên toà. Luật sư bào chữa luôn là người chủ động, điều khiển phần tranh luận theo đúng mục tiêu cần đạt tới của mình. Thuyết phục Hội đồng xét xử tuyên một bản án có lợi cho bị cáo bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho bị cáo.

Thứ ba, kỹ năng tranh tụng sau phiên tòa

Kỹ năng của luật sư bào chữa sau phiên toà đây cũng là một nội dung rất có ý nghĩa và làm nổi bật vai trò cũng như kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự của luật sư bào chữa.

Hiện nay trong công cuộc cải cách tư pháp, các cơ quan và những người tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng để giải quyết các vụ việc một cách cẩn trọng, công minh và phù hợp. Biên bản phiên toà là một trong những văn bản cho phép những người tham gia tố tụng khẳng định quyền của mình. Luật sư bào chữa kiến nghị sửa đổi, bổ sung biên bản phiên toà, khẳng định các quyền của bị cáo sau khi tuyên án. Luật sư bào chữa phát huy tối đa quyền của mình để xin phép Toà án xem biên bản phiên toà sau khi tuyên án. Buộc người tiến hành tố tụng phải tuân thủ và bảo đảm việc ghi biên bản phiên toà một cách trung thực, đầy đủ tránh ảnh hưởng tới quyền lợi của bị cáo.

Luật sư bào chữa giỏi không chỉ là luật sư giỏi luật, bào chữa bảo vệ hay, thuyết phục được Toà án ra bản án công bằng đảm bảo quyền lợi cho bị cáo mà luật sư bào chữa biết chia xẻ với bị cáo, gia đình bị cáo sau xét xử. Về mặt pháp lý, nhiệm vụ của luật sư bào chữa hoàn thành khi Tòa án tuyên án nhưng về mặt tình cảm, còn đọng lại nơi bị cáo, gia đình bị cáo những ấn tượng về luật sư bào chữa. Do vậy, nếu luật sư bào chữa có thể hướng dẫn cho họ biết cách làm đơn kháng cáo, hướng dẫn cách thăm nuôi cho gia đình họ, tôn trọng và bảo đảm việc giữ bí mật cho bị cáo, giới thiệu những đồng nghiệp là các luật sư bào chữa giỏi chuyên sâu trong các vấn đề mới phát sinh mà luật sư bào chữa nhận thấy mình không đáp ứng tốt được yêu cầu mới của bị cáo… thì chắc chắn quan hệ giữa luật sư bào chữa và bị cáo, gia đình bị cáo sẽ bền lâu, việc nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư bào chữa không chỉ ở góc độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề mà còn phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của luật sư bào chữa với bị cáo ngay cả khi đã hoàn thành trách nhiệm bào chữa cho bị cáo tại Tòa. Điều này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tôn trọng truyền thống đạo đức con người Việt Nam, có tình thương đồng loại và ý thức cộng đồng của luật sư bào chữa. Nhưng thực tế cuộc sống đặt ra cho chúng ta phải nhận thức để hành động.

Tóm lại, nếu hoàn thiện cơ bản các quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư bào chữa, trong tất cả các giai đoạn và nhất là giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thì sẽ tạo ra một khâu đột phá cho nền tư pháp nước nhà. Tạo ra sự công bằng dân chủ

hơn trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa tạo ra sự tranh tụng hợp lý phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay. Nâng cao trách nhiệm của bên buộc tội, bên gỡ tội tạo cho bị cáo được hưởng quyền lợi chính đáng mà đáng lẽ ra họ phải được hưởng. Sau nữa là các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo thực thi được công lý trong cuộc sống xã hội. Bởi vì: “một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, nhưng một nửa chân lý thì chưa phải là chân lý”.

KẾT LUẬN

Nghề luật sư, luật sư bào chữa ở Việt Nam đang từng ngày đạt được những bước phát triển đáng ghi nhận, vai trò của luật sư bào chữa trong xã hội ngày một được nâng cao, chất lượng, uy tín của luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự ngày một lớn hơn, hoạt động của luật sư bào chữa, và các tổ chức hành nghề luật sư ngày phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Qua những vấn đề nghiên cứu của luận văn, phần nào thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng về vai trò của luật sư bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhất là giai đoạn xét xử tại phiên tòa. Phần nào đã bảo đảm được quyền bào chữa của bị cáo trước cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc biệt là phiên xét xử vụ án hình sự tại Tòa. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bào chữa của mình, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo tại Tòa, pháp luật tố tụng hình sự cho phép luật sư bào chữa vận dụng mọi quyền và nghĩa vụ của mình để bảo vệ bị cáo trước sự cáo buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhưng song song đó cũng tồn tại nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ được như: về cấp giấy chứng nhận bào chữa, về việc được gặp riêng bị cáo trước khi hỏi cung lần đầu, sự có mặt của luật sư bào chữa khi hỏi cung, nguyên tắc xét xử, nguyên tắc chứng minh tội phạm.... Qua đó đề cao hơn vai trò của Viện kiểm sát và luật sư bào chữa ngang bằng về địa vị, vị trí, quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình chứng minh bị cáo có tội hay không có tội. Trả Tòa án về đúng vị trí xét xử như Hiến pháp đã quy định, thiên về mô hình xét xử tranh tụng hơn nữa để tạo ra sự công bằng, khách quan, dân chủ, văn minh trong quá trình thực thi công lý ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thực trạng hành nghề luật sư, luật sư bào chữa ở Việt Nam như đã đặt ra ở trên còn những vấn đề cần quan tâm, tìm kiếm giải pháp tốt nhất để hoàn thiện và phát triển. Người thực hiện đề tài luận văn, qua tìm hiểu, học hỏi chỉ nêu lên những nội dung đã được học, đã được tìm hiểu, như một ý kiến nhỏ đóng góp cho tiến trình tìm kiếm những gì tốt nhất cho người luật sư bào chữa ở Việt Nam hôm nay và trong tương lai.

Thực tế khách quan của một quốc gia đang không ngừng phát triển, của một đất nước luôn hướng đến nền dân chủ vững mạnh và của một dân tộc ngày ngày vươn mình ra với bè bạn năm châu, thì sứ mệnh bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã hội được đề cao là tất yếu và chính đáng. Không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của đất nước trước đây, vị thế và vai trò của luật sư bào chữa lại cần được coi trọng

như hiện nay. Có thể nói, đây là thời điểm mà xã hội Việt Nam đã dần nhìn nhận sát gần hơn đối với vai trò của nghề luật sư, luật sư bào chữa theo đúng chỗ đứng mà nghề này xứng đáng có được. Người dân ngày càng tìm đến luật sư bào chữa như một nhu cầu thiết thân, số lượng luật sư bào chữa, tổ chức hành nghề luật sư bào chữa ngày một phát triển, nền tư pháp nước nhà đã tạo điều kiện nhiều hơn để luật sư bào chữa thể hiện tầm quan trọng của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật.

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 sửa đổi bổ sung 2001.

2. Bộ luật hình sự 1999.

3. Bộ luật tố tụng hình sự 2003. 4. Luật luật sư 2006.

5. Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư.

6. Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.

7. Ngh Quy t s 04/2004/NQ-H TP ngày 5/11/2004 H ng d n thi

hành m t s quy đ nh trong Ph n th ba "Xét x s th m" c a B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lu t T t ng hình s n m 2003

8. Nghị quyết 08/2002 NQ-TW của Bộ Chính trị 2/1/2002.

9. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ban hành ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

10. Nghị quyết 48/2005 NQ-TW của Bộ Chính trị 24/5/2005. 11. Nghị quyết 49/2005 NQ-TW của Bộ Chính trị 2/6/2005.

12. Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật luật sư.

Sách, báo, tạp chí.

13. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 1996.

14. Văn kiện hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ưng Đảng khóa 8 – NXB Chính trị quốc gia – Hà nội 1997.

15. Bình luận khoa học Bộ luật TTHS – NXB Tư pháp Hà Nội 2005.

16. Tìm hiểu Bộ luật TTHS của nước CHXHCN Việt Nam, NXB Tổng hợp TPHCM.

17. Mạc Giáng Châu. Giáo trình luật TTHS Việt Nam – Trường ĐHCT – năm 2006.

nhân dân 2007.

19. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chuyên đề hội thảo Luật tố tụng hình sự Việt Nam – dự án VIE/95/018 Hà Nội 8/1997.

20. Bộ tư pháp – Ngân hàng phát triển Châu Á dự án TA2853VIE: Đạo đức và kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – Hà Nội 2002.

21. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật. Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.1998.

22. Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, NXB. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 1999.

23. Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp: Từ điển luật học – NXB. Tư pháp, Hà Nội 2006

24. Nguyễn Ngọc Điện. Một số suy nghĩ về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam. NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh.

25. Học viện tư pháp Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự - NXB Công an nhân dân 2007.

26. Học viện tư pháp giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự - NXB Công an nhân dân 2007.

27. Học viện tư pháp Sổ tay luật sư – NXB Công an nhân dân Hà Nội 2004. 28. Học viện tư pháp kỹ năng hành nghề luật sư tập I – NXB Công an nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (Trang 62 - 78)