7. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Đánh giá thực trạng KSRR tại Cục thuế tỉnh Bình Định
Như đã phân tích ở các phần trước, hệ thống kiểm soát rủi ro đang ngày càng được các cơ quan thuế nói chung và Cục thuế tỉnh Bình Định nói riêng quan tâm nhiều hơn và đẩy mạnh hoàn thiện. Đó là hướng đi đúng đắn vì nếu muốn quản trị tốt các rủi ro khác từ bên ngoài thì đầu tiên phải giải quyết được các rủi ro nội tại từ
bên trong trước, cũng như xây dựng những giải pháp dự phòng khi có các rủi ro do yếu tố bên ngoài tác động đến. Cũng vì tính cấp thiết của công tác này, tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát trong Cục thuế tỉnh Bình Định và các cơ quan có liên hệ mật thiết nhằm đo lường mức độ quan tâm cũng như tầm hiểu biết của CB-CNV Cục thuế đối với hệ thống kiểm soát rủi ro. Sự hiện diện và mức độ hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát rủi ro có sự tác động rất lớn đến công tác Quản trị rủi ro trong Cục thuế, theo như bản COSO 2004 thì các tổ chức cần xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát rủi ro với quy trình làm việc thống nhất, phân chia trách nhiệm theo từng bộ phận, thực hiện tốt công tác này có thể giúp tổ chức nhận diện và hạn chế được các rủi ro trong quá trình hoạt động, giúp tối ưu hóa nguồn nhân lực và các chi phí… Tất cả những lợi ích này sẽ được khai thác nếu tổ chức có một hệ thống kiểm soát rủi ro đủ mạnh.
Như chúng ta đã biết, hệ thống kiểm soát rủi ro được cấu thành từ 8 nhân tố cốt lõi đó là: môi trường quản lý, thiết lập các mục tiêu, nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Muốn hệ thống hoạt động hiệu quả trước tiên chúng ta cần phải thực hiện tốt các tiêu chí dựa trên nền tảng của 8 nhân tố này. Một khi các bước này được thực hiện tốt thì tự động hệ thống kiểm soát rủi ro sẽ hoạt động có hiệu quả. Phần tiếp theo của chương này sẽ giúp chúng ta tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề của 8 nhân tố nêu trên.