Đối với Cục thuế tỉnh Bình Định:

Một phần của tài liệu Luận văn "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT" (Trang 121 - 194)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Đối với Cục thuế tỉnh Bình Định:

- Công khai và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ. Tăng cường công tác luân phiên công việc trong Phòng và luân chuyển cán bộ công chức giữa các

Phòng Thanh tra, Kiểm tra. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng Phòng

chức năng. Tăng cường công tác phối kết hợp đồng bộ, thống nhất giữa các Phòng chức năng để giám sát và xử lý các nguồn thông tin phục vụ tốt cho công việc.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức mới và kỹ năng về công tác kế toán cho cán bộ công chức trong toàn Cục thuế. Định kỳ có thể là 02 năm một lần cần tổ chức sát hạch, kiểm tra kiến thức về thuế, chế độ kế toán cho toàn thể công chức trong cơ quan để từ đó xem xét bố trí công việc cho phù hợp với năng lực của từng cán bộ công chức. Trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hóa đơn, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào đối chiếu, xác minh hóa đơn. Tăng cường công tác đối chiếu bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra của các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong toàn hệ thống ngành thuế.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành và đặc biệt là thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá với một thời gian thanh tra, kiểm tra dài ngày và đội ngũ cán bộ thực hiện công

tác thanh tra, kiểm tra này đảm bảo về mặt chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tốt để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế và chống thất thu NSNN và hạn chế tiêu cực xảy ra. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư tố cáo kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

- Cải cách công tác thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế: Từ nguồn nhân lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế như đã trình bày trên, Cục thuế tỉnh Bình Định cần tăng cường hơn nữa đối với công tác này như: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc; thường xuyên theo dõi, rà soát, đôn đốc thu nợ và đẩy mạnh công tác cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình chiếm đoạt tiền thuế; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin kinh tế theo ngành để có thể thành lập nhóm, bộ phận chuyên trách về công tác thu nợ trên cơ sở phân theo tuổi nợ, phân theo số tiền thuế nợ để phục vụ tốt cho công các thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; phối hợp có hiệu quả với các cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở kinh doanh để nắm bắt thông tin kịp thời nhằm quản lý cũng như hạn chế tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn khi vẫn còn nợ thuế.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đào tạo kỹ năng cho cán bộ công chức làm công tác quản lý nợ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương này tác giả đưa ra các giải pháp để giải quyết mục tiêu của đề tài và cũng là câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định.

Thật vậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trong một tổ chức luôn được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở từ một số quan điểm nhất quán và trên một nền tảng lý luận vững chắc, phù hợp với trình độ quản lý tại Cục thuế tỉnh Bình Định. Tác giả đã đề xuất đưa ra nhóm giải pháp theo 08 yếu tố cấu thành hệ thống KSRR theo COSO 2004 và vận dụng chuẩn mực INTOSAI phù hợp cho cơ quan thuế. Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc tổ chức cũng như thực hiện, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm thuận lợi hơn cho Cục thuế tỉnh Bình Định hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro mang lại hiệu quả và hạn chế sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

KẾT LUẬN CHUNG

Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của mỗi quốc gia để phục vụ cho hoạt động công. Nhiệm vụ quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế GTGT nói riêng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là công việc quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quản lý thu thuế của Ngành thuế ở Việt Nam chúng ta hay ở các quốc gia trên thế giới.

Luận văn đã hệ thống hóa về lý luận trên cơ sở lý thuyết của COSO 2004 và của INTOSAI, đồng thời còn kết hợp với nhiều đặc điểm riêng của hệ thống ngành thuế để hệ thống hóa trong chương lý luận của luận văn, làm cơ sở khoa học lý thuyết.

Cục thuế tỉnh Bình Định chịu tác động từ các chính sách hệ thống kiểm soát rủi ro trong ngành thuế. Khi hệ thống kiểm soát rủi ro tại Cục thuế tỉnh Bình Định được tổ chức, vận hành hiệu quả sẽ góp phần tích cực trong công tác quản lý thu thuế. Việc khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại Cục thuế tỉnh Bình Định dựa theo 08 yếu tố cơ bản cấu thành của hệ thống kiểm soát rủi ro sẽ giúp lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bình Định thấy những mặt đã làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của nó, qua đó tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm tổ chức, thực thi hiệu quả hệ thống kiểm soát rủi ro để quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định, đây là sự đóng góp mới của luận văn và là mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành một cách khoa học.

- Hạn chế của đề tài :

+ Về lý luận: Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống kiểm soát rủi ro theo Báo cáo COSO 2004 và đang nghiên cứu mới theo hệ thống kiểm soát rủi ro 2013. Tuy nhiện, với đặc điểm ngành thuế và giới hạn đề tài này là kiểm soát rủi ro bên trong nội tại của Cục thuế tỉnh Bình Định là chủ yếu, trong khi đó COSO 2004 lại tập trung đi sâu nghiên cứu về hệ thống quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều hơn.

+ Về mẫu nghiên cứu: Mặc dù số lượng bảng câu hỏi khảo sát được tác giả gửi đi chưa nhiều nên có thể độ tin cậy của kết quả khảo sát chưa được như mong

muốn. Tuy nhiên, đối tượng mà tác giả chọn khảo sát là những người có am hiểu về hệ thống kiểm soát rủi ro và liên quan trực tiếp và chủ yếu đến công tác quản lý thu thuế như: lãnh đạo Cục thuế, lãnh đạo các Phòng thuộc văn phòng Cục thuế, lãnh đạo các Chi cục thuế và các chuyên viên, kiểm soát viên làm công tác quản lý thu thuế và các cá nhân bên ngoài ngành thuế là lãnh đạo các cơ quan liên quan tới hoạt động thu thuế nên vẫn đáp ứng được yêu cầu phân tích thực trạng về hệ thống kiểm soát rủi ro tại Cục thuế tỉnh Bình Định.

- Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Sau khi hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bình Định theo đề tài này. Sau này, Cục thuế tỉnh Bình Định cần nghiên cứu, vận dụng thêm về kiểm soát rủi ro để hướng đến hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro của đơn vị mình ngày càng tốt hơn.

i

Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính (2004), Báo cáo COSO năm 2004.

ii

Báo cáo Intosai 2004

iii

Quyết định số 108/QĐ-BTC “Quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế các tỉnh, thành phố”, Bộ Tài chính ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2010.

ivLuật số 37/2005/QH11 quy định Luật Kiểm toán nhà nước, Quốc hội ban

hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.

v Tổng cục thuế (2007), Ban hành Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành, Hà Nội.

vi Cục thuế tỉnh Bình Định (2012), Báo cáo doanh nghiệp đang hoạt động đến 31/12/2012, Quy Nhơn.

viiCục thuế tỉnh Bình Định (2012), Báo cáo kết quả xử lý vi phạm về thuế từ năm 2008 - 2012, Quy Nhơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo Cáo COSO 2004 của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ [2] Báo cáo INTOSAI của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ

[3] Báo cáo tổng kết công tác thuế từ 2008-2012 của Cục thuế tỉnh Bình Định. [4] Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

[5] Luật số 37/2005/QH11 quy định Luật Kiểm toán nhà nước, Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.

[6] Luật số: 21/2012/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012

[7] Thông tư, Nghị định Chính Phủ:

 Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP.

 Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 25/2/2011 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

 Thông tư 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 Hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

 Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 Quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

[8] Trần Văn Ninh (2012). Tăng cường kiểm soát thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Cẩm Lệ.

[9] Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009). Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống của

[10] Lê Thị Thanh Thảo (2012). Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Chi cục thuế Quận Tân Phú- Thực trạng và giải pháp

[11] Quyết định số 108/QĐ-BTC “Quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục thuế các tỉnh, thành phố”, Bộ Tài chính ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2010.

[12] Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 và Quy trình thanh tra kiểm tra nội bộ nghành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành.

[13] Trang web: http://www.gdt.gov [14] Trang web: www.coso.org/

PHỤ LỤC

Số hiệu phụ lục Tên phụ lục Trang số

Phụ lục I Bảng câu hỏi khảo sát i

Phụ lục II Chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Cục thuế

tỉnh Bình Định vii

Phụ lục III

Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/5/2011 v/v phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020

xxv

Phụ lục IV Bảng thực hiện thu ngân sách nhà nước theo

từng loại thuế từ 2008- 2012 xxxiv

Phụ lục V Quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế xxxv

Phụ lục VI Thống kê kết quả khảo sát chung lii

Phụ lục VII Thống kê kết quả khảo sát yếu tố môi trường

quản lý liii

Phụ lục VIII Thống kê kết quả khảo sát yếu tố thiết lập các

mục tiêu liv

Phụ lục IX Thống kê kết quả khảo sát yếu tố nhận diện sự

kiện tiềm tàng lv

Phụ lục X Thống kê kết quả khảo sát yếu tố đánh giá rủi

ro lvi

Phụ lục XI Thống kê kết quả khảo sát yếu tố phản ứng rủi

ro lvii

Phụ lục XII Thống kê kết quả khảo sát yếu tố hoạt động

kiểm soát lviii

Phụ lục XIII Thống kê kết quả khảo sát yếu tố thông tin và

truyền thông lix

Phụ lục XIV Thống kê kết quả khảo sát yếu tố giám sát lx

Phụ lục XV Minh hoạt giải pháp hoàn thiện về yếu tố môi

trường kiểm soát lxi

Phụ lục XVI Minh hoạt giải pháp hoàn thiện về yếu tố thông

PHỤ LỤC I

BẢNG CÂU HỎI VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT

TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Họ tên người trả lời bảng câu hỏi: ………..……….. Chức vụ:………. Số điện thoại liên lạc:……….

PHẦN GIỚI THIỆU:

Xin chào anh (chị), tôi tên là: Huỳnh Ngọc Lắm. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Bình Định” để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế tại Trường Đại Học Quy Nhơn. Anh (chị) vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây. Tôi rất cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của anh (chị). Các ý kiến trả lời của anh (chị) sẽ được bảo mật tuyệt đối về thông tin.

I. PHẦN CÂU HỎI CHUNG

Q1. Theo anh/chị các Quy trình quản lý thuế tại Cục thuế đã thực hiện theo đúng quy trình do Tổng cục thuế ban hành không?

a/ Có b/ Không

Q2. Cục thuế có mở các buổi tập huấn để hướng dẫn các CB- CNV cách thực hiện đúng với quy đinh của luật, nghị định, thông tư mới ban hành và các chương trình quản lý mới không?

a/ Có b/ Không

Q3. Tỷ lệ thuế thu được tại Cục thuế trong những năm gần đây có xu hướng tăng?

a/ Có b/ Không

Q4. Tuyển dụng nhân sự tại Cục thuế có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ?

Q5. Nguồn nhân sự cán bộ thuế tại Cục thuế hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc?

a/ Có b/ Không

Q6. Việc kiểm tra giám sát của phòng kiểm tra thuế có được thực hiện chặt chẽ hay không?

a/ Có b/ Không

Q7. Nhân viên của phòng kiểm tra, thanh tra thuế có làm việc độc lập với các phòng ban khác?

a/ Có b/ Không

Q8. Theo anh/chị, hệ thống kiểm soát trong ngành Thuế đã được xây dựng hay chưa?

a/ Có b/ Không

II. PHẦN CÂU HỎI CHI TIẾT

Q.9 Nhóm các yếu tố tác động đến Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tại Cục thuế tỉnh Bình Định. Anh/Chị cho điểm cao cho những điều quan trọng đối với anh/chị và điểm thấp cho những điều ít quan trọng hơn. 1 có nghĩa là hoàn toàn không quan trọng, 3 có nghĩa là quan trọng ở mức độ trung bình và 5 là rất quan trọng. Anh/Chị có thể cho cả những điểm như 2, 4 nếu thấy phù hợp.

STT Các nhân tố Mức độ quan trọng

1 Hình thức khen thưởng, kỷ luật 1 2 3 4 5

2 Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên

môn của mỗi nhân viên 1 2 3 4 5

3 Năng lực của cán bộ, công chức thuế 1 2 3 4 5 4

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

1 2 3 4 5

5 Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc

ứng xử cho các nhân viên. 1 2 3 4 5

6 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng

bộ phận 1 2 3 4 5

7 Lãnh đạo Cục thuế thường xuyên tiếp xúc và trao

đổi trực tiếp với nhân viên 1 2 3 4 5

8 Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ

Q.10 Nhóm các yếu tố tác động đến công tác Xây dựng các mục tiêu ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tại Cục thuế tỉnh Bình Định. Anh/Chị

Một phần của tài liệu Luận văn "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT" (Trang 121 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)