7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Đánh giá hoạt động thu thuế GTGT toàn ngành thuế
Ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc Hội nước ta ban hành Luật số 37/2005/QH11 về Luật Kiểm toán nhà nước. Theo đó, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính (Điều 6, Luật Kiểm toán nhà nước)[iv] cụ thể đó là: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu kế toán và các thông tin của báo cáo tài chính; Căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả; Tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật để bảo vệ an toàn tài sản; đánh giá về chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính; việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước và các nội quy, quy chế của đơn vị. Xuất phát từ quy định trên, ngày 26/01/2011 Tổng cục thuế nhà nước đã có Quyết định số 118/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế [v]. Quyết định này làm cơ sở cho việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế. Nội dung của quy trình này về cơ bản như sau:
Lập kế hoạch thanh tra kiểm tra hằng năm
Bước 1: Đầu tiên là việc chuẩn bị lập kế hoạch cho công tác thanh tra kiểm tra hằng năm
- Tập hợp phân tích thông tin:
Dựa trên việc khai thác hệ thống thông tin của ngành và tập hợp các thông tin từ báo chí, phản ánh qua đường dây nóng, từ các cơ quan bảo vệ pháp luật,.... để nắm được tình hình quản lý người nộp thuế,tình hình thu nộp thuế; tình hình lập và thực hiện dự toán thu Ngân sách; tình hình quản lý nợ thuế từ đó giúp cho bộ phận thanh tra, kiểm tra nội bộ tại cơ quan thuế có thể phân tích, đánh giá nội dung quản lý(nội dung về quản lý thuế; nội dung về quản lý nội bộ) đặc điểm doanh nghiệp trên địa bàn, phân loại đơn vị có khả năng rủi ro cao để đưa ra kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm.
- Xác định đối tượng, nội dung và thời kỳ thanh tra, kiểm tra:
Xác định cụ thể đối tượng, nội dung, thời kỳ cần đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ hàng năm của cấp mình cho phù hợp với nguồn nhân lực và đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.
Bước 2: Tiếp theo là việc lập kế hoạch và duyệt kế hoạch cho công tác thanh tra kiểm tra hằng năm
Trên cơ sở việc chuẩn bị ở trên việc lập kế hoạch và hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngành thuế được thực hiện thống nhất từ cấp Tổng Cục Thuế xuống Cục thuế và các Chi cục thuế.
Tại Tổng Cục Thuế: Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trình lãnh đạo
Tổng cục phê duyệt. Tiếp theo đó là gửi văn bản hướng dẫn việc lập kế hoạch cho các Cục thuế các tỉnh. Các Cục thuế địa phương sẽ phải gửi báo cáo kế hoạch thanh tra, kiểm tra về cho Tổng Cục thuế để tập hợp và lập báo cáo gửi lên Thanh tra Bộ Tài Chính.
Tại Cục thuế: Dựa trên hướng dẫn của Tổng Cục Thuế, tại Cục thuế cũng
tiến hành lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trình lãnh đạo Cục thuế phê duyệt. Đồng thời xây dựng văn bản hướng dẫn gửi các Phòng và Chi cục thuế địa phương.
Trên cơ sở kết quả thanh tra của mình và báo cáo của Chi cục thuế để tổng hợp và lập báo cáo gửi lên Tổng Cục thuế.
Tại Chi cục thuế: Dựa trên hướng dẫn của Cục thuế, Chi cục thuế lập kế
hoạch kiểm tra nội bộ trình lên lãnh đạo chi cục phê duyệt. Và lập báo cáo kế hoạch kiểm tra hằng năm gửi về Cục thuế.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra Bước 1: Công tác chuẩn bị
Được tiến hành bằng tập hợp và hệ thống đầy đủ các văn bản (Luật, Nghị định, Thông tư, các quy định của ngành,...) về chính sách, chế độ có liên quan đến nội dung và thời kỳ được thanh tra, kiểm tra dự lường những khả năng có thể xảy ra rủi ro cao trong những nội dung sẽ được thanh tra, kiểm tra, để có kế hoạch tập trung đi sâu vào thanh tra, kiểm tra, tránh dàn trải không đúng trọng tâm, trọng điểm gây lãng phí thời gian, công sức nhưng hiệu quả thấp.
Sau khi tiến hành việc thu thập và phân tích thông tin sẽ tiến hành lập báo cáo khảo sát. Để đảm bảo được chất lượng và kết quả của cuộc thanh tra, kiểm tra phải lựa chọn, phân công, bố trí thành viên cho mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra phù hợp với khả năng, trình độ và hiểu biết về những nội dung sẽ được thanh tra, kiểm tra được trình lãnh đạo cơ quan quản lý thuế cùng cấp phê duyệt.
Trên cơ sở tờ trình nhân sự Đoàn thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ra dự thảo quyết định thanh tra, kiểm tra. Quyết định thanh tra, kiểm tra phải được bộ phận văn thư cơ quan thuế gửi cho đơn vị được thanh tra, kiểm tra chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, kiểm tra (trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất). Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu xảy ra những tình huống xét thấy cần phải gia hạn thời gian thanh tra kiểm tra thì có thể ra Quyết định gia hạn, trình người có thẩm quyền ký duyệt. Việc tiến hành bất cứ cuộc thanh tra kiểm tra nào đều phải tiến hành lập kế hoạch trình lãnh đạo ký duyệt. Một kế hoạch thanh tra kiểm tra phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Nội dung thanh tra, kiểm tra
+ Phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra + Tổ chức thực hiện
Sau khi quyết định thanh tra, kiểm tra được ban hành và kế hoạch tiến hành cho cuộc thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra Đoàn thanh tra, kiểm tra phải tổ chức họp để quán triệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra, quy chế Đoàn thanh tra, kiểm tra; bàn biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nhóm, tổ (nếu có) trong Đoàn thanh tra, kiểm tra theo biên bản số 14/TTNB và được lưu trong hồ sơ thanh tra kiểm tra.
Bước 2: Tiến hành thanh tra kiểm tra: giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau
Thông báo công bố quyết định thanh tra, kiểm tra. - Công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
- Tiếp nhận thông tin (báo cáo, hồ sơ, tài liệu,…): Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại nếu còn thiếu hoặc cần bổ sung thêm báo cáo, hồ sơ, tài liệu thì yêu cầu đơn vị được thanh tra, kiểm tra cung cấp bổ sung; yêu cầu phải nêu rõ từng loại báo cáo, nội dung báo cáo, thời kỳ báo cáo, hình thức báo cáo; từng loại hồ sơ, tài liệu phải cung cấp, thời gian, địa điểm, người nhận.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra: Trên cơ sở các thông tin (báo cáo, hồ sơ, tài liệu…) đã thu thập được, Đoàn thanh tra, kiểm tra phải xem xét, nghiên cứu, phân tích, đánh giá tính xác thực, tính đúng đắn, tính hợp lý của các thông tin (báo cáo, hồ sơ, tài liệu,…); kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện của đơn vị so với chính sách, chế độ bằng một số nghiệp vụ cụ thể như: kiểm kê tài sản, niêm phong hồ sơ, tài liệu, xác nhận thông tin từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan… Trong quá trình thực hiện (nghiên cứu, phân tích, xử lý thông tin) nếu Đoàn thanh tra, kiểm tra nhận thấy cần phải củng cố thêm chứng cứ và các cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm thì sẽ tiến hành một số công việc sau: yêu cầu báo cáo giải trình; tổ chức đối thoại chất vấn; kiểm tra, xác
minh các tài liệu chứng cứ bổ sung; làm việc với cơ quan đơn vị bộ phận cá nhân có liên quan; làm việc với công chức, viên chức và quần chúng liên quan hoặc trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền.
- Hoàn thiện số liệu, chứng cứ
- Lập biên bản chi tiết xác nhận với các đơn vị, bộ phận, cá nhân - Bàn giao hồ sơ, tài liệu cho Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra - Lập biên bản tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra
Bước 3: Kết thúc thanh tra, kiểm tra
- Thông báo kết thúc thanh tra, kiểm tra
- Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra: Chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra, kiểm tra tại đơn vị, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phải có Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra thông qua Trưởng bộ phận thanh tra, kiểm tra nội bộ cho ý kiến và trình người ra quyết định thanh tra, kiểm tra. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra (do Trưởng đoàn ký) phải phản ánh được các nội dung như đặc điểm tình hình chung của đơn vị được thanh tra, kiểm tra; nội dung, thời kỳ thanh tra, kiểm tra; kết quả thanh tra, kiểm tra; nhận xét và kết luận; các biện pháp áp dụng (nếu có); những ý kiến còn khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra (nếu có);
- Kết luận và lưu hành kết luận thanh tra, kiểm tra: Kết luận thanh tra, kiểm tra phải được gửi (lưu hành) cho đơn vị được thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế cấp trên trực tiếp và được lưu trong hồ sơ thanh tra, kiểm tra.
- Chuyển giao hồ sơ, vụ việc cho cơ quan điều tra (nếu có): Đối với trường hợp trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải lập báo cáo và phải chuyển hồ sơ vụ cho cơ quan điều tra.
- Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra, kiểm tra: nhằm rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá trình điều hành, quá trình thanh tra, kiểm tra của từng người, rút ra những bài học kinh nghiệm (để thanh tra, kiểm tra có hiệu
quả), kiến nghị, khen thưởng người làm tốt và xử lý cán bộ có sai phạm. Trên cơ sở đó làm căn cứ để xem xét, đánh giá phân loại công chức.
- Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra, kiểm tra
Bước 4: Theo dõi thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra
Hết thời hạn đã ghi trong kết luận thanh tra, kiểm tra, văn bản chỉ đạo hoặc quyết định về việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra về những yêu cầu đơn vị được thanh tra, kiểm tra phải thực hiện thì đơn vị được thanh tra, kiểm tra phải báo cáo (bằng văn bản) gửi cơ quan ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra về kết quả thực hiện các nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra, văn bản chỉ đạo hoặc quyết định về việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra đã nêu và các quyết định xử lý, kỷ luật công chức, viên chức,… kèm theo (nếu có).
2.3.1.2. Đặc điểm kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thu thuế:
Chức năng của tổ chức KSRR trong công tác quản lý thu thuế GTGT ở một cơ quan thuế có thể tóm tắt đó là:
- Tạo lập một hệ thống thông tin truyền thông và chuyển tải thông tin mang tính khả thi trong toàn đơn vị. Thiết lập cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị. Giúp nhận biết được, phân tích được và lựa chọn được phương pháp tối ưu để ngăn ngừa, hạn chế đối với các rủi ro trong việc thực hiện quản lý thu thuế.
- Tăng cường công tác đánh giá và hoàn thiện dần những bất cập cần bổ sung của HTKSRR nhằm ngăn ngừa kịp thời những rủi ro phát sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại, giữa các phòng với nhau để chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những sai phạm do yếu kém, thiếu sót hoặc cố tình gây ra.
KSRR giúp cho lãnh đạo nắm được toàn diện vấn đề kiểm soát trong đơn vị theo hướng đánh giá rủi ro, thiết lập các hoạt động kiểm soát và xác định đúng mục tiêu. Đồng thời, hoàn thiện tốt môi trường kiểm soát song song với một hệ thống thông tin có tính khả thi cao. Vì vậy, khái niệm cũng như các chuẩn mực về KSRR
cần sớm được đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho công chức thuế trong toàn ngành để họ nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của nó .
Theo mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng cường quản lý, giám sát công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế, luật thuế số 21/2012/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đã bổ sung những quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, làm cơ sở áp dụng thống nhất các kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý thuế tiên tiến.
Để phù hợp với chuẩn mực quốc tế và kết quả thực hiện thí điểm đã được người nộp thuế đánh giá cao; có cơ sở pháp lý thực hiện thống nhất nguyên tắc quản lý rủi ro; Luật bổ sung thêm khoản 4 vào Điều 4 (Nguyên tắc quản lý thuế) để quy định nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, nguyên tắc quản lý thuế đối với người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí xếp hạng ưu tiên, và bổ sung thêm một khoản (khoản 10) vào Điều 5 về khái niệm “Quản lý rủi ro trong lĩnh vực quản lý thuế” trên cơ sở tham khảo quy định của ISO 31000 và tài liệu hướng dẫn quản lý rủi ro trong ngành thuế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD14) và của Tổ chức Hải quan quốc tế.
Cụ thể, Luật bổ sung các quy định sau:
- Bổ sung khoản 4 vào Điều 4 (Nguyên tắc quản lý thuế) như sau: “4. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
a) Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế;
14
OECD: Organization for Economic Co-operation and Development- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
- Bổ sung khoản 10 vào Điều 5 (Giải thích từ ngữ) như sau:
“10. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.
2. Bổ sung cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá (APA15) trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nộp thuế không tương xứng với thực tế sản xuất kinh doanh, thậm chí có tình trạng khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp thực hiện chuyển giá.
Trên thực tế, quá trình thanh tra chống chuyển giá thường rất phức tạp, phải chứng minh được sự bất hợp lý về giá, phải tìm được dữ liệu thông tin trong, ngoài