Từ kinh nghiệm của các nước trong việc định giá đất nêu ở trên, có thể thấy:
Thứ nhất, Hiện nay nước ta cũng đang áp dụng 5 phương pháp xác định giá
đất như các nước, tuy nhiên phương pháp định giá đất của một số nước trên thế giới
được gắn liền với các phương pháp định giá bất động sản nhưng ở Việt Nam, công tác định giá đất được Chính phủ quy định thông qua việc ban hành Nghị định
188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan. Trên cơ sở các văn bản này,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có quy định về giá các loại đất ở từng địa phương. Tuy nhiên, trên thực tếở Việt Nam hiện nay thì việc mua bán, trao đổi đất đai diễn ra trên thị trường mà Nhà nước không thể kiểm soát
được, chủ yếu là mua bán trao tay. Chính vì vậy, công tác định giá còn thực sự mới mẻ vì việc thu thập thông tin thị trường thường có độ chính xác không cao vì thị
trường thông tin về đất đai chưa phải là thị trường mở. Do vậy, từ kinh nghiệm của nước Úc trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất, Việt Nam học tập để đầu tư, xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về giá đất đểđáp ứng nhu cầu thông tin về giá đất của Nhà nước, các tổ chức và người dân.
Thứ hai, về giá đất đền bù, Việt Nam nên áp dụng theo kinh nghiệm của một số
nước như Thái Lan, Hàn Quốc và nhiều nước khác khu vực châu Á trong việc tính giá
đền bù. Cụ thể, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định giá đền bù, Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá cao so với giá thị trường. Nhìn chung, ở các nước này, khi tiến hành thu hồi đất của dân vì các mục đích khác nhau, nhà nước hoặc cá nhân đầu tưđều đền bù với mức cao hơn giá thị trường.
Thứ ba, Về cơ quan thẩm định giá, kiểm soát giá đất, ở một số nước như Úc, việc thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai và giải quyết khiếu kiện về giá đất
được thực hiện một cách bài bản qua các bước cụ thể. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm mà chúng ta cần phải học tập để giải quyết nhanh các trường hợp khiếu kiện về giá đất. Muốn vậy, Nhà nước phải kiểm soát được những hoạt động về đất đai chặt chẽ qua việc cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai tránh phức tạp, các chính sách của Nhà nước phải phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ tư, về các loại giá đất và mục đích sử dụng của các loại giá đất, từ kinh nghiệm các nước cho thấy, đa số các nước có nhiều loại giá đất, hầu hết có 2 loại cơ
bản sau:
- Giá đất để Nhà nước làm căn cứ tính nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất hàng năm, trước bạ sang tên: không phải là giá thị trường mà do Nhà nước ấn định ổn
định trong một thời gian (từ 3-5 năm) thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, do các cơ quan nhà nước xây dựng thành bảng giá.
- Giá đất để Nhà nước thu thuế đối với người thực hiện giao dịch đất đai, bất
động sản (mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp… giải quyết tranh chấp phát sinh từ các giao dịch): giá này do thị trường quyết định, có vai trò chủ yếu của tổ chức, cá nhân hành nghềđịnh giá đất.
- Ngoài ra, một số nước chưa thực hiện xong quá trình phát triển chuyển dịch từ nước nông nghiệp sang công nghiệp vẫn đang phải chuyển đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp (Hàn Quốc. Đài Loan…) thì còn có một loại giá đất khi Nhà nước lấy đất (thông qua hình thức theo từng nước như bán bắt buộc. trưng mua…) thì giá đất theo nguyên tắc thỏa thuận trên cơ sở giá thị trường đảm bảo nguyên tắc
đồng thuận của cộng đồng người sử dụng đất.
Do vậy, ở Việt Nam, cần làm rõ được các loại giá và mục đích sử dụng của từng loại giá đất, làm rõ khung giá, bảng giá, giá cụ thể có phải là tất cả là giá thị
trường không? Hay giá do Nhà nước ấn định? Hay giá thỏa thuận?
Thứ năm, về thị trường quyền sử dụng đất, giá đất hình thành và phát triển trong các nước có nền kinh tế thị trường và theo các quy luật kinh tế thị trường như
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh…Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang trong giai
đoạn phát triển để được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ (Việt Nam đang đàm phán với EU và Mỹđể EU và Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường). Từđó, thực tế Việt Nam có nơi có thị trường quyền sử dụng đất (chủ
yếu tại khu vực đô thị) và có nơi chưa có thị trường quyền sử dụng đất (khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa…), do vậy việc áp dụng nguyên tắc định giá đất ở Việt Nam cần phải phù hợp với nơi chưa có thị trường quyền sử dụng đất; cần phải xem xét phương pháp xác định giá đất là các phương pháp xác định giá đất mà các nước có nền kinh tế thị trường đang áp dụng để phù hợp với nơi chưa có thị
trường quyền sử dụng đất (đặc biệt là xác định giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại nơi chưa có thị trường quyền sử dụng đất).