Những nguyên tắc và quy định mới thay đổi về khung pháp lý về giá đất của

Một phần của tài liệu Đánh giá khung pháp lý về giá đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014 (Trang 66 - 68)

của luật đất đai 2003 so với luật đất đai 2013

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ tiếp tục giữ lại quy định về khung giá đất, nhưng sẽ có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tình hình thực tiễn. luật sẽ

vẫn quy định về khung giá đất và khung giá này sẽ do Chính phủ quy định. Khung giá đất sẽđược chi tiết hóa đến từng tỉnh, có giá đất cho các vùng giáp ranh.

Tuy nhiên, trong vấn đề khung giá, bảng giá đất sẽ có thay đổi rất quan trọng. Nếu như trong Luật Đất đai 2003 quy định rằng giá đất sẽđược xác định “sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường”, thì trong luật mới sẽ là “sát với giá

thị trường có sự quản lý của nhà nước”.Ngoài những nội dụng kế thừa Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 cũng đã bổ sung điểm mới quy định rõ quyền và nghĩa vụ

của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân.

Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Đất đai năm 2003, nhưng đồng thời

đã sửa đổi, bổ sung một số quy định định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, Luật Đất đai năm 2013 có một sốđổi mới cơ

bản như sau:

Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục

đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất; bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể. Luật quy định khung giá đất do Chính phủ ban hành, định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng; bỏ quy định việc công bố bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng năm, thay vào đó, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ. Bảng giá đất chỉ áp dụng

đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy

định hiện hành.

Luật đã tiếp cận và thể hiện đầy đủ về vấn đề tài chính đất đai theo cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và đảm

bảo ổn định xã hội; phù hợp với quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện

được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Để các quy định đổi mới của Luật sớm đi vào cuộc sống, các bộ, ngành và địa phương vẫn đang khẩn trương phối hợp triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước vềđất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá khung pháp lý về giá đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014 (Trang 66 - 68)