Công tác quản lý giá đất tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đánh giá khung pháp lý về giá đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014 (Trang 26 - 29)

Luật Đất đai của Trung Quốc được xây dựng vào các năm 1954, 1975, 1978 và 1982. Trong đó, Luật Đất đai năm 1982 là bộ luật hoàn chỉnh nhất. Từ năm 1982 Luật Đất đai Trung Quốc đã được sửa đổi 4 lần (qua các năm 1988, 1993, 1999 và năm 2004). Việc sử dụng Luật Đất đai lần này được tiến hành từ năm 2003 nay đã hoàn thành việc sửa đổi, tại thời điểm đoàn công tác tại Trung Quốc thì dự thảo sửa

đổi này đang được trình Quốc vụ viện Trung Quốc để xem xét. Nội dung cơ bản của Luật Đất đai sửa đổi lần này gồm 7 nội dung sau:

(1). Duy trì việc bảo vệđất nông nghiệp. (2). Quy định về sử dụng đất công trình ngầm. (3). Công khai quy hoạch.

(4). Việc cải tạo lại đất đã khai thác khoáng sản xong. (5). Hạn chế việc lợi dụng sử dụng đất đai

(6). Chếđộ giám sát đất đai

(7). Chếđộ bảo vệđất nông nghiệp

- Luật Đất đai hiện hành của Trung quốc có nội dung quy định mang tính nguyên tắc(áp dụng trong một thời gian dài nhiều năm và thực hiện tại nhiều địa phương có đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội khác nhau vẫn phù hợp), trong đó đối với những nội dung quan trọng và có vai trò quyết định chi phối các nội dung khác được quy định cụ thể và mang tính pháp chế cao, những nội dung khác chỉ quy định nguyên tắc chung có tính mở và giao Chính phủ quy định

để các địa phương thực hiện hoặc chính quyền tỉnh, thành phố quy định cụ thể. - Trong luật và quy định của chính phủ về quản lý đất đai có quy định rõ và tách bạch nội dung giám sát quản lý đất đai và kiểm tra việc sử dụng đất, gắn với các quy định về chế tài xử lý đã bảo đảm việc quản lý được tăng cường trách nhiệm và hạn chế những sai phạm phát sinh về quản lý đất đai trong các cơ quan nhà nước,

đồng thời có căn cứ xử lý triệt để đối với các trường hợp quản lý sai quy định hoặc sử dụng đất vi phạm pháp luật.

- Quy định chỉ giao đất ở cho các tổ chức đầu tư kinh doanh nhà ở và không giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân sử dụng tại đô thị có nâng cao hiệu quả sử dụng

đất, nhưng chưa tạo điều kiện thuận lợi và điều kiện về chỗở cho các hộ gia đình có mức thu nhập thấp hoặc gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, chính sách, cơ chế thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa được quy định rõ và đầy đủ giữa các địa phương thực hiện còn có sự khác nhau.

- Quy định thu hồi đất và cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ưu điểm là được Chính phủ kiểm soát (phê duyệt) và giám sát chặt việc thu hồi đất đã bảo

đảm việc sử dụng đất theo quy hoạch; cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện công khai, minh bạch và cho người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản

được trao đổi trực tiếp (thỏa thuận) về giá, mức bồi thường với cơ quan, đơn vị lập phương án thực hiện bồi thường. Tuy nhiên còn có nhược điểm là chưa phân cấp

được thẩm quyền và trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh, tăng thủ tục hành chính và thời gian giải quyết; việc thỏa thuận giá trị bồi thường giữa người dân với cơ quan nhà nước là không khách quan, mức giá trị bồi thường và các khoản hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, thiệt hại tài sản chưa bảo đảm quyền lợi, ổn định đời sống và sản xuất.

- Quy định giá đất của Chính phủ chỉ khống chế mức giá tối thiểu và cách xác định giá đất chuẩn của từng vùng đơn giản, trong việc thực hiện xác định giá thuận tiện, nhưng còn hạn chế là giá Nhà nước quy định có khoản chênh lệch lớn so với giá thực tế trên thị trường, chưa bảo đảm để làm cơ sở quyết định giá đất khi giao đất hoặc để thỏa thuận mức bồi thường hay xác định giá trị đất để thế chấp, góp vốn.

- Quy định của Chính phủ và các địa phương về một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn lực từ đất xây dựng, đã có ưu điểm phát huy được những lợi thế của địa phương, của từng vùng, từng khu vực phục vụ cho mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương đạt kết quả; đồng thời thông qua đó thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển và thu được cả lợi ích về kinh tế và xã hội.

- Công tác giám sát của Trung Quốc đối với việc quản lý đất đai của cơ quan nhà nước được thực hiện khá toàn diện và có hiệu quả. Giúp cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai được thực hiện tốt và đạt được nhiều thành tựu.

- Công tác thanh tra có những nội dung gần giống với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, quy định về việc xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra cụ thể và nghiêm khắc hơn Luật Đất đai của Việt Nam.

- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai của Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh vai trò của công tác thương lượng và hòa giải, đặc biệt là sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước đã làm cho công tác giải quyết tranh chấp đất đai của

Trung Quốc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời tránh tiêu tốn thời gian và tiền bạc của nhân dân.

- Công tác giải quyết tranh chấp đất đai luôn có sự tham gia của cơ quan quản lý đất đai trước khi vụ việc được đưa ra Tòa án.

Một phần của tài liệu Đánh giá khung pháp lý về giá đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014 (Trang 26 - 29)