Đánh giá các công trình di tích lịch sử đền hùng theo khía cạnh

Một phần của tài liệu Đánh giá các công trình di tích lịch sử đền hùng theo khía cạnh khoa học phong thủy (Trang 58 - 72)

4.3.1. Cng Đền Hùng

Cổng Đền Hùng được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng).Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần (Hình 4.2).

Cổng đền được xây dựng ở vị trí đắc cách về Loan đầu, đứng từ cổng nhìn ra cho thấy:

- Phía tay phải là Bạch Hổ: Cao và dốc, ngắn. Như vậy đã hạn chế tác động xấu của của Bạch Hổ.

- Phía tay trái là Thanh Long: Thấp và có con đường dẫn lên dài. Như vậy đã làm cho Thanh Long mạnh lên rất nhiều và kết cục rất tốt.

- Đằng sau: Là đường lên tiếp các đền. Cao dần. Như vậy Huyền Vũ là cao và hùng vĩ là kết cục tốt.

- Đằng trước mặt: Là Chu Tước, thấp và kéo dài. Kết cục tốt.

Như vậy, từ khi xây dựng cổng đền, người ta đã tính toán kỹ lưỡng phù hợp với phong thuỷ và cảnh quan. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng góp phần làm cho Khu di tích phát triển và càng ngày càng có ý nghĩa tâm linh cho cảđất nước.

4.3.2. Đền H

4.3.2.1. Quang cảnh đền Hạ

Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Ở gian tiền tế, hai bên đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái đền lợp ngói mũi Hài (loại ngoi được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc thời lê) (Hình 4.3).

Trong hậu cung Đền Hạ có 3 ban thờ chính có bài vị thờ nghi:

- Ban Giữa: Đột ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền thánh vương thánh vị.

- Ban bên trái: Ất sơn thánh vương thánh vị. - Ban bên phải: Viễn sơn thánh vương thánh vị.

Cỗ long ngai phía đầu đốc bên phải đền không có bài vị, trong văn tế có ghi thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái vua Hùng thứ 18.

Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.

Năm 2010, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã tham gia công đức xây dựng công trình: tu bổ, tôn tạo đền Hạ nơi thờ tự linh thiêng Tổ tiên dân tộc Việt Nam, với kinh phí đầu tư là 23,5 tỉđồng.

Công trình này đã được khởi công vào ngày 27/11/2010 và hoàn thành vào ngày 25/12/2011. Đền Hạđược xây dựng tu bổ, tôn tạo lại bằng vật liệu bền vững, kiến trúc kiểu chữ “Nhị” gồm hai tòa: Tiền bái và Hậu cung có diện tích 126,7m2.

4.3.2.2. Lập tinh bàn Đền Hạ

Đền được xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII –XVIII). Năm 2010 được tu bổ và hoàn thành vào năm 2011 vì vậy xác định vận khí của đền hạ với phi tinh là 7.

Về vị trí toạ lạc:

- Đền Hạ tọa 3170 Tây Bắc là cung Càn. Đằng sau đền, huyền vũ là cao. - Hướng đền Hạ 1390 Đông Nam là cung Tốn. Đằng trước đền thấp.

- Bên phải đền (Từ cửa đền nhìn ra): thấp có đường đi lên - Bên trái đền (Từ cửa đền nhìn ra): thấp

Tinh bàn của đền Hạđược trình bày ở hình 4.4.

Hình 4.4: Tinh bàn ca đền H sa năm 2011

4.3.2.3. Nhận định vận khí của đền

Đền Hạ được sửa chữa và hoàn thành vào năm 2011, thuộc vận 8. Như vậy số 8 đương vận là vượng khí, hai số sau đương vận, số 9 và 1 là sinh khí, một số trước đương vận, số 7 là suy khí, các số còn lại là tử khí.

Từ tinh bàn của ngôi đền ta thấy:

- Tọa của đền có sơn tinh là sao số 7, là suy khí. Toạ là cao, mà sơn tinh là xấu nên thất cách. Nhân đinh không vượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng của đền có hướng tinh cũng là sao số 7, suy khí. Hướng lại thấp, mà hướng tinh là xấu nên cũng thất cách. Tài lộc không vượng.

Như vậy, nhận định vận khí của đền Hạ khi tu sửa vào năm 2011 không tốt, không phát số lượng du khách đến tham quan và cúng bái cũng giảm.

Để khắc phục ta có thể cho trồng thêm hàng cây (to càng tốt) ở phía Đông Bắc của công trình đẻ thu các sinh khí cho công trình đông thời ở phía sau cũng nên trồng nhiều cây để giữ lại nhưng sinh khí ấy.

4.3.3. Đền Trung

4.3.3.1 Quang cảnh đền Trung

Hình 4.5: Đền Trung

Đền Trung tên chữ là “Hùng Vương Tổ Miếu” (Nghĩa là: Miếu thờ Tổ Hùng Vương). Tương truyền đây là nơi Vua Hùng thường họp bàn việc nước với các Lạc

hầu, Lạc tướng. Vào thời Hùng Vương thứ 6 Lang Liêu đã được vua cha lựa trọn để lên ngôi kế vị qua một cuộc thi tài. Tuy là người con út nhưng bằng sự thông minh, hiếu nghĩa, Lang liêu đã sáng tạo ra bánh chưng và bánh dầy, tượng trưng cho Trời và Đất thể hiện cho chiết lý tư duy về vũ trụ với mong ước về sự phát triển vẹn toàn của người Việt cổ. Đền được xây dựng lại vào thế kỷ XVIII và đại trùng tu vào năm 2009 theo kiến trúc kiểu chữ nhị. Tương truyền, đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng đến ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền thờ 18 đời Hùng Vương cùng vợ con và tướng lĩnh của các Vua Hùng.

4.3.3.2 Lập tinh bàn đền Trung

Hình 4.6: Tinh bàn ca đền Trung sa năm 2009

Vào thời Nguyễn (TK XVIII), đền Trung được xây dựng lại tháng 9 năm 2009. Vậy phi tinh của năm 2009 là 9 thuộc vận 8.

- Đền Trung tọa 50 Bắc là cung Khảm. Đằng sau đền, huyền vũ là cao. - Hướng đền Trung 1850 Nam là cung Ly. Đằng trước đền thấp.

- Bên phải đền (Từ cửa đền nhìn ra): thấp - Bên trái đền (Từ cửa đền nhìn ra): thấp

Tinh bàn của đền Trung được trình bày ở hình 4.6.

4.3.3.3.Nhận định vận khí của đền Trung

Đền Trung được sửa chữa và hoàn thành vào năm 2009, thuộc vận 8. Như vậy số 8 đương vận là vượng khí, hai số sau đương vận, số 9 và 1 là sinh khí, một số trước đương vận, số 7 là suy khí, các số còn lại là tử khí.

Từ tinh bàn của ngôi đền ta thấy:

- Tọa của đền có sơn tinh là sao số 9, là sinh khí. Toạ là cao, mà sơn tinh là tốt nên đắc cách. Nhân đinh vượng.

- Hướng của đền có hướng tinh là sao số 1, cũng là sinh khí. Hướng thấp, mà hướng tinh tốt nên cũng đắc cách. Tài lộc vượng.

Như vậy, nhận định vận khí của đền Trung khi tu sửa vào năm 2009 tốt.Cụ thể là có phước ,có lộc cho người dân đến cúng bái.

Số khách tới đền tham quan và thắp hương tăng .

4.3.4 Đền Thượng.

4.3.4.1 Quanh cảnh đền.

Đền Thượng đặt trên đỉnh núi có tên chữ là "Kính thiên lĩnh điện" (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Xưa kia đền có tên là: Cưu trùng thiên địa, (Nghĩa là điện thờ trời trên chin tầng mây).

Tương truyền:Thời Hùng Vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là nơi Vua Hùng tế lễ trời đất, tiến hành các nghi lễ nông nghiệp, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Xưa kia trong hậu cung Đền Thượng có đặt thờ một hạt lúa to bằng chiếc thuyền nan được làm bằng gỗ. Trong truyền thuyết Hùng Vương có câu chuyện hạt lúa thần, thể hiện mong ước về sự phát triển mùa màng nông nghiệp đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Trải qua thời gian Đền Thượng tiếp tục được nhiều lần trùng tu, tôn tạo xong vẫn giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc cổ. Năm 2008 đền được tu bổđồng bộ và khang trang về kiến trúc cũng như nội thất thờ tự. Đền thượng được xây dựng theo kiểu kiến trúc kiểu chữ Vương, có 3 cấp. Phía trước là nghi môn rồi đến đại bái (cấp 1), tiền tế (cấp 2) và hậu cung (cấp 3).

-Nghi môn: kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn. Nghi môn có 4 trụ biểu lớn tạo thành 3 cổng mái vòm. Chính giữa là cổng lớn rộng 2,2m cao 3,7m và hai cửa phụ hai bên rộng 1,6m cao 4,2m . Các cột trụ phía trên đắp theo kiểu lồng đèn, bốn mặt đắp hình tứ linh, đỉnh cột đắp 4 con nghê trầu. Phía trên nóc cổng giữa đắp trang trí( lưỡng long trầu nhật, hình hai con rồng đang uốn lượn, kiểu rồng thời Nguyễn, mình có gắn các mảnh gốm vỡ để trang trí. Hai bên có tượng võ sỹ, phía trên là hình phượng cặp thư.

- Đại bái, tiền tế và hậu cung: kết cấu được sây làm ba cột nối liền nhau. Mặt bằng có cấu trúc ba gian hai hàng cột khung cột bằng gỗ lim có đường kính 420cm, bộ vì mái theo dạng vì kèo giá chiêng, khung vì chịu lực da công bằng gỗ lim,bào chứa đóng bén, sơn son thiếp vàng phần gờ chỉ. Cửa bức màn đóng bằng gỗ lim, kiểu thượng song hạ bản. Mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc chảy gắn gạch hoa tranh. Hai bên hồi sây gạch kiểu thu hồi bít đóc, có đắp nổi họa tiết hổ phù. Trên bờ nóc nhà tiền tế và hậu cung có gắn trang trí hình lưỡng long chầu nguyệt.

Hậu cung đền thượng là nơi thâm nghiêm, bên trong có bốn ban thờ, ở ba ban thờ chính diện có long ngai và bài vị thờ dược đặt trong khám thờ. Tất cả đều được trạm trổ công phu và sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Các bài vị thờ có nội dung ghi :

Ban giữa: Đột ngột cao sơn hiển hùng ngao thống thủy, điện an, hoàng tế, chiêu liệt, ứng thuận, phả lộ, thần minh, thọ quyết, ứng quảng huệ uy diễn vệ hàm công thánh vương vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban bên trái: Ất sơn thánh vương vị. Ban bên phải: Viễn sơn thánh vương vị.

Cỗ long gai thứ 4 không có bài vị được đặt ở phía đầu đốc bên phải đền. Trong văn tế có ghi thờ hai nàng công chúa tiên dung và ngọc hoa là con gái vua hùng thứ 18.

Đền được xây dựng vào thế kỷ XV và được xây dựng lại vào thời nhà Nguyễn theo kiến trúc kiểu chữ Vương gồm nhà Tiền tế, Đại bái và Hậu cung. Năm 2008 đền được đại trùng tu như hiện nay. Trên cổng đền là dòng đại tự: “Nam Việt triều tổ” (Tổ muôn đời của nước Nam).

4.3.4.2 Lập tinh bàn đền Thượng

Hình 4.8: Tinh bàn ca đền Thượng sa vào năm 2008

Đền được xây dựng vào thế kỷ XV.Năm 2008 đền được đại trùng tu. Vậy phi tinh của đền là 1 thuộc vận 8.

Về vị trí toạ lạc:

- Đền Thượng tọa 190 Bắc là cung Khảm. Đằng sau đền, huyền vũ là cao. - Hướng đền Thượng 1990 Nam là cung Ly. Đằng trước đền thấp.

- Bên phải đền (Từ cửa đền nhìn ra): cao

- Bên trái đền (Từ cửa đền nhìn ra):thấp có con đường đi xuống Tinh bàn của đền Trung được trình bày ở hình 4.8.

4.3.4.3.Nhận định vận khí của đền Thượng

Đền Thượng được sửa chữa và hoàn thành vào năm 2008, thuộc vận 8. Như vậy số 8 đương vận là vượng khí, hai số sau đương vận, số 9 và 1 là sinh khí, một số trước đương vận, số 7 là suy khí, các số còn lại là tử khí.

- Tọa của đền có sơn tinh là sao số 9, là sinh khí. Toạ là cao, mà sơn tinh là tốt nên đắc cách. Nhân đinh vượng.

- Hướng của đền có hướng tinh là sao số 1, cũng là sinh khí. Hướng lại thấp, mà hướng tinh tốt nên cũng đắc cách. Tài lộc vượng.

Như vậy, nhận định vận khí của đền Thượng khi tu sửa vào năm 2008 tốt. Cụ thể là có phước ,có lộc cho người dân đến cúng bái.

Số khách tới đền tham quan và thắp hương tăng .

4.3.5 Đền Giếng

4.3.5.1 Quang cảnh đền Giếng

Hình 4.9: Đền Giếng

Từ lăng mộ Hùng Vương theo lối con đường được mở từ năm 1990 đi xuống phía Đông Nam chân núi Hùng qua hơn 700 bậc đá là tới khu vực Đền Giếng. Tương chuyền, nơi đây hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái vua Hùng thứ 18 thường đến soi gương, chải tóc ở dưới giếng Ngọc khi theo cha đi

kinh lý qua vùng này tưởng nhớđến công ơn hai nàng đã giúp dân trị thủy trồng lúa nước, nhân dân đã xây dựng đền để muôn đời thờ phụng Trong hậu cung của đền hiện nay vẫn còn chiếc giếng Ngọc, yên chữ là Ngọc Tỉnh. Giếng sau gần 2m, quanh năm có nước rất phong phú và mát. Lòng giếng được kè đá tự nhiên, tang giếng được đục từ một khối đá liền, đường kính 90cm, cao 70cm, Theo tấm bia đá có niên đại thời Nguyễn hiện được đặt tại giếng viết: …Đền khởi dựng từ đời nào do trải lâu ngày mai một nhưng không khảo cứu được. Nối theo Miếu tổ việc trùng tu đền có từ khi hội kỷ niệm được thành lâp. Khách thập phương đến lễ bái ngày một náo nhiệt.

Qua thời gian đền Giếng được nhiều lần trùng tu, tôn tạo vào các năm: Khải Định thứ 7 (1992; 1997).

Kiến trúc đền hiện nay vẫn mang đậm thời Nguyễn (TK XVIII) gồm hai tòa: tiền bái và hậu cung.

Hậu cung là nơi đặt khám thờ được trạm trổ đẹp, sơn son thếp vàng lộng lẫy, bên trong khám có tượng thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa phía dưới là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ theo hầu.

Gắn với công chúa Tiên Dung là câu chuyện Tiên Dung – Chử Đồng Tử; gắn với công chúa Ngọc Hoa là câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh. Những câu chuyện truyền thuyết ấy đã phần nào giúp chúng ta hiểu thêm được về phong tục hôn nhân thời Hùng Vương, về công cuộc đấu tranh trị thủy chống thiên tai của cha ông trong thời kỳ dựng nước.

Tại Đền Giếng cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngồi nói chuyện với cán bộ chiến sỹ tại đoàn quan tiên phong và giao nhiệm vụ tiếp quản thủđô sau chiến

thắng Điện Biên Phủ năm 1954

4.3.5.2. Tinh bàn đền Giếng

Đền Giếng được tu bổ năm 2012. Vì vậy xác định được vận khí của đền với phi tinh là 6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đền Giếng tọa 2540 Tây là cung Đoài. Đằng sau đền, huyền vũ là cao. - Hướng đền Giếng 740Đông là cung Chấn. Đằng trước đền thấp có hồ rộng - Bên phải đền (Từ cửa đền nhìn ra): thấp

- Bên trái đền (Từ cửa đền nhìn ra):thấp

Tinh bàn của đền Giếng được trình bày ở hình 4.10.

Hình 4.10: Tinh bàn ca đền Giếng sa vào năm 2012

4.3.5.3. Nhận định vận khí của đền Giếng

Đền Giếng được sửa chữa và hoàn thành vào năm 2012, thuộc vận 8. Như vậy số 8 đương vận là vượng khí, hai số sau đương vận, số 9 và 1 là sinh khí, một số trước đương vận, số 7 là suy khí, các số còn lại là tử khí.

- Tọa của đền có sơn tinh là sao số 1, là sinh khí. Toạ là cao, mà sơn tinh là tốt nên đắc cách. Nhân đinh vượng.

- Hướng của đền có hướng tinh là sao số 2, là tử khí. Hướng lại thấp, mà hướng tinh xấu nên cũng thất cách, nhưng trước cửa đền lại có hồ nước lớn nên

Một phần của tài liệu Đánh giá các công trình di tích lịch sử đền hùng theo khía cạnh khoa học phong thủy (Trang 58 - 72)