Thuật phongth ủy trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá các công trình di tích lịch sử đền hùng theo khía cạnh khoa học phong thủy (Trang 30 - 32)

Thuật phong thủy được phát hiện ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, tuy nhiên cho đến nay nó không còn là của riêng người Trung Quốc nữa mà đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Phong thủy cổ Hy Lạp: Từ rất sớm nơi đây đã nuôi dưỡng nên tri thức địa lý học khiến con người mở rộng tầm nhìn mới mẻ, trong đó có cả luận thuật về phương diện phong thủy.

Tiêu biểu có nhà y học bậc thầy cổ Hy Lạp và y học phương Tây người đảo Cô Sơ là Hippôcơrat (khoảng 460 - 377 Trước Công Nguyên) đã thu thập một trước tác của một thầy thuốc vô danh viết “Bàn về phong thủy và hoàn cảnh”. Tác giả ở đây đưa hoàn cảnh lên thành một thể hệ quan hệ lẫn nhau để chế ước sự tồn tại của xã hội, trong đó có quan hệ giữa con người và hoàn cảnh. Tác giả cho rằng các loại bệnh tật của cư dân thành thị thường xảy ra theo vị trí ăn ở của cư dân, có liên quan tới sự thịnh hành của gió Đông, Nam, Tây, Bắc. Các thành thị chịu sự ảnh hưởng của gió Đông thì cư dân ít bệnh tật còn các thành thị chịu gió Tây thì sức khỏe của cư dân là kém nhất. Tác giả còn phân tích cả thủy, cho rằng chất nước quyết định sự khỏe mạnh. Tác giả còn cho hoàn cảnh có ảnh hưởng tới phương thức sinh hoạt của con người. Dân sống nơi khí tù, ởđồng bằng thấp, khí hậu ít thay đổi lớn, không khí ẩm thấp, người dân ở đó không thích tiêu phí thể lực. Cư dân sống trên cao nguyên

lộng gió thì thân thể cao lớn. Sống ở nơi nghèo nàn, khí hậu bất thường thì cư dân thân thể gầy yếu, tính cách ngoan cố.

Nhà học giả Pôlypia (208 - 126 Trước Công Nguyên) lại rất coi trọng địa chí học, đưa thủy văn và núi làm thành nhân tố chủ đạo tạo nên địa khu, căn cứ vào độ màu mỡ, bạc màu của đất đai mà đánh giá tính cánh của cư dân nơi đó hòa bình, bạo lực…

Bước vào trung thế kỷ, địa lý học cổ Hy Lạp bị rời rạc, thậm chí còn đứt giữa chừng. Khi lịch sử phát triển cho tới cận đại, địa lý học cổ Hy Lạp đã cung cấp tiền đề khoa học cho thời Phục Hưng của phương Tây.

Phong thủy cổ Ai Cập: người Ai Cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp cũng có bài bản, đặc biệt về thuật tướng đất. Mỗi tòa Kim tự tháp đều theo hướng chính Nam, chính Bắc, chạy đúng tuyến với đường từ lực của trái đất. Bên trong Kim tự tháp là đá hoa cương xây nên có tính năng tích điện như một ắc quy, có thể hấp thu các loại sóng vũ trụđể tồn trữ lại. Mặt ngoài được làm bằng đá tảng và vữa đá xây nên, đá xây đá có thể phòng ngừa sóng vũ trụ ở trong khỏi khuếch tán đi. Do vậy nên có thể bảo tồn lâu dài các tranh ghép bên trong Kim tự tháp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rau tươi để trong tháp sau nửa tháng vẫn tươi nguyên. Ngoài ra kim tự tháp còn có đường thông gió tiện cho khí lưu thông, và các Pharaon có thểđể linh hồn tự do ra vào.

Nước Mỹ: người Mỹ rất quan tâm tới phong thủy, rất nhiều công trình xây dựng, vật trang trí có áp dụng phong thủy khi bố trí. Điển hình có tòa nhà Quốc hội (Nhà Trắng) xây dựng theo nguyên tắc “tọa sơn hướng thủy”, bố cục có đầy đủ Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước. Cách đây không lâu, khách sạn MGM nổi tiếng tại Las Vegas theo thuật phong thủy đã cho xây dựng hai con sư tử bằng đá khổng lồđể tránh kinh doanh thua lỗ.

Phong thủy ở Châu Á: phong thủy Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc tới các nước Châu Á, đặc biệt là các nước lân cận như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Mianma…

Nhật Bản rất thịnh hành Phong thủy, họ cũng lấy Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ làm thần của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, rồi cũng xem thủy thổ, cây cối ở trước và sau nhà để suy đoán cát hung. Người Nhật trước khi xây dựng nhà mới cũng mời người về xem phong thủy, làm lễ “Địa trấn” trước khi động thổ, sau đó rước thần chủ trừ tà, đọc văn tế rồi chôn xuống bốn góc hình nhân sắt, dao, kiếm… để yểm trừ hung. Khi nhà mới sắp sửa xong phải làm lễ “dựng xà”, dựng quạt trên xà nhà để mời thần giáng xuống, lại dựng cả cung tên để bắn ác quỷ.

Người Nhật rất coi trọng ngày lành tháng tốt. Rất nhiều quyển lịch Nhật từ ngày thứ hai cho đến thứ bẩy, chủ nhật, thường có in thêm vào tờ lịch hàng ngày chữ dự báo lành dữ hoặc ở phía dưới hoặc ở bên cạnh như: Đại an, Hữu dẫn, Tiên thắng, Xích khẩu… Người Nhật rất kiêng kỵ “Quỷ môn” (cửa quỷ). Phương Đông Bắc là quỷ môn có âm khí. Khi làm nhà để trống một góc Đông Bắc trên chỗ trống khắc hình con vượn để trừ tà.

Mianma: người dân tộc San không chấp nhận dùng cây đổ trôi trong sông để lợp nhà ở, cũng không lấy những gì ở phòng có người chết lợp lên nhà. Khi chọn đất làm nhà, lấy thóc đổ thành một đống, ngày hôm sau đếm lại, số chẵn là tốt, số lẻ là không tốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá các công trình di tích lịch sử đền hùng theo khía cạnh khoa học phong thủy (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)