Thuật phong thủy ở Trung quốc bắt đầu rất sớm từ thời Tiên Tần (tức trước khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, tức là chỉ thời Xuân Thu Chiến Quốc: từ năm 221 Trước Công Nguyên trở về trước) kéo dài cho tới ngày nay.
Đối với nơi ở, người Trung Quốc xưa đã yêu cầu: về địa thế phải chọn bờ dốc bậc thang, địa hình phải chọn ở ven sông, chất đất phải khô ráo, nền đất phải rắn chắc, nguồn nước dồi dào, chất nước phải trong sạch, giao thông phải thuận tiện, bốn bề phải có cây rừng, phong cảnh u nhã.
Thời Thương, Chu các môn địa hình và thủy văn đã được phân biệt chính xác, đất liền thì được chia thành núi, đồi, gò, đống, mô, bãi…; về lòng sông thì có
bờ, bãi bồi, đảo, mép nước, bến…; về vùng nước thì có các loại hình khe, suối, sông nhỏ, ao, đầm, sông lớn…
Thời Tần đã có quan niệm về mạch đất, “vương khí”. Các công trình “thổ mộc” khổng lồđược xây dựng. Có dương trạch là cung A Phòng chiếm đất gần 300 dặm, ly cung biệt quán rải khắp thung lũng núi, lấy Nam Sơn làm cửa cung, lấy Phàn Xuyên làm ao nước, điện trước cung A Phòng có thể ngồi gần một vạn người. Lại có âm trạch là lăng mộ Thủy Hoàng, huy động hơn 70 vạn dân phu đào rỗng cả núi Ly Sơn, đào xuyên cảđến ba tầng đất Tức Nhưỡng.
Vua chúa, quan lại các thời sau đó cũng chọn đất, chọn hướng để xây cung điện, lăng mộ. Như Đường Thái tôn Lý Thế Dân có Chiêu lăng ở núi Cửu Nghi so với mặt biển cao1888m, vô cùng hùng vĩ. Chiêu lăng dựa lưng vào núi Cửu Nghi, trước có Hiến điện, sau có đàn tế. bốn góc lăng núi đều có cổng: Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ, Đông Thanh Long, Tây Bạch Hổ.
Thuật phong thủy thời Nam Bắc triều (từ năm 420 đến năm 589 sau Công nguyên) và đời nhà Thanh là hưng thịnh hơn cả. Thời Nam Bắc triều chọn Kiến Khang (Nam Kinh) làm quốc đô vì nơi đây có núi Thanh Lương như một con hổ ngồi xổm, phía Đông có núi Chung Sơn giống con rồng nằm cuộn khúc. Nơi mà Gia Cát Lượng từng than rằng: “Chung Sơn rồng nằm, Thạch Đầu hổ ngồi, đây là nhà của bậc đế vương”. Thời kỳ này xuất hiện nhiều thầy tướng số, phong thủy trong dân gian. Người dân tin phong thủy, vua chúa lại càng tin phong thủy hơn. Tống Minh Đế là một ông vua kiêng kỵ rất cẩn thận. Khi trăm quan bàn việc nếu ai thốt ra các từ “họa”, “bại”, “hung”, “táng”…bất kể quan lớn đến đâu cũng bị tội chém. Linh sàng Thái hậu từ Đông cung đi ra, Minh đế gặp phải cho là chẳng lành, liền bãi chức cả mười mấy viên quan. Vua VũĐế nhà Nam Tề cũng tin phong thủy. Thời đó, có người nhìn khí bảo: “Tân Lâm, Lâu Hồ, Thanh Khê đều có khí thiên tử, có thể xây lầu gác, cung điện, vườn ngựởđó”. Vũđế nghe theo mà làm.
Qua bao nhiêu năm chìm nổi, đến nay thuật phong thủy lại thịnh hành trở lại ở Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, cổng nhà hầu hết đều xây tại góc trái mặt chính ở trước sân gọi là “cửa Thanh Long”, vì theo phong thủy kết cấu “Khảm trạch, Tốn môn” là
may mắn nhất. Nhà cửa nông thôn đa số chầu về Nam, Đông hoặc Đông Nam. Không chỉ có người dân tin vào phong thủy mà nhiều cơ quan chính quyền tin vào phong thủy. Ở Quảng Đông, tại Cục thuế vụ huyện Yết Dương có mời thầy phong thủy về xem địa lý, sau đó cục lấp ao phun nước, bít cổng lớn nhà xe, làm lại lầu cơ quan làm việc để hợp phong thủy.