Núi nghĩa lĩnh, hay còn gọi là núi Hùng, núi Hy Cương. Xưa kia còn gọi cổ nhất của cư dân địa phương là núi Cả - là ngọn núi cao nhất trong ba ngọn núi cấm (tên chữ là tam sơn cấm điện) đó là núi Nghĩa Lĩnh cao 175m; núi Vặn (tên chữ là ốc sơn) cao 171m, và núi Nỏn ( núi trọc ) cao 109m so với mặt nước biển.
Tương truyền vào thời hùng vương, đỉnh núi cả núi nghĩa lĩnh) là nơi các vua Hùng và các lạc hầu lạc tướng tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp của người Việt cổ, cầu mưa nắng thuận hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân ấm no, hạnh phúc.
Đứng trên đỉnh núi Hùng, nhìn về phía Đông là dãy núi Tam Đảo, phía Tây là dãy núi Ba Vì. Sau núi Hùng trải dài về phía Bắc là những dãy đồi san sát tượng trưng cho 99 con voi đang chầu về mộ Tổ. Xa xa về phía Đông Nam núi Hùng, ba dòng sông Lô – sông Thao – sông Đà hòa quện vào nhau ở vùng ngã ba Bạch Hạc mênh mông tạo thành đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Xung quanh chân núi Hùng những dãy núi thấp, đồi cao nối dài trùng điệp nhấp nhô như một đàn rùa chầu vềđất Tổ. Cảnh quan kỳ vỹấy đã tạo nên bức tranh thủy mạc cho di tích Đền Hùng càng thêm uy linh và hùng tráng. Đó chính là kỳ tích của tạo hóa về một vùng đất “Sơn chầu thủy tụ” mang đầy khí thiêng của đất trời, sông úi. Đúng như truyền thuyết Hùng Vương đã viết:
“Vua Hùng đã đi nhiều nơi để chọn đất đóng đô, nhà vua đi mãi, đi mãi, tới một vùng trước mặt có ba sông Hồng- Đà – Lô hội tụ, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về, có núi đồi gần xa, có đồng ruộng tươi tốt, có dân cư đông vui. Lại giữa vùng đồi có một quả núi cao nổi hẳn lên nhưđầu một con rồng, những dãy núi san sát nhau như mình rồng đang uốn lượn. vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề
núi rộng sông sâu, núi non kỳ thú, đất tốt, cây cối xanh tươi, vừa trùng đệp vừa quanh co. vua cả mừng chọn đây làm đất đóng đô có thế hiểm để giữ có thế rộng để chỗ cho muôn dân hội tụ”.
Khi thời đại Hùng Vương đã qua các thế hệ con cháu người Việt nối tiếp nhau từđời này sang đời khác luôn khác ghi công lao dựng nước của các Vua Hùng đã xây dựng các đền đài, lăng tẩm trên núi nghĩa lĩnh để đời đời thờ phụng và hương khói tổ tiên.
Các ngôi đền, chùa trên núi Hùng là một quần thể cấu trúc tín ngưỡng gồm : cổng chính, đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, lăng Hùng Vương, đền Giếng.