Quy định về an ninh hàng không

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hàng không dân dụng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 44 - 46)

Hiện nay, trên khắp thế giới, những mầm mống của chiến tranh vẫn đang âm ỉ, các cuộc xung đột vũ trang vẫn còn xảy ra nhiều nơi. Thủđoạn của tội phạm khủng bố ngày càng phức tạp, đa dạng. Tình hình căng thẳng ở Biển Đông, biến động chính trị ở các quốc gia láng giềng như Thái Lan cũng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và gián tiếp là công tác bảo đảm an toàn, an ninh HK của các CHK, SB trong khu vực.

Trong nước, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Hàng ngàn tội phạm bị truy nã đang lẩn trốn ngoài xã hội. Gia tăng loại tội phạm tự chế tạo vũ khí, bom mìn, súng bút,… được sản xuất có quy mô lớn và cực kỳ tinh vi.

Vì vậy công tác an ninh HK được đặt lên hàng đầu và công tác pháp chế về vấn đề

an ninh HK được xác định là một nhiệm vụ quan trọng được Luật HKDDVN quy định từ Điều 190 – Điều 197 (Chương VIII).

Theo đó, bảo đảm an ninh HK được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:84 •Thiết lập khu vực hạn chế tại CHK, SB và nơi có công trình, trang bị, thiết bị

HK để bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết bị tại khu vực đó; •Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh HK trước chuyến bay;

•Loại trừ khả năng chuyên chở bất hợp pháp vật phẩm nguy hiểm bằng đường HK và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép chuyên chở các vật phẩm nguy hiểm đó;

•Đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD.

Theo Nghị định số 81/2010/NĐ-CP, ngày 14/7/2010 của Chính phủ, khu vực hạn chế là khu vực của CHK, SB và nơi có công trình, trang bị, thiết bị HK mà việc ra vào và hoạt động tại đó phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh HKDD, được bảo vệ

nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi can thiệp bất hợp pháp. Việc thiết lập, bảo vệ

các khu vực hạn chế tại CHK, SB và nơi có công trình, trang bị, thiết bị HK phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh HKDD và tính chất hoạt động HKDD nhưng không gây cản trở cho người, phương tiện vào, ra và hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế;

được quy định cụ thể trong chương trình an ninh HKDDVN.

84

Kiểm tra an ninh là các biện pháp được sử dụng nhằm ngăn chặn việc đưa các chất nổ, vũ khí hoặc các vật nguy hiểm khác có thể được sử dụng để thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp. Soi chiếu an ninh là một biện pháp kiểm tra an ninh thông qua việc sử

dụng phương tiện kỹ thuật, động vật, giác quan của người hoặc những phương tiện khác

để nhận biết và phát hiện vũ khí, chất nổ hoặc thiết bị, vật phẩm nguy hiểm khác. Giám sát an ninh là việc sử dụng nhân viên an ninh HKDD, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi người, phương tiện nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm, uy hiếp an ninh HKDD. Người, hành lý, hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện, đồ

vật, phương tiện, nguyên vật liệu đưa lên tàu bay chịu sự kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh trực tiếp của lực lượng an ninh HKDD thuộc người khai thác CHK, SB bằng biện pháp thích hợp.85

Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người. Tàu bay đang bay bị

can thiệp bất hợp pháp phải được ưu tiên về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác.86

Quyết định số 44/2009/QĐ-TTg, ngày 26/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt

động HKDD với mục đích:87

•Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả tác hại khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD; ưu tiên bảo đảm an toàn cho tính mạng con người và chỉ sử dụng biện pháp bạo lực cần thiết khi không còn cách giải quyết nào khác.

•Ưu tiên trợ giúp cần thiết đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.

•Duy trì tối đa khả năng hoạt động bình thường tại nơi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp.

Nhân viên an ninh HK được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh HK.88 Việc trang bị này được thực hiện theo quy định của Chính phủ (Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ).

Nhằm thực thi nhiệm vụ có hiệu quả, trang phục cũng là vấn đề cần được quan tâm, vì vậy Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 12/2012/TT-BGTVT, ngày 85 Điều 8 Nghịđịnh số 81/2010/NĐ-CP, ngày 14/7/2010 của Chính phủ về an ninh HKDD. 86 Khoản 1, 2 Điều 194 Luật HKDDVN năm 2006. 87

Mục 1.I - 3.I, Chương I, Phương án khẩn nguy tổng thểđối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD ban hành kèm theo Quyết định số 44/2009/QĐ-TTg, ngày 26/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

88

GVHD: ThS. Kim Oanh Na SVTH: Lê Th Kim Kương

24/4/2012 quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng an ninh HKDD. Để

cung cấp một lực lượng tốt nhất cho an ninh HK, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BGTVT, ngày 29/7/2014 quy định vềđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh HK.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động HKDD được quy

định rất cụ thể bởi Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT, ngày 01/8/2012 của Bộ trưởng Bộ

GTVT về chi tiết chương trình an ninh HKDDVN và kiểm soát chất lượng an ninh HKDD. Trách nhiệm này thuộc về cả cộng đồng từ cơ quan quản lý nhà nước đến doanh nghiệp HK và cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ HK.

Vấn đề an ninh HK còn được quy định cụ thể qua Nghị định số 03/2009/NĐ-CP, ngày 09/01/2009 của Chính về công tác bảo đảm các chuyến bay chuyên cơ; Nghị định số 27/2011/NĐ-CP, ngày 09/4/2011 của Chính phủ cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường HK và Thông tư số

28/2010/TT-BGTVT, ngày 13/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định việc tổ chức, thực hiện và bảo đảm các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

So với Luật HKDDVN năm 1991, đây là những quy định hoàn toàn mới được bổ

sung, quy định các nội dung để phù hợp với tình hình thực tế.

Vấn đề an ninh HK được xây dựng với những nội dung tham khảo Công ước Tokyo năm 1963 về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, Công ước Lahaye 1970 nhằm ngăn chặn chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay, Công ước Montreal 1971 về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn HKDD, Nghị định thư Montreal 1988 về ngăn chặn các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại SB phục vụ

HKDD quốc tế (bổ sung Công ước Công ước Montreal 1971).89

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hàng không dân dụng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)