Quy định về trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hàng không dân dụng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 42 - 44)

Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm, các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước pháp luật.78 Có các loại trách nhiệm pháp lý hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật, vật chất. Ở đây, dựa vào bố cục Luật HDDVN năm 2006 và tính chất thương mại của ngành HKDD, người viết chỉ nghiên cứu loại trách nhiệm pháp lý dân sự của pháp luật chuyên ngành HK.

Theo Bộ luật Dân sự thì bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sựđối với bên có quyền.79

Trên cơ sở tham khảo Công ước Vacsava năm 1929 về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển HK quốc tế (Chương 3 – Trách nhiệm của người vận chuyển),

Điều 160 – Điều 189 (Chương VII) Luật HKDDVN năm 2006 và Quyết định số

10/2007/QĐ-BGTVT, ngày 27/02/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường HK quy định:

Quyền và trách nhiệm dân sự của người vận chuyển

Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành khách, hàng hoá, hành lý trong các trường hợp:

•Đối với hành khách: Khi thiệt hại xảy ra trên tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.

•Đối với hàng hoá, hành lý ký gửi: Thiệt hại xảy ra từ thời điểm giao hàng cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng.

78

Phan Trung Hiền, Hướng dẫn học tốt môn pháp luật đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2010, trang 46.

79

•Đối với hành lý xách tay: Người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi gây ra thiệt hại.

•Do vận chuyển chậm: Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ

trường hợp chứng minh được mình không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để

tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra).

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất

Cơ quan, tổ chức, cá nhân ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay, người, vật, chất trong tàu bay đang bay gây ra (người thứ ba ở mặt đất) có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được rằng tàu bay đang bay, người, vật, chất từ tàu bay đang bay rơi xuống trực tiếp gây ra thiệt hại đó.80

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:81

•Người khai thác tàu bay phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho người thứ ba ở mặt đất.

•Người sử dụng tàu bay bất hợp pháp gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì phải bồi thường. Người chiếm hữu tàu bay phải chịu trách nhiệm liên đới với người sử

dụng bất hợp pháp tàu bay về thiệt hại đã gây ra nếu không chứng minh được rằng mình

đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp đó.

Pháp luật HKVN quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, người khai thác tàu bay. Điều này thể hiện quan điểm và chính sách bảo hộ của quốc gia đối với các hãng HK quốc gia của mình cũng như quy định pháp luật HK quốc tế và các quốc gia khác trên thế giới.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau được xác định như sau:82

•Thiệt hại xảy ra do lỗi của một bên thì bên có lỗi phải bồi thường;

•Thiệt hại xảy ra do lỗi của nhiều bên thì trách nhiệm bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên; trường hợp không xác định được mức độ lỗi thì các bên có trách nhiệm bồi thường ngang nhau.

Khi hai hoặc nhiều tàu bay đang bay do va chạm hoặc gây cản trở cho nhau mà gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì người khai thác tàu bay của mỗi tàu bay gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại đó theo mức độ lỗi của mỗi bên.83

Về vấn đề trách nhiệm dân sự, pháp luật HK đã:

•Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển. 80 Khoản 1 Điều 175 Luật HKDDVN năm 2006. 81 Khoản 1, 2 Điều 177 Luật HKDDVN năm 2006. 82 Khoản 1 Điều 188 Luật HKDDVN năm 2006. 83 Điều 189 Luật HKDDVN năm 2006.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na SVTH: Lê Th Kim Kương

•Quy định cụ thể mức giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận chuyển HK. Sử

dụng đơn vị tính toán là Quyền rút vốn đặc biệt (đơn vị tiền tệ quy ước của Quỹ Tiền tệ

quốc tế) thay cho việc sử dụng đồng đô la Mỹ theo Luật năm 1991 để tính mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển và người khai thác tàu bay; giao Chính phủ điều chỉnh mức giới hạn trách nhiệm dân sự trong trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hàng không dân dụng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)