Luật HKDDVN năm 1991 chỉ quy định về những vấn đề liên quan đến phi hành
đoàn (tổ bay), quyền và nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay. Pháp luật HKDD hiện nay ngoài những quy định về tổ bay còn có quy định chung đối với nhân viên HK, chếđộ lao
động, quyền và nghĩa vụ của tất cả thành viên tổ bay.
Điều kiện chung của nhân viên HK phải là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn HK, an ninh HK, khai thác tàu bay, vận chuyển HK, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ GTVT cấp hoặc công nhận.61
Quy định này trên cơ sở tham khảo Công ước Chicago 1944, ở Điều 32 và 33 Công ước quy định phi công và các thành viên khác trong tổ lái của mỗi tàu bay thực hiện giao lưu quốc tế phải có chứng chỉ về khả năng và văn bằng của quốc gia nơi đăng ký tàu bay cấp hoặc làm cho có giá trị. Và chứng chỉ này phải được các quốc gia ký kết khác công nhận có giá trị với điều kiện là các yêu cầu đối với chứng chỉ có giá trị ngang bằng hoặc trên tiêu chuẩn tối thiểu đã được thiết lập cho từng thời kỳ của công ước này.
Kèm theo đó, ngày 21/12/2011, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư số
61/2011/TT-BGTVT điều chỉnh về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, tiêu chuẩn của nhân viên HK; thủ tục cấp giấy phép cho nhân viên HK; thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ
sởđủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên HK và cơ sởđủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên HK.
Mỗi thành viên của phi hành đoàn có một chức năng rõ ràng, xác định, họ phải chịu trách nhiệm về phần việc chuyên môn được phân công và có nghĩa vụ bảo đảm an ninh, trật tự, kỷ luật tuyệt đối cho chuyến bay. Trong đó, người chỉ huy tàu bay có quyền
61
GVHD: ThS. Kim Oanh Na SVTH: Lê Thị Kim Kương
và trách nhiệm cao nhất, chịu trách nhiệm chung về tàu bay, phi hành đoàn, hành khách và hàng hóa trong khoảng thời gian bay. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của phi hành
đoàn được ghi nhận trong Công ước Tokyo năm 1963 về các hành vi phạm tội và một số
hành vi khác thực hiện trên tàu bay (Chương 3 – Quyền hạn của người chỉ huy tàu bay) và Điều 75 – Điều 78 Luật HKDDVN, trong đó có ghi nhận quyền đặc biệt của người chỉ
huy tàu bay là áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho chuyến bay (kể
cả quyền ra lệnh bắt giữ những người có hành vi xâm phạm đến an toàn chuyến bay). Bên cạnh, còn có Thông tư số 42/2011/TT-BGTVT, ngày 01/6/2011 của Bộ
trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành HK.