Quy định về vận chuyển hàng không

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hàng không dân dụng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 40 - 42)

Pháp luật về doanh nghiệp vận chuyển HK, khai thác vận chuyển HK, vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá bằng đường HK, vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế quy định từĐiều 109 – Điều 159 (Chương VI) Luật HKDDVN.

Theo đó, kinh doanh vận chuyển HK là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển HK (hãng HK) thực hiện.

Doanh nghiệp vận chuyển HK là doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển HK, bao gồm: Vận chuyển HK, quảng cáo, tiếp thị, bán sản phẩm vận chuyển HK trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.71

Do đặc thù của kinh doanh vận chuyển HK đòi hỏi vốn lớn, các yếu tố vềđảm bảo khai thác an toàn, chủ quyền,… nên ở các quốc gia trên thế giới, kinh doanh vận chuyển HK là ngành kinh doanh có điều kiện. Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận chuyển HK phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển HK do Bộ GTVT cấp khi đủ các điều kiện tại Khoản 1, 2 Điều 110 Luật HKDDVN năm 2006. Trong đó có điều kiện về vốn pháp định được quy định rất cụ thể

tại Nghị định số 30/2013/NĐ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển HK và hoạt động HK chung.

Khai thác vận chuyển HK

Hãng HK kinh doanh vận chuyển HK trong phạm vi quyền vận chuyển HK (thương quyền), là quyền khai thác thương mại vận chuyển HK với các điều kiện về hãng HK, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.72

Quyền vận chuyển HK được chia thành:

•Quyền vận chuyển HK nội địa: Là quyền vận chuyển bằng đường HK trong lãnh thổ của một quốc gia.73 Theo Công ước Chicago 1944 thì mỗi quốc gia ký kết có quyền từ chối cho phép tàu bay của các quốc gia ký kết khác lấy hành khách, bưu kiện và hàng hóa trong lãnh thổ của mình để vận chuyển đến điểm khác trên lãnh thổ của mình nhằm mục đích sinh lời, đó chính là một thương quyền đặc biệt trong vận chuyển HK. Ở nước ta, quyền vận chuyển HK nội địa được cấp cho các hãng HKVN căn cứ vào nhu cầu thị

trường, khả năng của hãng HK, sự phát triển cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.74

71

Khoản 1 Điều 2 Nghịđịnh số 30/2013/NĐ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển HK và hoạt động HK chung.

72

Khoản 1 Điều 112 Luật HKDDVN năm 2006.

73

Khoản 1 Điều 115 Luật HKDDVN năm 2006.

74Điều 15 Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT, ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT về vận chuyển HK và hoạt

•Quyền vận chuyển HK quốc tế: Là quyền vận chuyển bằng đường HK qua lãnh thổ của hơn một quốc gia.75 Quyền vận chuyển HK quốc tế sẽ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác chỉ định một hay một số nhà vận chuyển của quốc gia này được khai thác thương mại thị trường vận tải HK có liên quan đến quốc gia cấp phép. Nó thường

được quy định trong một hiệp định HK quốc tế song phương hay đa phương. Trong vận chuyển HK quốc tế hiện nay được chia thành 7 loại thương quyền cơ bản: Thương quyền thứ 1 – bay qua quốc gia cấp thương quyền, thương quyền thứ 2 – bay qua có hạ cánh xuống quốc gia cấp thương quyền vì mục đích phi thương mại, thương quyền thứ 3 – quyền vận chuyển đến quốc gia cấp thương quyền, thương quyền thứ 4 – quyền vận chuyển đi từ quốc gia cấp thương quyền, thương quyền thứ 5 – quyền vận chuyển đi từ

lãnh thổ của quốc gia cấp thương quyền đến nước thứ ba, thương quyền thứ 6 – quyền vận chuyển từ nước thứ ba đến lãnh thổ của quốc gia cấp thương quyền, thương quyền thứ 7 – vận chuyển giữa hai quốc gia khác nhau đi qua lãnh thổ của nhà vận chuyển.

Ở nước ta, hiện nay việc trao đổi quyền vận chuyển HK giữa Việt Nam và các quốc gia khác phải bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng HKVN và nước ngoài. Quyền vận chuyển HK quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng HK, sự phát triển cân đối mạng đường bay, trên cơ sở và phù hợp với quy định điều ước quốc tế về vận chuyển HK mà nước ta là thành viên.76

Theo quy định hiện hành, các hãng HK không được mua, bán quyền vận chuyển HK, thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.77

Trên cơ sở Công ước Vacsava 1929 về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển HK quốc tế, Luật HKDDVN năm 2006 quy định rất cụ thể từ nội dung hợp

đồng vận chuyển, giá trị hợp đồng, vé hành khách, hành lý, vận đơn hàng hóa đến quyền lợi và trách nhiệm của người vận chuyển và hành khách trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, vận chuyển theo hợp đồng, vận chuyển thực tế và vận chuyển hàng hóa

đặc biệt ởĐiều 128 – Điều 159.

Bên cạnh các quy định trên, trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách

đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị huỷ thì về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại mà người vận chuyển phải trả cho hành khách trong vận chuyển hành khách bằng đường HK tại Việt Nam được quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT, ngày 27/2/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Về

việc in, phát hành, sử dụng và quản lý vé máy bay điện tử được quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ-BTC, ngày 22/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc báo cáo hoạt 75 Khoản 1 Điều 114 Luật HKDDVN năm 2006. 76 Khoản 1, 2 Điều 114 Luật HKDDVN năm 2006. 77 Khoản 2, 3 Điều 112 Luật HKDDVN năm 2006.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na SVTH: Lê Th Kim Kương

động và số liệu thống kê trong ngành HKDDVN được điều chỉnh bởi Thông tư số

14/2009/TT-BGTVT, ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường HK cho các hãng HKVN và các hãng HK nước ngoài kinh doanh vận chuyển HK tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Quyết định số

13/2007/QĐ-BGTVT, ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2011/TT-BGTVT, ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Pháp luật về vận chuyển HK nhìn chung đã quy định rõ về việc thành lập hãng HKVN, vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý; bổ sung quy định về khai thác vận chuyển HK, vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế, điều mà pháp luật HK trước đó chưa thể hiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hàng không dân dụng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)