Điều 11 và Điều 116 Luật HKDDVN quy định nguyên tắc quản lý giá (gồm phí, lệ
phí và giá dịch vụ HK): Nhà nước quản lý tất cả các loại giá HK theo hai hình thức: Nhà nước định giá hoặc doanh nghiệp tự quy định trong khung giá.132 Tuy nhiên Luật lại giao thẩm quyền quy định giá, khung giá cho Bộ Tài chính, dẫn đến những bất hợp lý:
Thứ nhất, có rất nhiều loại giá HK nên việc giao nhiệm vụ này sẽ dẫn đến khó khăn cho Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý chung về vấn đề tài chính của toàn bộ nền kinh tế. Thực tiễn trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng quy định nhiều cơ
quan nhà nước khác ngoài Bộ Tài chính có thẩm quyền quy định giá, khung giá như Luật
Đất đai (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về giá), Luật Kinh doanh bất động sản (Bộ
Xây dựng thẩm định giá bất động sản),…
Thứ hai, giao thẩm quyền quy định giá, khung giá cho Bộ Tài chính sẽ làm mất tính chủđộng linh hoạt trong hoạt động quản lý nhà nước về HKDD của Bộ GTVT.
132
Khoản 1 Điều 11 Luật HKDDVN năm 2006 quy định: Phí, lệ phí và giá dịch vụ HK bao gồm: Phí bay qua vùng trời, phí nhượng quyền khai thác và phí khác theo quy định về phí và lệ phí; lệ phí cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động HKDD; giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh, điều hành bay đi, đến, hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, soi chiếu an ninh, phục vụ hành khách; giá dịch vụ khác tại CHK, SB.
GVHD: ThS. Kim Oanh Na SVTH: Lê Thị Kim Kương 3.3.3. Vấn đề an ninh hàng không
Pháp luật HK đã góp phần cơ bản cho việc phát triển hệ thống bảo đảm an ninh HK và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh HK. Tuy vậy, nhiều quy định quan trọng thiết lập hệ thống bảo đảm an ninh HK cần được luật hóa nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo đảm an ninh HK theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đảm bảo an ninh HK không thể tách rời môi trường của đảm bảo an ninh quốc gia. Do vậy, việc ghi nhận mang tính pháp lý vấn đề bảo đảm an ninh HK thuộc hệ thống an ninh, quốc phòng toàn dân và do nhà nước tổ chức thực hiện có vai trò quan trọng, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện công tác bảo đảm an ninh HK.
3.3.4. Vấn đề quản lý bề mặt chướng ngại vật tại cảng hàng không, sân bay
Luật HKDDVN năm 2006 đã giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT công bố công khai các bề mặt giới hạn chướng ngại vật trong khu vực SB,…, danh mục chướng ngại vật tự
nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay (Khoản 2 Điều 92). Đây là việc làm rất cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động bay dân dụng. Tuy nhiên, pháp luật HKDD chưa xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm về việc xác định, thống kê các bề
mặt chướng ngại vật và danh mục chướng ngại vật để có số liệu công bố.
3.3.5. Vấn đề quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Thực tiễn có rất nhiều trường hợp xuất hiện nhu cầu khai thác các chuyến bay quốc tếđến thẳng CHK nội địa, như chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài hoặc các hãng HK có nhu cầu vận chuyển khách thường lệ đến các CHK nội địa tại các địa phương là trung tâm du lịch của Việt Nam nhưng về tổng thể chưa có nhu cầu quy hoạch là CHK quốc tế trong hệ thống mạng CHK toàn quốc. Mà hiện tại pháp luật Việt Nam lại quy
định việc tàu bay nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế chỉđược cất cánh, hạ cánh tại CHK quốc tế còn trong trường hợp cất cánh, hạ cánh tại CHK nội địa thì phải được phép của Thủ tướng Chính phủ (Khoản 2 Điều 80 Luật HKDDVN năm 2006).
3.4. Một số kiến nghị về pháp luật hoạt động hàng không dân dụng
3.4.1. Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không hàng không
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành HK cần phải đáp ứng được các chuẩn mực chung của nhà chức trách HK theo quy định của ICAO. Do vậy, Luật HKVN cần quy định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành HK với tư cách là nhà chức trách HK của Việt Nam.
Việc thiết lập và quy định cụ thể trách nhiệm của nhà chức trách HK ngay trong Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng và điều kiện thuận lợi cho việc thực thi nhiệm vụ
quản lý nhà nước chuyên ngành được hiệu quả, phù hợp với đặc thù của ngành HK, đáp
phủ, Bộ GTVT và Cục HK đến các Cảng vụ HK. Mặt khác, quy định này cũng đáp ứng
được mục tiêu về tính ổn định, độc lập tương đối về tổ chức và nhiệm vụ của nhà chức trách HK.
3.4.2. Vấn đề quản lý phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Cơ chếđịnh khung giá do Bộ Tài chính quy định làm cơ sở cho doanh nghiệp định giá bán đã không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Luật Giá thay thế Pháp lệnh giá năm 2002 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, những quy định mới của Luật Giá là phân cấp quản lý, điều hành giá và giao nhiệm vụ cụ thể hơn cho các Bộ, ngành trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Trong lĩnh vực HK, Bộ GTVT là cơ quan quản lý nhà nước chung về giao thông, trong đó có lĩnh vực HKDD. Vì vậy để phù hợp với chức năng quản lý nhà nước và bám sát thực tế của lĩnh vực HKDD nên giao thẩm quyền quy định giá, khung giá dịch vụ HK, dịch vụ vận chuyển HK cho Bộ GTVT.
3.4.3. Vấn đề an ninh hàng không
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và đạt các tiêu chuẩn về công tác ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi can thiệp bất hợp pháp của ICAO, cần xác lập rõ ràng hệ thống bảo đảm an ninh HK, lực lượng an ninh HK bằng văn bản luật. Cụ thể:133
•Bổ sung trách nhiệm quy định cụ thể về an ninh HK cho Chính phủ để bảo đảm yêu cầu vềđiều hành, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
•Thực tế cho thấy khả năng hành khách trên chuyến bay, sau khi đã trãi qua soi chiếu an ninh vẫn có nguy cơ gây mất an toàn, an ninh cho chuyến bay. Bởi vậy, duy trì hoạt động giám sát an ninh, duy trì kỷ luật trên tàu bay cần phải được thực hiện tiếp tục trong suốt chuyến bay. Việc bổ sung một điều khoản quy định về nội dung giám sát an ninh, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay là cần thiết.
•Lực lượng an ninh HK là lực lượng chuyên trách nên cần luật hóa nội dung nhân viên an ninh phải được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp nhằm đáp ứng nhiệm vụ và việc nhà nước đảm bảo chếđộ đối với đối tượng này trong trường hợp họ bị
thương hoặc hy sinh khi làm nhiệm vụ.
•Cần bổ sung các biện pháp nhằm đánh giá việc áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh HK, bao gồm: Thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá việc tuân thủ
các quy định của pháp luật về an ninh HKDD.
3.4.4. Vấn đề quản lý bề mặt chướng ngại vật tại cảng hàng không, sân bay
Cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ GTVT trong việc xác định, thống kê các bề
mặt chướng ngại vật và danh mục chướng ngại vật. Khi công bố cần có sựđồng ý và phối
133
Bộ GTVT, Báo cáo đánh giá tác động Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật HKDDVN,
http://www.mt.gov.vn/Uploads/File/DuThaoVBQPPL/2013/09/LuatHKDD/4.BC%20danh-gia-tac-dong.signed.pdf [ngày truy cập 20/8/2014].
GVHD: ThS. Kim Oanh Na SVTH: Lê Thị Kim Kương
hợp với Bộ Quốc phòng với tư cách là cơ quan tổ chức, quản lý vùng trời và vì lý do sân bay được dùng chung giữa quân sự và dân dụng.
3.4.5. Vấn đề quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay, giảm chi phí cho các hãng HK, cần bổ
sung trường hợp chuyến bay quốc tế vận chuyển nội địa (chuyến bay bay qua không phận các quốc gia khác nhưng chỉ vận chuyển khách, hàng hóa giữa hai CHK nội địa). Và giao trách nhiệm xem xét để cho phép tàu bay nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế cất, hạ cánh tại CHK, SB nội địa từ Thủ tướng Chính phủ cho Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng là phù hợp, đảm bảo tính chuyên trách và giảm bớt đầu việc có tính sự vụ cho Thủ tướng Chính phủ, đồng thời vẫn bảo đảm công tác an ninh quốc phòng.
Ngành HKDDVN đã thật sự lớn mạnh và có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước. Việc xem xét sửa đổi, bổ sung Luật HKDDVN năm 2006 là một vấn đề quan trọng hiện nay của ngành nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho hoạt động HKDD tại Việt Nam, hoàn thiện công tác quản lý, giám sát của nhà nước đối với hoạt động HKDD, đặc biệt là củng cố vững chắc hệ thống bảo đảm an ninh, an toàn HK.
KẾT LUẬN
***
Sự phát triển trong tương lai của ngành HKDD quốc tế có thể giúp đỡ lớn lao cho việc tạo ra và giữ gìn tình hữu nghị, sự hiểu biết của các dân tộc và nhân dân trên thế
giới, nhưng việc lạm dụng nó có thể trở thành mối đe dọa đối với nền an ninh chung. Và mọi người đều mong muốn tránh sự xung đột, tăng cường sự hợp tác giữa các dân tộc và nhân dân mà nền hòa bình của thế giới phụ thuộc vào đó.134 Pháp luật HK ra đời nhằm thống nhất một số nguyên tắc và thỏa thuận để ngành HKDD có thể phát triển một cách an toàn, trật tự và để các dịch vụ vận chuyển HKDD quốc tế có thể được thiết lập trên cơ
sở bình đẳng về cơ hội khai thác một cách chính đáng; đáp ứng mọi nhu cầu liên quan
đến kỹ thuật, liên quan đến giao lưu quốc tế, đến mối tương quan ngành HK xảy ra trong hiện tại và tiềm ẩn trong tương lai.
Thành công của pháp luật HKDD ở nước ta là đã có văn bản điều chỉnh hầu hết các hoạt động liên quan đến lĩnh vực HKDD trên cơ sở tham khảo pháp luật HK quốc tế, giúp ngành HK đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia.
Tuy nhiên, HK là một ngành kinh tếứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, mang tính quốc tế, đảm bảo cao về vấn đề an toàn, an ninh,… do đó đây là một ngành kinh tế đòi hỏi sựđiều chỉnh chặt chẽ bởi pháp luật có tầm nhìn và cập nhật kịp thời xu hướng phát triển ngành HK cũng như các quy chế, khuyến cáo của pháp luật HK thế giới. Thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật HKDDVN đã cho thấy những bất cập, hạn chế nhất
định trong bản thân pháp luật cần được nghiên cứu tháo gỡ, đề ra giải pháp khắc phục.
Theo dự báo của IATA về ngành HK trong giai đoạn từ 2013 - 2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới với tỷ lệ vận chuyển hành khách quốc tếđạt 6,9%; vận chuyển hàng hóa quốc tếđạt 6,6%. Cùng sự tự do hóa vận tải HK trong ASEAN, nhu cầu đi lại được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng từ năm 2015.135 Tin rằng với sự đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động HKDD (thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật HKDDVN với những văn bản quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành), cùng với sự phấn đấu của những người làm công tác HK, ngành HKVN xứng đáng với vị trí này và sẽđạt được những thành tựu mới cho nền kinh tếđất nước trong thời gian tới.
134
Lời nói đầu, Công ước Chicago năm 1944 về HKDD quốc tế.
135
Dân trí, Việt Nam xếp thứ 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới, http://dantri.com.vn/xa-
hoi/viet-nam-xep-thu-7-thi-truong-hang-khong-phat-trien-nhanh-nhat-the-gioi-937519.htm, [ngày truy cập
i
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*** Văn bản quy phạm pháp luật
1. Công ước Vasava năm 1929 về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển HK quốc tế.
2. Công ước Chicago năm 1944 về HKDD quốc tế.
3. Nghịđịnh thư Hague năm 1955 sửa đổi Công ước Vasava năm 1929 về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển HK quốc tế.
4. Công ước Tokyo năm 1963 về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay.
5. Công ước Lahaye 1970 nhằm ngăn chặn chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay. 6. Công ước Montreal 1971 về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn HKDD.
7. Nghị định thư Montreal 1988 về ngăn chặn các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại SB phục vụ HKDD quốc tế, bổ sung cho công ước ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn HKDD.
8. Luật HKDDVN năm 1991.
9. Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật HKDDVN năm 1995.
10. Luật HKDDVN năm 2006.
11. Luật Thanh tra năm 2010.
12. Pháp lệnh số 11/2010/UBTVQH12, ngày 16/3/2010 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về thủ tục bắt giữ tàu bay.
13. Nghị định số 70/2007/NĐ-CP, ngày 20/4/2007 của Chính phủ về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng.
14. Nghị định số 75/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 của Chính phủ về điều tra sự
cố, tai nạn tàu bay dân dụng.
15. Nghịđịnh số 83/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quản lý, khai thác CHK, SB.
16. Nghị định số 94/2007/NĐ-CP, ngày 04/6/2007 của Chính phủ về quản lý hoạt
động bay.
17. Nghị định số 36/2008/NĐ-CP, ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
18. Nghị định số 03/2009/NĐ-CP, ngày 09/01/2009 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyên cơ.
cao chướng ngại vật HK và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
20. Nghị định số 81/2010/NĐ-CP, ngày 14/7/2010 của Chính phủ về bảo đảm an ninh HK.
21. Nghị định số 27/2011/NĐ-CP, ngày 09/4/2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua
đường HK.
22. Nghị định số 02/2012/NĐ-CP, ngày 11/01/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ.
23. Nghị định số 30/2013/NĐ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển HK và hoạt động HK chung.
24. Nghị định số 57/2013/NĐ-CP, ngày 31/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thanh tra ngành GTVT.
25. Thông tư số 14/2009/TT-BGTVT, ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc báo cáo hoạt động và số liệu thống kê trong ngành HKDDVN.
26. Thông tư số 19/2009/TT-BGTVT, ngày 08/9/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT về khí tượng HKDD.
27. Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT, ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về việc vận chuyển HK và hoạt động HK chung.
28. Thông tư số 28/2009/TT-BGTVT, ngày 10/11/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về phương thức bay HKDD.
29. Thông tư số 16/2010/TT-BGTVN, ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT.