Đánh giá độ nhạy của phản ứng LAMP

Một phần của tài liệu kỹ thuật chẩn đoán và đặc trưng phân tử của kudzu mosaic virus (kumv) hại đậu tương (Trang 66 - 68)

16 Macroptilium mosaic Puerto Rico virus MaMPRV AF449192 Puerto Rico

3.4.3. Đánh giá độ nhạy của phản ứng LAMP

Độ nhạy của phản ứng LAMP được đánh giá bằng cách tiến hành phản ứng LAMP trên một dãy pha loãng của plasmid mang DNA-A của KuMV là pCAMBIA-VNP134-clone 7 (từ 10-1 – 10-10). Phản ứng PCR với cặp mồi KuA- For1/KuA-Rev1 đặc hiệu cho KuMV cũng được thực hiện nhằm so sánh độ nhạy của kỹ thuật LAMP với kỹ thuật PCR.

Kết quả điện di cho thấy, phản ứng LAMP có thể phát hiện sự có mặt của plasmid mang DNA-A của KuMV tới độ pha loãng 10-9. Trong khi phản ứng PCR chỉ có thể phát hiện ở độ pha loãng 10-8 (vạch băng rất mờ), có nghĩa là phản ứng LAMP nhạy hơn PCR 10-100 lần (Hình 3.16 và Bảng 3.9). Điều này hoàn toàn đúng với các nghiên cứu trước đây về LAMP.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Hình 3.16. Kết quả điện di đánh giá độ nhạy của kỹ thuật LAMP với mồi LAMP Primer-REP và so sánh với kỹ thuật PCR.

Ghi chú: A. Kết quảđiện di thửđộ nhạy của kỹ thuật LAMP với mồi LAMP Primer- REP; B. Kết quả điện di thử độ nhạy của kỹ thuật PCR với cặp mồi KuA- For1/KuAR1. Các giếng từ 1 – 10 tương ứng với độ pha loãng của plasmid từ 10-1 – 10-10. M là ladder 1kb (Fermantas). ĐC: đối chứng H2O.

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá độ nhạy của kỹ thuật LAMP với mồi LAMP Primer-REP và so sánh với kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi KuA-For1/KuAR1.

STT Độ pha loãng Kiểm tra LAMP Kiểm tra PCR

1 10-1 + + 2 10-2 + + 3 10-3 + + 4 10-4 + + 5 10-5 + + 6 10-6 + + 7 10-7 + + 8 10-8 + + 9 10-9 + - 10 10-10 - - 11 Đối chứng âm H2O - -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Một phần của tài liệu kỹ thuật chẩn đoán và đặc trưng phân tử của kudzu mosaic virus (kumv) hại đậu tương (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)